0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đa nghi, nham hiểm và tàn bạo

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TÀO THÁO VÀ LƯU BỊ TRONG TÁC PHẨM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CỦA LA QUÁN TRUNG (Trang 25 -25 )

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1.1. Đa nghi, nham hiểm và tàn bạo

a. Đa nghi

Khi nói về Tào Tháo, đặc điểm tính cách nổi bật của nhân vật này đó là tính đa nghi. Ngay từ nhỏ Tào Tháo đã nổi tiếng “cơ biến quyền mưu”. Với biệt tài bẩm sinh này Tháo được người ta khoác cho tên hiệu “Tào A Man”. Tính cách đa nghi cũng gắn liền và phát triển cùng hắn qua năm tháng. Chính điều này mà Tào thừa tướng đã tự đề ra châm ngôn cho mình: “Thà ta phụ người chứ

không để người phụ ta” [27, I, 98]. Cái phương châm sống này luôn là cách

nhìn, cách nghĩ của hắn. Rõ ràng đây là thứ triết lý nhân sinh biểu hiện tính cách ích kỉ, hại nhân của tập đoàn phong kiến thống trị. Chân tướng của Tào Tháo thường được giấu đi khi thực hiện âm mưu đầy tội ác của mình. Tháo thực hiện châm ngôn của mình lại chính vào gia đình Lã Bá Sa - bạn kết nghĩa với cha hắn, từng cưu mang hắn. Khi bị Đổng Trác truy đuổi Tào Tháo và Trần Cung chạy đến ở nhờ nhà Lã Bá Sa. Tháo và Cung ngồi trong nhà, nghe ở sau nhà có

tiếng mài dao, Tháo bảo với Trần Cung rằng: “Lã Bá Sa đối với tôi không thân

thiết gì lắm. Chuyện này đáng nghi đấy!” [27, I, 97]. Tính đa nghi làm cho hắn

quên hết tình nghĩa xưa, trả ơn bằng oán. Tháo giết tám người nhà Lã Bá Sa, lúc đi ra gặp Lã Bá Sa đi mua rượu về, Tháo giết nốt cả Lã Bá Sa, khiến Trần Cung, người đi cùng Tào Tháo đã phải thốt lên: “Biết rằng mình nhầm rồi lại còn có ý

giết người nữa thực là đại bất nghĩa” [27, I, 98]. Câu nói của người bạn cùng

đường, cùng đồng cam cộng khổ tưởng y sẽ đáp lại một câu để vừa lòng bạn nhưng thật bất ngờ Tháo thốt ra một câu: “Thà ta phụ người chứ không để người

phụ ta” [27, I, 98].

Sự đa nghi trong Tháo thể hiện ở mọi hoàn cảnh. Nhìn bất kể một người nào kể cả người trên mình cũng như kẻ dưới trướng hắn cũng tỏ ra dè chừng, bí ẩn. Vì đa nghi, sợ kẻ khác ám hại mà hắn dặn đầy tớ: “Tao trong khi ngủ mê hay

giết người. Những lúc tao ngủ say, chúng bay chớ đừng gần mà có khi khốn” [27,

II, 596]. Để lời bịa đặt có hiệu nghiệm Tháo đã giết tên hầu cận khi nó đắp chăn cho mình: “Một hôm, Tháo ngủ ngay trong trướng, để rơi chăn xuống đất, một tên hầu cận vội vàng nhặt chăn đắp lại cho Tháo. Tháo đứng phắt dậy, rút gươm chém phăng tên lính hầu ấy, rồi lại lên giường ngủ. Độ nửa giờ, Tháo thức dậy

giả đò giật mình hỏi rằng: Ai giết thằng đày tớ tao thế này?” [27, II, 596].

Khi Tháo bị mắc bệnh đau đầu, Tháo cho người mời Hoa Đà đến, nhưng do bản tính đa nghi nên y đã không nghe theo cách chữa bệnh của Hoa Đà. Kết cục là bệnh đau đầu của y không khỏi, còn Hoa Đà thì bị nhốt trong ngục và vị danh y tài giỏi này đã mất sau mười ngày.

