- Có 3 thành phần cấu tạo nên:
+ Giá vốn hàng bán từ thành phẩm đã cung cấp + Giá vốn hàng bán từ hàng hóa cung cấp + Giá vốn hàng bán từ dịch vụ đã cung cấp
BẢNG 15 : THÀNH PHẦN GIÁ VỐN HÀNG BÁN QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Qua bảng số liệu tổng giá vốn hàng bán năm 2010 là 2.838,9 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 2.011,0 triệu đồng tăng tương ứng 827,5 triệu đồng (tương ứng tăng 41,1%). Năm 2011 có tăng so với năm 2010, năm 2011 là
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Mức % Mức % 1. Giá vốn của thành phẩm đã cung cấp 1.536,7 1.887,8 2.341,3 351,1 22,8 453,5 24,0 2. Giá vốn của hàng hóa
đã cung cấp 474,6 951,1 596,4 476,5 100,4 (354,7) (37,3)
3. Giá vốn của dịch vụ
đã cung cấp - - - - - - -
2.937,7 triệu đồng tương ứng tăng 98,8 triệu đồng (tăng 3,5%). Nguyên nhân của sự tăng trưởng năm 2010 và năm 2011 là do giá vốn của thành phẩm tăng lên đều qua các năm. Năm 2010 tăng 351,1 triệu đồng (tăng 22,8%) so với năm 2009 đến năm 2011 tăng 453,5 triệu đồng (tăng 24%) so với năm 2010. Còn giá vốn hàng hóa đã cung cấp thì tăng mạnh vào năm 2010 tăng đến 100,4% so với năm 2009, vào năm 2011 thì giảm nhanh. Lý do là vì vào năm 2011 Công ty đã hạn chế việc cung cấp hàng hóa cho những nơi khác như (đại lý,cửa hang nhỏ) mà Công ty chủ yếu là bán thành phẩm nên đã làm cho giá vốn của hàng hóa đã cung cấp giảm.
BẢNG 16 : THÀNH PHẦN GIÁ VỐN HÀNG BÁN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Năm 2012 là năm mà nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty làm cho giá cả lên xuống không ổn định. Tổng giá vốn 6 tháng đầu năm 2012 của Công ty là 1.501,6 triệu đồng tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2011 là 1.468,8 triệu đồng (tăng tương ứng 32,8 triệu đồng, tăng 2,2%). Nguyên nhân của sự tăng lên là do Công ty đã có những dự tính trước nên Công ty đã có chiến lược hạn chế chi phí thấp nhất trong khâu sản xuất thành phẩm nên giá vốn của thành phẩm đã được giảm xuống cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 là 1.096,2 triệu đồng giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 là 1.116,3 triệu đồng tương ứng giảm 20,1 triệu đồng (giảm 1,8%). Giá vốn của hàng hóa đã cung cấp 6 tháng đầu năm 2012 là 405,4 triệu
Chỉ tiêu 6 Tháng 2011 6 Tháng 2012 So sánh 2012/2011 Số tiền %
1. Giá vốn của thành phẩm đã cung cấp 1.116,3 1.096,2 (20,1) (1,8) 2. Giá vốn của hàng hóa đã cung cấp 352,5 405,4 52,9 15,0
3. Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp - - - -
đồng tăng so với 6 tháng đầu năm 2011 là 352,5 triệu đồng tăng 52,9 triệu đồng (tăng tương ứng 15%).
