Cơ trí và ngoan cường

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo và lưu bị trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 31)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1.2. Cơ trí và ngoan cường

Bên cạnh tính cách đa nghi, nham hiểm và tàn bạo Tào Tháo còn nổi bật ở tính cách cơ trí và ngoan cường.

a. Cơ trí

Tào Tháo có trí thông minh tuyệt vời, chính sự thông minh này đã góp phần tạo nên sự cơ trí trong con người Tào Tháo. Tào Tháo là con người biết nhìn xa trông rộng, nắm bắt được thời thế trong lúc xã hội đang loạn lạc, rối ren. Các thế lực trong triều mâu thuẫn gay gắt, hiềm khích, lừa gạt nhau để thâu tóm quyền lực trong tay mình và để đoạt được ngai vàng. Tào Tháo sinh ra trong thời loạn lạc này. Tào Tháo đã nảy sinh ra ý định giết giặc Đổng Trác. Việc làm này thật lớn lao mà cũng thật nguy hiểm bởi nó giống như một đường hầm vào thì dễ mà ra thì khó, sai một ly đi một dặm, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân. Đổng Trác mượn cớ diệt quân phiến loạn để nắm mọi quyền hành, thâu tóm thiên hạ khiến ai cũng oán ghét, căm hờn. Tào Tháo đã bày kế với quan tư đồ Vương Doãn:

“Tôi lâu nay sở dĩ nép mình thờ Đổng Trác cũng là vì muốn thừa cơ giết nó. Nay nó rất tin tôi, tôi được gần nó luôn. Nghe quan tư đồ có con dao thất bảo, xin cho tôi mượn. Tôi nguyện phen này vào tận tướng phủ đâm chết thằng giặc Đổng Trác,

dẫu chết cũng không oán hận gì” [27, I, 92]. Khi có được dao thất bảo, Tào Tháo

vào phủ Đổng Trác, thấy Lã Bố đứng hầu bên cạnh Đổng Trác; Lã Bố hỏi Tào Tháo sao đi chậm, Tháo bảo vì ngựa gầy. Trác liền sai Lã Bố đi lấy ngựa tốt cho Tào Tháo. Bây giờ chỉ còn một mình Đổng Trác, Tào Tháo định hành động nhưng lại sợ Trác khỏe nên chưa giám đâm vội. Trác mình mẩy to béo, xưa nay không ngồi được lâu bèn ngả mình nằm xuống, ngoảnh mặt vào trong. Tháo nghĩ cơ hội “ngàn năm có một” đã đến, rút dao ra, chực đâm, không ngờ Trác trông vào trong gương, thấy bóng Tào Tháo rút dao ra ở sau lưng. Biết kế hoạch bị bại lộ, Tào Tháo đã nhanh trí, quỳ ngay xuống thưa: “Tháo tôi có con dao quý

Tháo tự mình vận dụng linh hoạt các kế sách, mưu lược, sách lược trong chiến đấu. Ở hồi mười hai, khi Tào Tháo đánh nhau với Lã Bố, Lã Bố đem quân đi đến gần trại Tào Tháo, trông về phía tả thấy rừng rậm um tùm, sợ có quân phục lại phải trở về. Tháo biết quân Bố quay trở về, bảo với chư tướng rằng: “Lã Bố nghi trong rừng có quân phục. Ta nên cắm rõ nhiều tinh kì để đánh lừa nó. Mé Tây trại có một dải đường đê không có nước, ta nên đem tinh binh ra phục ở đó. Ngày mai