Tào Tháo luôn đa nghi, ngay cả lúc sắp lìa xa cõi đời Tháo vẫn đa nghi. Y dặn dò, nhắc nhở lũ cận thần của mình trước khi chết, nhờ họ trông nom việc triều chính, dùng tài năng nhiệt huyết của mình để giúp đỡ Tào Phi và Tháo cũng không quên căn dặn: “Sai đắp bảy mươi hai cái mả bỏ không ở ngoài thành Giảng Võ phủ Chương Đức, để cho người ta không biết mả mình táng ở

chỗ nào” [27, III, 15].

Như vậy, Tào Tháo là một nhân vật rất đa nghi. Hắn đa nghi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Tính đa nghi đã chi phối nhiều hành động của Tào Tháo trong suốt cuộc đời hắn.

Acpagông (Lão hà tiện - Môlie) là một người làm giàu bằng nghề cho vay lãi, lão góa vợ, có một con trai và một con gái; lão giàu nên nhà có gia nhân, đầy tớ, xe ngựa. Song lão không muốn chi tiêu cho ai, cho việc gì. Lão luôn sợ bị ăn cắp mất một vạn đồng êquy vàng, nên lão luôn nghi nghi hoặc hoặc, tính toán không biết giấu giếm một vạn đồng êquy vàng ở đâu cho đáng tin cậy: “Giữ một món tiền lớn trong

nhà quả không phải là ít vất vả, và rõ tốt phúc ai có bao nhiêu tiền đem đặt lãi cho tốt được tất cả, chỉ giữ lại số cần thiết để chi tiêu. Không phải là ít bối rối để kiếm khắp nhà lấy một chỗ giấu tiền đáng tin cậy; bởi vì, tôi nghĩ, tủ sắt là đáng nghi ngờ và không bao giờ tôi muốn giao phó. Tôi cho tủ sắt lại chính là cái mồi ngon cho quân trộm cắp và bao giờ cũng là vật đầu tiên để chúng tấn công. Nhưng tôi chưa chắc chắn đã cho là thượng sách khi tôi chôn trong vườn một vạn đồng êquy vàng

người ta vừa trả nợ hôm qua” [4, 298]. Acpagông và Tào Tháo đều có chung tính

cách đa nghi. Acpagông đa nghi là vì bản tính keo kiệt, bủn xỉn, không muốn mất đi đâu một đồng. Tào Tháo đa nghi vì bản chất độc ác, phương châm “Thà ta phụ

người chứ không để người phụ ta” chi phối. Vậy thì sự đa nghi của Acpagông không

đáng sợ bằng Tào Tháo.

b. Nham hiểm

Tào Tháo không chỉ mang trong mình tính đa nghi điển hình mà bổ sung, đi liền với nó là sự nham hiểm. Tính nham hiểm luôn trực sẵn, ẩn kín trong con người Tào Tháo, nó chỉ đợi một ngọn lửa nhỏ bé để bùng lên thiêu đốt mọi vật cản - ngọn lửa của lòng tham vọng, của tội ác, của dã tâm đen tối muốn thâu tóm toàn bộ triều chính vào trong tay mình. Trước hết, tính nham hiểm của Tào Tháo được thể hiện trong chi tiết: Nễ Hành chửi Tào Tháo trước đám đông, Tháo không giết, Dương Tu chưa chửi Tháo lần nào nhưng bị Tào Tháo giết, vì theo Tháo thì: “Người chửi ta ai cũng biết cả, không giết họ, ta được mọi người cho là độ lượng, người rõ được ý riêng của ta mà không giết là nguy. Vì khi người

khác biết được ý nghĩ của mình thì không thể đánh lừa ai được nữa” [6, 56].

