6. Cấu trúc của khóa luận
3.3.2. Độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo giúp nghệ sĩ họa lại chính xác nhất sắc màu tinh tế nhất của đời sống nội tâm, tính cách nhân vật, bởi đây là ngôn ngữ nhân vật tự nói với mình một cách thầm kín, chân thực. Trần Đình Sử và Lê Bá Hán cho rằng độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện liên tiếp quá trình nội tâm, mô phỏng hoạt động
cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [10, 106].
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết anh hùng nên người đọc ít tìm thấy
những đoạn mô tả tâm lý nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà tác phẩm không có những đoạn độc thoại nội tâm. Các nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa có độc thoại rất ngắn, đó chỉ là những nghĩ ngợi chốc lát, không kéo dài triền miên như độc thoại của các nhân vật trong Hồng lâu mộng.
Tuy không phải là nhân vật điển hình sống thiên về thế giới nội tâm nhưng Tào Tháo và Lưu Bị cũng có những đoạn độc thoại bộc lộ tính cách của mình.
Đoạn độc thoại của Tào Tháo được thể hiện ở hồi sáu mươi mốt. Khi Tào Tháo thua Tôn Quyền phải bỏ chạy, “Tháo về đến trại, tự nghĩ: “Tôn Quyền không phải là người tầm thường, ứng vào mặt trời đỏ trong giấc mộng, sau này
ắt làm nên đế vương” [27, II, 404]. Qua đoạn độc thoại nội tâm ngắn ngủi trên
đã cho thấy tài năng nhìn người tuyệt vời của Tào Tháo, đúng như Tháo dự đoán, Tôn Quyền là một người tài giỏi. Tôn Quyền mới mười tám tuổi đã nối chức vụ của anh mình (Tôn Sách), trở thành người thống trị tối cao ở Giang Đông. Năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương, lấy quốc hiệu là Ngô, sau dời đô đến Kiến Nghiệp.
Ở hồi hai mươi mốt, qua đoạn độc thoại nội tâm của Lưu Bị phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về nhân vật này. Lưu Bị nương nhờ dưới trướng Tào Tháo, bị Tào Tháo giám sát. Ông ngầm liên kết với Đổng Thừa để diệt Tào Tháo. Lưu Bị vẫn đề phòng việc Tháo có thể mưu hại, nên thường ra vườn sau trồng rau, tỏ ra không có mục đích chống Tào Tháo. Khi “Huyền Đức nghe tin Công Tôn Toản đã chết, nghĩ đến ơn tiến cử mình ngày xưa, rất là thương xót, lại không biết Triệu Tử Long ở đâu, không đành dạ chút nào, nhân nghĩ vụng rằng:
“Ta không nhân dịp này tìm kế thoát thân, còn đợi đến bao giờ?” [27, I, 411].
Đoạn độc thoại nội tâm đã chứng tỏ Lưu Bị là một con người khôn ngoan, mưu trí, hiểu rõ tình thế, lựa chọn cách giải quyết theo chiều hướng phù hợp, có lợi nhất cho mình.
La Quán Trung đã rất có ý thức sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại để khắc họa tính cách nhân vật. Những đoạn đối thoại và độc thoại có tác dụng bộc lộ rõ nét tính cách, tâm lý nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị.