4.2.2.2 Nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp
- Cũng như bao Công ty cổ phần Sản Xuất - Thương mại - Dịch vụ - Xuất
nhập khẩu Cát Tường cũng có 5 khoản mục chi phí để biết được tình hình chi phí của Công ty, ta xem bảng số liệu cụ thể sau:
BẢNG 17: THÀNH PHẦN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Qua bảng số liệu trên ta thấy qua 3 năm tổng chi phí bán hàng của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất là do hoạt động chủ yếu của Công ty là mua và bán hàng hóa. Vì vậy, chi phí bán hàng luôn cao là chuyện hiển nhiên. Chi phí bán hàng năm 2010 là 399,5 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 387,0 triệu đồng tăng tương ứng 12,5 triệu đồng (tăng 3,2%). Đến năm 2011 tổng chi phí bán hàng là 417,1 triệu đồng tăng 17,6 triệu đồng so với năm 2010. Ta thấy chi phí bán hàng qua 3 năm của Công ty đều tăng. Đặc biệt sự tăng trưởng này là tăng trưởng đều ở mức 10 – 20 %. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do chi phí vận chuyển và chi phí thuê nhân viên với một số dịch vụ mua ngoài, Giá xăng dầu
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền %
1. Chi phí nhân viên 23,2 31,9 29,2 8,7 37,5 (2,7) (8,5)
2. Chi phí vật liệu 15,5 23,9 25,0 8,4 54,2 1,1 4,6
3. Chi phí khấu hao tài sản cố định 13,9 7,9 16,7 (6,0) (43,2) 8,8 111,4 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 309,6 302,4 312,8 (7,2) (2,3) 10,4 3,4
5. Chi phí khác 24,7 33,9 33,4 9,2 37,2 (0,5) (1,5)
Tổng chi phí bán hàng 387,0 399,5 417,1 12,5 3,2 17,6 4,4
dùng cho các loại phương tiện vận chuyển tăng liên tục. Ngoài ra chi phí bán hàng tăng còn do chi phí bài hàng của các đợt hội chợ, chương trình giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm mua sắm. Mặc dù chi phí bán hàng của năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng chậm hơn đây là chiều hướng tốt.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 là 115,2 triệu đồng năm 2010 là 126,8 triệu đồng so với năm 2009 tăng 11,6 triệu đồng tương ứng tăng 10,1%. Vào năm 2011 là 173,5 triệu đồng so với năm 2010 tăng 46,7 triệu đồng tương ứng tăng 36,8%. Năm 2010 và 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá cao do trong 2 năm này Công ty đã tuyển dụng thêm nhân viên ở bộ phận kỹ thuật và do chi phí giá điện tăng. Bên cạnh đó chi phí khấu hao tài sản cố định trong quản lý doanh nghiệp thì giảm ở năm 2010, đến năm 2011 đã tăng trở lại là do Công ty đã tăng cường sản xuất hàng hóa nên phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc quản
lý, mua nguyên vật liệu…nên làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.
BẢNG 18: THÀNH PHẦN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2011 là 229,6 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2012 là 307,7 triệu đồng tăng 78,1 triệu đồng tương ứng tăng 34% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân sự gia tăng này là do Công ty đã mở rộng cửa hàng nên đã tuyển dụng thêm nhiều nhân viên bán hàng, đồng thời Công ty
Chỉ tiêu
6 Tháng 6 Tháng
So sánh 12/11
Số tiền %
1. Chi phí nhân viên 18,4 18,5 0,1 0,5
2. Chi phí vật liệu 16,1 15,4 (0,7) (4,3)
3. Chi phí khấu hao tài sản cố định 8,3 12,3 4,0 48,2
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 172,2 238,5 66,3 38,5
5. Chi phí khác 14,7 23,1 8,4 57,1
Tổng chi phí bán hàng 229,6 307,7 78,1 34,0
đã mở rộng được thị trường tiêu thụ vào 6 tháng đầu năm 2012 nên chi phí bán hàng tăng lên.
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng năm 2011 là 89,9 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2012 chi phí là 69,2 triệu đồng. Ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 giảm 20,7 triệu đồng (Tương ứng giảm 23% so với 6 tháng đầu năm 2011). Ta dể dàng nhận thấy vào 6 tháng đầu năm 2012 thì khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2011 lý do là một vài nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp có phần giảm thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2011. Điều này nói lên sự thay đổi trong việc quản lý khoản mục chi phí này.
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty
BẢNG 19: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009, 2010,2011
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Hình 6: LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009, 2010,2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng doanh thu 3.627,6 4.766,7 5.152,9 1.139,1 31,4 386,2 8,1 2. Tổng chi phí 2.747,3 3.639,9 3.788,5 2.513,1 223,0 148,6 4,1
3. Lợi nhuận trước thuế 880,3 1.126,8 1.364,4 246,5 28,0 237,6 21,1
4. Thuế 220,1 281,7 341,7 61,5 27,9 60 21,3
Triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu và hình vẽ trên ta thấy tình hình lợi nhuận của Công ty hàng năm đều tăng. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế đạt 660,2 triệu đồng. Sang năm 2010 lợi nhuận sau thuế tăng thêm 184,8 triệu đồng lên mức 845,1 triệu đồng, tăng thêm 28% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế đạt 1.023,3 triệu đồng tăng đến 21,1% so với năm 2010. Nguyên nhân làm tăng lợi nhuận sau thuế hàng năm là do Công ty đã đạt được doanh thu thuần bán hàng là 3.372,9 triệu đồng, doanh thu hoạt động tài chính là 60,8 triệu đồng, thu nhập khác là 193,9 triệu đồng các thành phần trên đã góp phần làm doanh thu thuần tăng lên mức đáng kể trong 3 năm này. Trong đó nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của Công ty cao nhất là doanh thu thuần bán hàng. Qua phân tích trên cho ta thấy tình hình hoạt động của Công ty đang trên đương phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tăng lên.
BẢNG 20: LỢI NHUẬN QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Hình 7: LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011 là 444,1 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2012 388,3 triệu đồng giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 là 55,8 triệu đồng (giảm 12,2% so với cùng kỳ). Nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế giảm là do tổng doanh thu của 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 20,9 triệu đồng (tăng 0,8%) so với 2011, mà tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí thì cao hơn. Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2011 là 1.922,4 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2012 là 2.662,8 triệu đồng tăng 140,4 triệu đồng (tương ứng 7,3%). Vì 2 nhân tố này dẫn đến lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm 2012 là 517,8 triệu đồng
Chỉ tiêu 6 Tháng 6 Tháng So sánh 2012/2011 Số tiền % 1. Tổng doanh thu 2.586,7 2.607,6 20,9 0,8 2. Tổng chi phí 1.922,4 2.062,8 140,4 7,3
3. Lợi nhuận trước thuế 592,3 517,8 (74,5) (12,6)
4. Thuế 148,2 129,5 (18,7) (12,5)
giảm 74,5 triệu đồng so với lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011. Chính vì vậy mà lợi nhuận sau thuế của 6 tháng đầu năm 2012 đã giảm xuống. Mặt khác lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2012 giảm còn do vấn đề giá sản phẩm Công ty tương đối cao, do nguyên liệu sản xuất sản phẩm bị thiếu hụt, giá cả nguyên liệu đầu vào không ổn định và phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
4.2.4 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh
Để hiểu rõ các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta sẽ phân tích một vài chỉ tiêu có liên quan nhiều nhất từ bảng cân đối kế toán của Công ty.
4.2.4.1 Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động
BẢNG 21: TỶ SỐ VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009,2010,2011 NHÓM CÁC TỶ SỐ Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 th 2011 6 th 2012
Doanh thu thuần (1) Trđ 3.627,6 4.766,7 5.152,9 2.586,7 2.607,6 Tổng tài sản bình quân (2) Trđ 4.024,3 5.017,0 6.353,3 3.987,9 3.778,4 Tài sản cố định bình
quân(3) Trđ 884,5 955,6 1.013,7 622,1 757,9
Phải thu bình quân (4) Trđ 806,1 953,5 972,3 355,9 377,9
Giá vốn hàng bán (5) Trđ 2.011,4 2.838,9 2.937,7 1.468,8 1.501,6
Hàng tồn kho bình quân(6) Trđ 173,7 325,4 403,6 297,5 307,8
Số vòng quay hàng tồn
kho (5) / (6) Vòng 11,5 8,7 7,2 4,9 4,7
Thời gian tồn kho Ngày 31,7 42,0 50,7 74,5 77,6
Số vòng quay khoản phải
thu (1) / (4) Vòng
4,5 5,0 5,3 3,7 6,9
Vòng quay của tài sản cố
định (1) / (3) vòng
4,1 5,0 5,2 4,2 3,5
Vòng quay của tổng tài sản
(1) / (2) vòng
0,9 1,0 0,8 0,5 0,6
(Nguồn: Phòng kế toán)
a) Số vòng quay hàng tồn kho
Qua bảng số liệu 21 ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của Công ty qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 có biến động giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2009 là 11,5 vòng đây là số vòng quay nhanh nhất trong 3 năm, bước sang năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 8,7 vòng. Vòng quay hàng tồn kho của năm 2010 giảm tương đối nhiều so với năm 2009 là do tốc độ gia tăng hàng tồn kho tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng giá vốn hàng bán. Đến năm 2011 vòng quay hàng tồn kho lại tiếp tục giảm xuống còn 7,2 vòng thấp nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty ngày càng đi xuống. Nguyên nhân là do hàng tồn kho bình quân của Công ty năm 2010 là 325,4 triệu đồng tăng lên rất lớn 403,6 triệu đồng vào năm 2011, hàng tồn kho tăng lên như vậy là do nhiều mặt hàng chưa được thanh lý nên chi phí chưa được quyết toán cộng dồn sang năm 2011 vì vậy hàng tồn kho quá lớn ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Vòng quay hàng tồn kho 6 tháng đầu năm 2012 là 4,7 vòng, giảm so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2011 là 4,9 vòng). Hàng tồn kho quay chậm lại làm cho Công ty phải chịu chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, Công ty cần phải có chính sách điều chỉnh mức tồn kho hợp lý để đảm bảo không quá dư mà cũng không quá thiếu.
b) Thời gian tồn kho
Thời gian tồn kho của Công ty tăng nhanh qua từng năm cụ thể: Năm 2009 thời gian tồn kho là 31,7 ngày, bước sang năm 2010 tăng lên 42 ngày, năm 2011 là 50,7 ngày. Thời gian tồn kho tăng nhanh cho thấy Công ty đã có sự đầu tư cho việc quản lý hàng tồn kho, tránh được tình trạng hàng tồn kho của Công ty tăng lên. Từ đó giúp cho số lượng hàng tồn kho được giảm xuống, giảm được chi phí phải bỏ ra để đầu tư sản xuất sản phẩm. Trong 6 tháng đầu năm 2012 thời
gian tồn kho đã tăng rất nhiều so với 3 năm trước, cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 có thời gian tồn kho là 77,6 ngày tăng so với 6 tháng đầu năm 2011 là 74,5 ngày. Nguyên nhân là do Công ty đã bỏ ra quá nhiều thời gian cho hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng hàng tồn kho của Công ty cũng không quá lớn 6 tháng 2012 là 297,5 triệu đồng, 6 tháng 2012 là 307,8 triệu đồng. Do đó Công ty cần phải điều chỉnh lại thời gian quản lý tồn kho của mình sao cho thật phù hợp với tình hình tồn kho của Công ty.
c) Số vòng quay khoản phải thu, Kỳ thu tiền bình quân
Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của Công ty tăng giảm không đều qua các năm cụ thể như sau:
+ Năm 2009 vòng quay khoản phải thu là 4.5 vòng tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 81 ngày.
+ Năm 2010 vòng quay khoản phải thu là 5,0 vòng tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 73 ngày.
+ Năm 2011 vòng quay khoản phải thu là 5,3 vòng tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 69 ngày.
Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng lên qua các năm chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu nhanh. Nguyên nhân là do Công ty áp dụng chính sách chiết khấu trong bán hàng nên tốc độ thu hồi vốn khá nhanh. Tương đương với kỳ thu tiền giảm xuống. Từ đó cho thấy Công ty đã có sự quản lý chặt chẽ trong việc thu hồi vốn, làm cho doanh thu tăng lên qua từng năm. Trong 6 tháng đầu năm