Tào Tháo có tài quân sự, chính trị, có kiến thức sâu sắc nên bản tính nham hiểm của y hiện lên thật đáng sợ. Cảnh Kỷ, Vi Hoảng và Kim Vĩ đồng mưu phóng hỏa đốt Hứa Đô nhưng thất bại. Kết quả là họ bị quân của Tào Tháo giết chết, còn bao nhiêu quan lại lớn nhỏ trong triều đều bị bắt giải đến Nghiệp Quận để tra xét: “Tào Tháo cho dựng ở giáo trường một lá cờ đỏ ở bên tả, một lá cờ trắng ở bên hữu, hạ lệnh rằng: bọn Cảnh Kỷ làm phản, phóng hỏa đốt Hứa Đô. Chúng bay cũng có người ra cứu lửa, cũng có người đóng cửa không ra. Hễ ai ra chữa cháy thì đến đứng ở dưới là cờ đỏ, ai không ra thì đứng dưới lá cờ trắng! Các quan nghĩ rằng chữa cháy tất không phải tội, bởi thế nhiều người chạy đến lá cờ đỏ. Tháo sai bắt hết cả những người đứng dưới cờ đỏ. Các quan kêu là không có tội. Tháo nói: Bọn chúng mày bấy giờ không phải là ra chữa cháy, kì thực là ra để giúp giặc đó thôi. Liền sai điệu cả ra cạnh sông Chương

Hà chém tuốt” [27, II, 545]. Tào Tháo thể hiện sự nham hiểm của mình dưới

mọi góc độ, trong mọi hoàn cảnh. Thông minh trong sự nham hiểm hắn ẩn đi cái thâm độc bên trong mà hiện ra cái thân mật bên ngoài. Nói cười vui vẻ mà thực ra

dò xét thái độ của đối phương. Y khôn khéo biến dạng trong mọi hoàn cảnh. Trước mặt vui vẻ với Lưu Bị, còn dâng công lên vua Hán trọng thưởng cho Lưu Bị, mặt sau ngấm ngầm tìm mọi cách hãm hại vì hắn biết: “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ

có sứ quân và Tháo mà thôi!” [27, I, 407]. Tào Tháo bề ngoài tỏ ra hỏi han tận

tình, thân mật với vua nhưng bên trong ngấm ngầm liên kết đảng phái, kéo bè, kéo cánh làm hậu thuẫn để chờ thời cơ lật đổ ngai vàng. Và vua phải mời Đổng Thừa vào cung tìm kế sách đối phó đồng thời liên kết các quan lại trong triều có tư tưởng

“phản Tào” để cùng nhau cứu lấy nhà Hán, cứu lấy thiên hạ. Nhưng con người cơ

mưu trong Tào Tháo nào cho dễ dàng như vậy, hắn biết được mưu đồ này nên đã thẳng tay bắt giam, chém giết bọn Đổng Thừa, bêu đầu ngoài thành.

Chi tiết “cắt tóc thay đầu” đã bộc lộ bản chất nham hiểm của Tào Tháo một cách rõ nét. Khi thống lĩnh đại quân kéo về Hứa Đô, đi qua một nơi lúa đã chín, dân thấy quân đến chạy trốn không dám ra gặt lúa, Tháo liền ra hiểu dụ rằng: “Ta phụng chiếu vua, đem quân đánh giặc, trừ hại cho dân. Nay đang mùa lúa chín, bất đắc dĩ phải khởi binh. Quân tướng lớn nhỏ đi qua những ruộng, ai dẫm lên lúa đều bị chém. Quân pháp thực nghiêm, nhân dân không

việc gì phải lo sợ cả” [27, I, 344]. Nhưng Tháo đang đi có con chim gáy bay vụt

ra làm ngựa Tào Tháo giật mình xéo nát cả vùng lúa mạch. Tào Tháo rút gươm định tự vẫn vì mình vi phạm phép tắc, nhưng các tướng ngăn lại, Tháo lấy gươm cắt tóc vất xuống đất mà nói rằng: “Cắt tóc để thay đầu!” [27, I, 344].

Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, Bá Kiến cũng được xây dựng là một con người có tính cách nham hiểm. Bá Kiến từng làm lý trưởng rồi làm chánh tổng. Hắn leo đến đỉnh cao của danh vọng: Tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu; phe cánh của hắn mạnh, luôn đối địch với hắn. Để tồn tại và giữ được địa vị danh giá trong làng, hắn đã thực hiện thủ đoạn hết sức xảo quyệt và nham hiểm: “Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn, đập ghế để đòi được năm

đồng nhưng được rồi thì vất trả lại năm hào vì thương anh túng quá!” [8, 32].

Như vậy, bên cạnh tính đa nghi điển hình, Tào Tháo còn có sự nham hiểm. La Quán Trung đã dùng ngòi bút tinh tế, giàu hình ảnh của mình để vẽ nên hình tượng Tào Tháo với tính cách nham hiểm điển hình, tính cách luôn hiện rõ trong cả cuộc đời Tào Tháo.

c. Tàn bạo

Ngoài nét tính cách đa nghi, nham hiểm Tào Tháo còn mang nét tính cách tàn bạo. Trước hết tính tàn bạo của Tào Tháo bộc lộ rõ nhất trong chi tiết: thẳng tay chém giết gia đình Lã Bá Sa. Trong quá trình hạ sát Đổng Trác không thành.

Hắn sống chui lủi, mượn hết cớ này đến cớ khác chỉ nhằm một mục đích duy nhất là có chỗ nương trú, tránh sự truy đuổi của giặc Trác. May nhờ có Trần Cung - một viên quan huyện dưới trướng Đổng Trác, hiểu được việc làm của Tào Tháo và đi theo Tào Tháo. Hai người bỏ trốn, đến ở nhờ nhà Lã Bá Sa - bạn kết nghĩa với cha Tào Tháo. Nhưng sự tàn bạo, độc ác cộng với sự đa nghi, Tào Tháo đã giết cả nhà Lã Bá Sa. Tính tàn bạo của Tào Tháo không chỉ có thế mà càng ngày sự độc ác, tàn bạo trong Tháo lại hiện lên ở góc độ cao hơn. Trong bất kì hoàn cảnh nào, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới con mắt bạo ngược của y luôn dò xét theo từng bước chân của những con người vô tội, những thế lực chỉ trực hãm hại Tào Tháo. Tính tàn bạo này khiến cho vua cũng phải sợ hãi, tìm cách đối phó. Vua cùng với Đổng Thừa cắn ngón tay lấy máu viết mật chiếu chống lại Tháo. Nhưng y đã biết, vội đem quân đi bắt hết bọn Đổng Thừa đem chém sạch. Vẫn chưa nguôi hết cơn giận, hắn còn đeo gươm vào cung để giết em gái Đổng Thừa là Đổng quý phi hiện đang có mang năm tháng. Đứng trước mặt vua, y hầm hầm giận dữ quát tháo, thét võ sĩ bắt Đổng quý phi trước lời van xin thảm thiết của vua: “Đổng phi có mang năm tháng xin thừa tướng

thương cho” [27, I, 460], Phục hậu cũng cầu xin: “Hãy đem Đổng phi giam ra

ngoài lãnh cung, cho nó sinh nở xong giết cũng chưa muộn” [27, I, 461].

Nhưng Tào Tháo vẫn không biến đổi sắc mặt, giận dữ nói: “Lại còn giở cái

thói đàn bà con trẻ à?”[27, I, 461], rồi quát võ sĩ đưa Đổng phi ra thắt cổ ở

cửa cung. Thật tàn bạo và nhẫn tâm, Tháo đã đánh mất tình người, trong hắn, giờ chỉ còn bóng tối và những đám mây u ám “trả thù” mà thôi. Cái thai năm tháng có tội tình chi mà cũng bắt nó phải theo mẹ.

