Miêu tả hành động nhân vật

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo và lưu bị trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 47)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Miêu tả hành động nhân vật

Tiểu thuyết là một trong những thể loại chính của tự sự. Những nhà tiểu thuyết lớn từ trước đến nay đều bộc lộ tài năng của mình rõ rệt nhất trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Khi miêu tả nhân vật, nhiều nhà văn khá chú trọng miểu tả hành động của nhân vật. Hành động của nhân vật là một yếu tố cần thiết, quan trọng để bộc lộ tính cách và là yếu tố không thể thiếu thúc đẩy sự diễn biến của cốt truyện. Đó chính là những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả hành động của nhân vật là một trong những thành công và cũng là đặc điểm cơ bản, nổi bật nhất của Tam quốc

diễn nghĩa nói riêng, của tiểu thuyết Minh - Thanh nói chung.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung rất chú ý trong việc miêu tả hành động của nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị.

Trong quá trình hạ sát Đổng Trác không thành, Tào Tháo đã phải bỏ trốn. Trên đường chạy trốn, y gặp Trần Cung - một viên quan huyện dưới trướng Đổng Trác. Trần Cung đã theo Tào Tháo đi trốn. Đi được ba hôm đến Thành Cao, y chợt nhớ gần đây có gia đình Lã Bá Sa là bạn kết nghĩa với cha y, nên vội tạm qua đó ngủ cho đỡ mệt sáng sớm hôm sau đi tiếp. Nhưng nào ngờ chính lòng tốt của gia đình Lã Bá Sa đã biến Tào Tháo thành con người tàn bạo. Bởi vì Tào Tháo là con người đa nghi, chỉ cần một lý do, một hành động, cử chỉ nào bất thường của Lã Bá Sa cũng có thể làm cho thanh gươm trong tay y hoạt động. La Quán Trung biết rõ điều này khi xây dựng tính cách nhân vật Tào Tháo và tác giả đã dựng nên chi tiết tuy éo le mà cũng rất sát thực:

“Tháo với Cung ngồi ở nhà, chợt nghe thấy sau nhà có tiếng mài dao. Tháo bảo Trần Cung rằng:

- Lã Bá Sa đối với tôi không thân thiết gì lắm. Chuyện này đáng nghi đấy! Hai người sẽ rón rén bước vào sau nhà tranh, chỉ nghe thấy có tiếng người nói:

- Trói lại mà giết! Tháo bảo Trần Cung:

- Đúng rồi! Nếu ta không hạ thủ trước, thì sẽ bị bắt mất!

Tháo và Cung hai người cùng rút gươm đi thẳng vào, gặp người nào trong nhà giết người ấy; giết một lúc tám người. Khi vào đến trong bếp, chỉ thấy

Nếu như Tào Tháo giết hại tám người của gia đình Lã Bá Sa chỉ vì đa nghi chưa thấu rõ nguyên nhân, nhưng khi gặp Lã Bá Sa trở về nhìn thấy “trước

yên, treo hai bình rượu, tay xách một nắm rau quả” [27, I, 98]; và nghe Lã Bá

Sa nói với giọng điềm đạm, thân mật của một người chủ đối với một người khách và cao hơn nữa là tình cảm của một người chú đối với một người cháu:

“Ta đã dặn người nhà làm thịt con lợn rồi. Sứ quân với hiền điệt ngại gì một

đêm, xin quay ngựa lại cho!” [27, I, 98]; nguyên nhân đã rõ ràng, những lời nói,

cử chỉ, thái độ của người chú thân mật, thật thà, còn Tháo thì sao? “Tháo cứ tế ngựa đi. Đi được vài bước, rút gươm ra quay ngựa trở lại gọi Lã Bá Sa hỏi: Ai đi đằng sau ông đấy? Sa quay đầu lại xem. Tháo chém ngay, Sa ngã xuống

chết” [27, I, 98]. Tàn bạo đến thế là cùng, không mở cho người ta một con

đường sống kể cả người chú đã cưu mang mình. Hành động này khiến cho người đọc cảm thấy Tào Tháo thật nhẫn tâm, thật đáng sợ.

Thông qua việc miêu tả hành động của Tào Tháo, La Quán Trung đã làm nổi bật tính cách đa nghi, nham hiểm và tàn bạo của Tháo.

Bằng những hành động của mình Lưu Bị hiện lên là một người khác hẳn Tào Tháo. Ở hồi bốn mươi mốt khi đại quân Tào Tháo chia làm tám đường nhất tề đánh lấy Phàn Thành, Lưu Bị bỏ Phàn Thành kéo quân về Tương Dương, đem theo trên mười vạn dân, ngày đi mười dặm. Có người khuyên nên bỏ dân lại để chạy cho nhanh nhưng Lưu Bị nhất quyết không nghe. Không những thế, khi chứng kiến nhân dân theo mình phải khổ, ông đã định đâm đầu xuống sông tự tử. Thông qua hành động trên đã cho chúng ta thấy Lưu Bị là một ông vua nhân nghĩa, biết thương yêu trăm họ.

Hành động tiếp theo của Lưu Bị ở hồi sáu mươi ba, khi Bàng Thống chuẩn bị khởi hành tới gò Lạc Phượng thì bỗng nhiên con ngựa của Bàng Thống quáng mắt sa chân trước, hất Thống ngã lăn xuống đất. Lưu Bị thấy vậy đã nói:

“Lâm đến trận mà ngựa quáng mắt, thường hay làm lỡ tính mạng người ta. Con ngựa trắng của tôi cưỡi, tính nó thuần lắm, quân sư cưỡi thì không còn ngại

chút nào. Con ngựa xấu thì để tôi cưỡi cho” [27, II, 429]. Hành động đó đã bộc

lộ nét tính cách nhân nghĩa, cao thượng của Lưu Bị.

Cũng giống như Tam quốc diễn nghĩa, trong Thủy hử, tác giả Thi Nại Am ít đứng ở vị trí người thứ ba để giới thiệu nhân vật mà thường thông qua việc miêu tả hành động của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật. Điều này thể hiện rõ nét trong việc miêu tả các nhân vật chính trong tác phẩm: Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Tống Giang, Lâm Xung và nhiều nhân vật khác nữa. Chẳng hạn như, người anh hùng Lỗ Trí Thâm trên đường đến chùa Đại Tướng Quốc ở Đông

Kinh, với lòng trượng nghĩa thương người, Lỗ Trí Thâm đã ra tay cứu cha con Lưu Thái Công khỏi sự ức hiếp của bọn Chu Thông, Lý Trung. Bọn này đã ép Thái Công gả con gái cho Chu Thông. Lỗ Trí Thâm bất bình “đôi mày dựng

ngược, hai mắt đỏ ngầu như muốn nảy lửa” [1, 66], rồi giả làm cô dâu trong

đêm tân hôn để trừng trị bọn cướp, “vừa đấm một đấm, tiếp theo là những quả

thôi sơn tới tấp vào mặt tên tướng cướp” [1, 69]. Để bảo vệ gia đình Thái Công,

Trí Thâm đã ở lại nhà đợi đối phó với bọn cường khấu. Hành động đó thể hiện đây là con người trượng nghĩa, cứu người là phải cứu đến cùng.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo và lưu bị trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)