Tiểu kết
La Quán Trung đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng Tào Tháo và Lưu Bị trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa. Ông đã khéo léo sử dụng các phương tiện biện pháp nghệ thuật như miêu tả ngoại hình, hành động và đặc biệt là qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của hai nhân vật để khắc họa hình tượng nhân vật. Nhờ các biện pháp nghệ thuật này mà nhân vật hiện lên hết sức sinh động, đa dạng và thể hiện được chủ đề của tác phẩm. Việc khắc họa nhân vật qua ngoại hình với những đường nét, chi tiết miêu tả hết sức tỉ mỉ và chân thực làm nhân vật hiện lên sống động, gần gũi với con người trong thực tế cuộc sống. Các hành động của Tào Tháo và Lưu Bị được miêu tả hết sức tỉ mỉ, chi tiết làm nổi bật tính cách của nhân vật. Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ cá tính hóa, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại đã làm bộc lộ thế giới nội tâm và nét tính cách riêng biệt của mỗi nhân vật. Những đặc điểm nghệ thuật này được
La Quán Trung sử dụng trong xây dựng hầu hết các nhân vật trong tác phẩm. Như vậy, Tam quốc diễn nghĩa thực sự có giá trị xã hội sâu sắc, tác phẩm không chỉ thành công ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. La Quán Trung đã rất tài tình khi xây dựng hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị, làm cho họ hiện lên sống động và hấp dẫn.
KẾT LUẬN
1. Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm hiện thực vĩ đại của nền văn học cổ
điển Trung Quốc. Tìm hiểu về tác giả La Quán Trung và tác phẩm Tam quốc
diễn nghĩa giúp chúng ta hiểu thêm cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh
sáng tác, nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm cũng như đóng góp của tác giả trong nền văn học Trung Quốc, giúp cho bạn đọc có cái nhìn sâu, rộng, khách quan và đúng đắn về tác giả cũng như tác phẩm. Bên cạnh đó, tìm hiểu về nhân vật văn học giúp chúng ta có cơ sở chắc chắn để phân tích từng khía cạnh xây dựng nhân vật một cách rõ ràng, chính xác, khách quan. Như vậy tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, lý luận về nhân vật văn học và nghệ thuật xây dựng nhân vật là cơ sở, nền tảng để chúng ta đi vào tìm hiểu nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị một cách dễ dàng, khoa học và chính xác hơn.
2. La Quán Trung trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa đã xây dựng thành công hai hình tượng nhân vật nổi bật và đặc sắc là Tào Tháo và Lưu Bị. Hai nhân vật này có nhiều điểm khác nhau về nguồn gốc xuất thân, ngoại hình, tính cách và tài năng. Tào Tháo không xuất thân từ dòng dõi vương giả nhà Hán nhưng lại được sống trong cảnh giàu sang, còn Lưu Bị tuy xuất thân dòng dõi vương giả nhà Hán nhưng lại sống trong cảnh bần hàn, phải tự lập từ nhỏ. Tào Tháo có ngoại hình giống với kẻ gian dối, nham hiểm, còn Lưu Bị có ngoại hình của người nhà Phật, của bậc minh quân. Tào Tháo là con người đa nghi, nham hiểm, tàn bạo, cơ trí và ngoan cường; còn Lưu Bị là con người nhân nghĩa, tín nghĩa và khôn ngoan. Về mặt tài năng giữa Tào Tháo và Lưu Bị, cả hai đều có tài nhìn người, dùng người. Tào Tháo nhìn người, dùng người bằng cách mua chuộc, thủ đoạn xảo quyệt, mưu mô độc ác. Lưu Bị nhìn người, dùng người bằng cả tấm lòng nhân nghĩa và sự chân thành. Tào Tháo làm thơ rất hay còn Lưu Bị không biết làm thơ. Thông qua việc xây dựng hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị, La Quán Trung đã phản ánh xã hội phong kiến Trung Quốc suy tàn, phong trào phản kháng chống lại triều đình lan tràn khắp nơi, chiến tranh loạn lạc triền miên làm cho đời sống nhân dân cơ cực; đồng thời cũng phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về một xã hội lý tưởng, công bằng, ở đó có vị vua sáng và các bề tôi trung thành.
3. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị thông qua việc miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại giúp ta thấy được tài năng của La Quán Trung trong lĩnh vực nghệ thuật xây dựng nhân vật. La Quán Trung đã để hai nhân vật hiện lên một cách cụ thể, sinh động, rõ ràng và chân thực. Thông qua ngoại hình nhân vật, tác giả đã hé lộ một phần về tính cách, địa vị,
cũng như dự báo về số phận nhân vật sau này. Nếu ngoại hình như là khúc nhạc dạo đầu mang tính dự báo thì qua hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại Tào Tháo và Lưu Bị đã hiện lên một cách đầy đủ và rõ nét như những gì vốn có của con người trong cuộc sống thực. Họ có ngoại hình rõ ràng cũng như đời sống nội tâm phong phú. Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng hai nhân vật này một lần nữa khẳng định biệt tài của La Quán Trung trong việc khắc họa nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên chân thực và hấp dẫn. Đây cũng là bút pháp chính mà La Quan Trung sử dụng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm, làm cho các nhân vật hiện lên muôn hình muôn vẻ, đầy ấn tượng và tạo nên sức hút nghệ thuật mạnh mẽ đối với người đọc.
4. Trong khóa luận này, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị để thấy được điểm khác biệt của hai nhân vật, thấy được tài năng sáng tạo nghệ thuật của La Quán Trung trong lĩnh vực xây dựng nhân vật. Đối với một tác phẩm vĩ đại như Tam quốc diễn nghĩa, những đóng góp về nội dung và nghệ thuật hết sức to lớn, còn nhiều vấn đề cần được khai thác nghiên cứu ở những công trình tiếp theo như: Thi pháp nhân vật trong Tam quốc diễn
nghĩa; hệ thống nhân vật phản diện trong Tam quốc diễn nghĩa; so sánh hệ
thống nhân vật anh hùng trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung với Thủy hử của Thi Nại Am…
Do điều kiện tài liệu tham khảo còn khan hiếm, khả năng của người viết có hạn, cho nên khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng những bạn quan tâm đến vấn đề này để khóa luận được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thi Nại Am (2003), Thủy hử, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Ngô Thừa Ân (2002), Tây du kí, 3 tập, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 3. Tào Tuyết Cần (2002), Hồng lâu mộng, 3 tập, NXB Văn hóa, Hà Nội.
4. Lê Nguyên Cẩn (2002), Hợp tuyển văn học châu Âu, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Mao Tôn Cương (1996), Luận bàn Tam quốc, NXB Văn học, Hà Nội. 6. Trần Xuân Đề (2001), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Hà Minh Đức (1998), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Hà Minh Đức (2003), Tuyển tập Nam Cao, 2 tập, NXB Văn học, Hà Nội. 9. Hà Thị Hải (2004), Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường
Đại học Tây Bắc, Sơn La.
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Lương Xuân Hùng (2003), Vạn thế sư biểu đức Khổng Tử, NXB Trẻ, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Khỏa (1978), Anh hùng ca của Hômerơ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
13. Nhiều tác giả (2000), Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, (2 tập), NXB Thế giới, Hà Nội.
14. Phương Lựu, Trần Đình Sử (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15. Ngô Gia Văn Phái (2002), Hoàng Lê nhất thống chí, NXB Văn học, Hà Nội. 16. Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
17. Nguyễn Khắc Phi (1987), Văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Khắc Phi (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Trương Quốc Phong (2001), Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc,
NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Đoàn Thị Thu Phương (2007), Tìm hiểu nhân vật anh hùng trong tác phẩm
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Khóa luận tốt nghiệp Đại học,
21. Nguyễn Tử Quang (1989), Tam quốc bình giảng, NXB Tổng hợp An Giang. 22. Riptin (2002), Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc,
NXB Thuận Hóa.
23. Trần Đình Sử (1995), Một số vấn đề thi pháp học trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Lương Duy Thứ (1990), Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, Cà Mau.
25. Lê Huy Tiêu (2004), Cảm nhận mới về văn hóa và văn học Trung Quốc,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
26. Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ (dịch) (2001), Lịch sử văn học Trung Quốc,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. La Quán Trung (2002), Tam quốc diễn nghĩa, 3 tập, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
28. Lưu Đức Trung (chủ biên) (2002), Chân dung các nhà văn thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội.