6. Cấu trúc của khóa luận
3.3.1. Đối thoại
Đối thoại theo cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) là “nói
chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau” [16, 429], còn lời đối thoại
luôn gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau, khác với lời độc thoại là lời không nhằm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người với người. Nghệ thuật sử dụng đối thoại của một nhà văn là vấn đề hết sức phức tạp. Đối thoại ngày càng có xu hướng trở thành trụ cột của tác phẩm văn học. Không thể phủ nhận vai trò của đối thoại trong việc xây dựng nhân vật. Để xây dựng nhân vật, nhà văn đã sử dụng hệ thống các phương tiện nghệ thuật khá phong phú trong đó ngôn ngữ đối thoại là một biện pháp nghệ thuật hữu hiệu thể hiện tính cách, tâm lý và thế giới tâm hồn của nhân vật. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: Mỗi từ ngữ đều vạch cho thấy trạng thái tâm hồn con người. Các nhà văn đều rất tài ghi nhận những giọng và lời nói đặc biệt của con người, vì thế họ có thể tạo ra những nhân vật rất sống động. La Quán Trung đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị để miêu tả tính cách của họ làm cho người đọc hiểu rõ hơn bản chất của hai nhân vật này.
Thống kê toàn tác phẩm cho thấy số lượng đối thoại của Tào Tháo rất lớn. Ở hồi mười bảy, Tào Tháo đánh nhau với Viên Thuật, khi lương thảo gần hết,
“Tháo đưa thư sang vay Tôn Sách được mười vạn hộc lương. Quan coi lương là Vương Hậu thấy ít quá không đủ phát cho quân, vào bẩm với Tháo, hỏi xem nên làm thế nào?
Tháo nói:
Hậu lại hỏi:
- Thế ngộ quân sĩ kêu ca thì nói thế nào? Tháo nói:
- Ta đã có cách.
Hậu vâng lệnh, lấy hộc nhỏ đong lương phát cho quân.
Tháo cho người đi dò các trại, chỗ nào cũng thấy quân ta than rằng: thừa tướng đánh lừa quân.
Tháo thấy vậy mật cho người ra mời Vương Hậu và bảo rằng:
- Này ta mượn ngươi một cái, để dẹp yên lòng quân, ngươi đừng nên tiếc. Hậu hỏi:
- Thừa tướng muốn dùng cái gì? Tháo nói:
- Ta muốn mượn cái đầu ngươi để dẹp yên lòng quân. Hậu thất kinh, kêu oan. Tháo lại nói:
- Ta cũng biết ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì lòng quân sinh biến, sau khi ngươi chết, vợ con ngươi ta nuôi cho, ngươi đừng lo.
Vương Hậu muốn nói nữa nhưng Tháo đã gọi ngay đao phủ vào lôi Hậu ra ngoài cửa chém rồi bêu đầu lên một cái sào dài, yết thị rằng:Vương Hậu cố tình
làm đấu nhỏ, để ăn cắp lương vua, nay chiếu quân pháp trị tội” [27, I, 340, 341].
Đoạn đối thoại trên đã thể hiện sự nham hiểm và tàn bạo của Tào Tháo.
Trong tác phẩm còn rất nhiều đoạn đối thoại bộc lộ bản chất của Tào Tháo. Như ở hồi ba mươi, Tào Tháo nói chuyện với Hứa Du:
“Hứa Du nói:
- Nay lương thảo của ông còn bao nhiêu? Tháo nói: - Có thể chi dùng một năm. Du cười: - Sợ rằng không thể được thế. Tháo nói: - Độ sáu tháng thôi!
Hứa Du rũ vạt áo, đứng phắt dậy bước ra khỏi trướng nói:
- Tôi đã lấy bụng thực lại đây để giúp ông mà ông còn nói dối khá phải là điều mong thế hay sao!
Tháo nắm áo Du kéo lại nói:
- Xin Tử Viễn đừng giận, để tôi nói thực: Lương thảo quả thực chỉ còn độ ba tháng nữa thì hết.
Du cười nói:
- Thiên hạ thường vẫn đồn Mạnh Đức là gian hùng, quả nhiên đúng thế! Tháo cũng cười nói:
- Ông còn lạ gì, người ta đã có câu: “Binh bất yến trá” (nghĩa là trong phép dùng binh tha hồ nói dối).
Rồi lại ghé vào tai Hứa Du nói thầm: - Lương ăn chỉ còn đủ tháng này thôi! Du nói to:
- Thôi đừng nói dối nữa, lương ông hết sạch rồi! Tháo ngạc nhiên hỏi:
- Sao biết?” [27, I, 568, 569].
Đoạn đối thoại trên đã thể hiện bản chất dối trá gian hùng của Tào Tháo. Hắn đã nói dối không “ngượng mồm”, từ chỗ lương thảo có thể chi dùng một năm, sau đó giảm dần xuống sáu tháng, ba tháng, đủ tháng này. Chỉ đến khi không còn cách nói dối được nữa, Tháo mới thừa nhận là lương thảo đã hết sạch.
Như vậy, thông qua một số đoạn đối thoại của Tào Tháo, La Quán Trung đã làm nổi bật tính cách đa nghi, nham hiểm và dối trá của Tào Tháo.
Những đoạn đối thoại của Lưu Bị cũng làm rõ nét tính cách con người này. Ở hồi bốn mươi, Khổng Minh khuyên Lưu Bị hãy nhân lúc Lưu Biểu bị bệnh nguy cấp mà chiếm lấy Kinh Châu làm căn cứ chống Tào:
“- Tân Dã là một huyện nhỏ, không ở lâu được. Mới đây, tôi nghe Lưu Biểu bị bệnh nguy cấp lắm, chúa công phải nhân dịp này chiếm lấy Kinh Châu làm căn cứ đã, rồi hãy chống cự Tào Tháo sau.
- Kế của tiên sinh hay lắm nhưng tôi đã chịu ơn Cảnh Thăng, không nỡ làm thế!
Khổng Minh nói:
- Nếu chúa công không lấy bây giờ, sau sẽ hối không kịp. Huyền Đức nói:
- Thà rằng ta chết đi thì thôi, chứ không làm điều phi nghĩa” [27, III, 39].
Qua đoạn đối thoại trên, chúng ta thấy mỗi câu nói của Lưu Bị đều thấm đẫm tình nghĩa, đạo đức tốt đẹp, chuộng nghĩa khí và lòng nhân hòa; khác hẳn với châm ngôn sống của Tào Tháo: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”.
Tiếp theo chúng ta hãy theo dõi đoạn đối thoại của Lưu Bị với Đan Phúc ở hồi ba mươi lăm, Lưu Bị có con ngựa Đích Lư, Đan Phúc xem ngựa xong đã nói:
“- Ngài hãy đem ngựa này tặng cho người nào mà ngài vẫn thù ghét, đợi khi nó hại người ấy rồi, ngài sẽ cưỡi, tất không việc gì nữa.
Huyền Đức biến ngay sắc mặt nói:
- Ông mới đến đây, chưa dạy ta điều gì chính đạo, đã khuyên ta ngay một
việc ích kỷ hại nhân Bị đây không thể nào theo được” [27, I, 661]. Đoạn đối
thoại trên đã thể hiện tấm lòng nhân từ, độ lượng của Lưu Bị.
Như vậy, thông qua một số đoạn đối thoại của Lưu Bị, La Quán Trung đã làm nổi bật tính cách nhân nghĩa của Lưu Bị.