Tào Tháo có trái tim tràn ngập tình yêu thương với người cha già nhưng tình cảm của hắn đối với cha lại vượt lên trên mọi tình thương bình thường, thân quen. Tình thương của Tào Tháo là tình thương bạo ngược, trái luân lý, “giết sạch cả

thành Từ Châu để báo thù cho cha”. Tháo đã hạ lệnh: “Hễ đánh được thành trì

nào, bao nhiêu dân trong thành phải đem giết nhẵn để báo thù cho cha ta… Tào Tháo đi đến đâu cũng cho quân tàn hại dân chúng đến đấy, đào mồ cuốc mả người

ta, ai ai cũng sợ” [27, I, 198, 199]. Lời lẽ đanh thép có trọng lượng của một vị thừa

tướng nhưng ẩn chứa trong đó là máu tanh, xương trắng, là đầu rơi, máu chảy, là sự chia lìa, loạn ly. Cha mất, Tào Tháo đau lòng khôn xiết nhưng phải đâu chỉ trả thù cho cha mà Tháo triệt hạ thành trì, giết hết dân trong đó. Hắn đâu biết rằng trong các thành trì đó cũng có những người cha già giống như cha Tào Tháo. Cơn giận dữ của một đứa con “trung hiếu” trong Tháo đã đem đến nỗi đau thương tràn ngập khắp thành trì: “Tào Tháo đã giết đến mấy chục vạn trai gái ở Tứ Thủy, làm cho

nước không chảy. Các huyện Thủy Lự, Huy Lăng, Hạ Khâu… đều bị làm cỏ, chó

gà cũng chết hết, ngoài đường không còn người đi” [6, 57].

Sau trận Xích Bích, khi men theo đường nhỏ Hoa Dung, gặp lúc nước đọng thành vũng, bùn lầy ngập vó ngựa, đường khó đi, quân lính đều mỏi mệt, lăn queo ra đường, “Tháo thét người ngựa dẫm lên trên mà đi, chết hại không

biết bao nhiêu, tiếng khóc vang cả đường sá” [27, I, 207]. Chi tiết này đã bộc lộ

sâu sắc tính tàn bạo của y.

Trong bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung cũng có một nhân vật mà sự tàn bạo của hắn cũng chẳng kém gì Tào Tháo, nhân vật đó là Đổng Trác - một tên giặc mượn cớ dẹp loạn trong triều mà chễm chệ ngồi trên ghế cao nhất. Đi đến đâu Trác cũng gieo rắc tội ác đến đó khiến cho thiên hạ ai cũng phải oán hờn, tìm cách diệt trừ. Châm ngôn của Đổng Trác là: “Ai theo ta

thì sống, ai chống ta thì chết”. Châm ngôn này có khác mấy so với châm ngôn

của Tào Tháo: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”. Hai con hổ đói cùng chung tính cách tàn bạo, độc ác. Nhưng tưởng rằng chung mà lại hóa thành riêng. Tào Tháo giết người tàn bạo, dã man trong sự đa nghi, nham hiểm, còn Đổng Trác giết người chỉ vì bản chất độc đoán, bạo ngược. Đổng Trác chỉ là một mặt trong nét tính cách điển hình của Tháo mà thôi. Tào Tháo giết sạch dân Từ Châu để báo thù cho cha, còn Đổng Trác thì sao? Khi ra ngoài Trác gặp đám

hội “Trác sai quân vây cả lại, rồi giết sạch cướp đàn bà con gái và của cải chất

đầy xe, treo hơn một nghìn đầu lâu ở dưới xe, nối đuôi nhau kéo về kinh đô, nói phao lên rằng đi đánh giặc thắng trận. Trác lại sai đốt đầu lâu người ở dưới

cửa thành, còn đàn bà con gái và của cải thì đem chia cho quân sĩ” [27, I, 89].

Bao đời nay nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân Việt Nam vẫn hiểu Tào Tháo như kẻ gian hùng và gắn tên tuổi của y với những biểu hiện mờ ám, xấu xa: “đa nghi như Tào Tháo”, “nham hiểm như Tào Tháo”, “cái cười Tào

Tháo”… Cách nhìn nhận của Ngô Thì Nhậm trong bài thơ Qua Hứa Đô cũng

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TÀO THÁO VÀ LƯU BỊ TRONG TÁC PHẨM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CỦA LA QUÁN TRUNG (Trang 25 -25 )

×