Lã Bố đến đốt rừng, quân phục trở ra đánh tập hậu chắc bắt được Lã Bố” [27, I,

236]. Kế sách này đã mang lại thắng lợi to lớn cho quân Tào: “Lã Bố không địch nổi, vội vàng chạy trốn. Tướng Bố là Thành Liêm bị Nhạc Tiến bắn một mũi tên

chết. Quân Bố ba phần chết mất hai” [27, I, 237]. Mưu lược, sách lược của Tào

Tháo trong chiến đấu có thể so sánh với Ngô Dụng trong Thủy hử của Thi Nại Am. Ngô Dụng là người mưu lược, ông bày mưu hiến kế cho Tống Giang, lập được nhiều công trạng. Ông bày mưu cho Tống Giang đánh Viên Đạt và Lý Thành ở hồi sáu mươi hai như sau: “Giặc đang yếu, ta phải thừa kế đánh tấn tới để cướp thành… Đêm nay tối trời, lại có gió đông, ta thừa dịp đốt đồi cây này

làm thế hỏa công tất quân địch phải bỏ trại” [1, 811]. Sự mưu lược của Ngô

Dụng đã đem lại thắng lợi to lớn cho quân Lương Sơn Bạc: “Viên Đạt và Lý Thành chạy đằng nào cũng không thoát khỏi, cuối cùng phải liều mạng mở huyết lộ thoát thân. Quân Lương Sơn Bạc giết cho đến sáng, thây nằm chật đất, máu

chảy đầy đường” [1, 811].

Tháo ra sức xây dựng quân đội, chiêu tập binh mã, quân đội ngày càng hùng hậu, lớn mạnh. Cơ trí, hắn xuất hiện nhiều trong các cuộc chiến đấu. Hầu hết trong các cuộc giáp chiến đối mặt với quân thù y luôn có mặt. Sự có mặt của y tượng trưng cho sức mạnh, cho lý tưởng hùng cứ ba quân. Khi đánh nhau với Trương Tú, quân sĩ mệt mỏi, đi đường không có nước, ai nấy đều khát cào cuống họng. Tào Tháo đã nghĩ ra một kế, nói rằng: “Trước mặt có rừng mơ. Quân sĩ nghe

thấy nói đến mơ, ai cũng ứa nước dãi, đỡ được khát nước” [27, I, 404]. Chi tiết

này chứng tỏ Tào Tháo là một con người cơ trí, am hiểu tâm lý quân sĩ.

Như vậy, Tào Tháo là con người cơ trí, hiểu biết sâu rộng, biết kết hợp chặt chẽ giữa trí thông minh và sự am hiểu binh pháp, tâm lý quân sĩ để đạt được thắng lợi trong chiến đấu. La Quán Trung không vì tư tưởng chính thống “ủng

Lưu phản Tào” mà phủ nhận sự cơ trí của nhân vật Tào Tháo.

b. Ngoan cường

Bên cạnh sự cơ trí, Tào Tháo còn là một con người ngoan cường. Tính cách ngoan cường của Tào Tháo được thể hiện rõ nét trong các trận đấu. Tháo luôn đi đầu trong các cuộc giao chiến, tự tay đốc quân tiến lên, làm tăng sự tin

tưởng vào cuộc chiến của tướng sĩ bởi Tháo là vị tướng tài giỏi, mưu lược. Hình tượng Tào Tháo luôn đi đầu trong các cuộc mở rộng bờ cõi, xâm chiếm phải chăng La Quán Trung muốn vẽ lên cái dũng khí, kiêu hùng của Tào Tháo. Tháo xông pha vào “mũi tên hòn đạn”, vào những chỗ nguy hiểm nhất, y đã từng nói đại ý rằng: Nếu người cầm quân không xông pha vào những chỗ khó khăn, nguy hiểm nhất thì làm sao khiến cho quân phục được và dồn sức để chiến đấu. Phương châm quân sự này của y luôn luôn được lặp đi lặp lại qua nhiều trận thảm chiến nhưng không phải việc lặp lại này dẫn đến nhàm chán mà mỗi chiến dịch, mỗi lần đi bình định Tháo lại đổi mới, sáng tác thế trận mới, mỗi trận có sức mạnh, có phong cách riêng, vẻ đẹp riêng của nó. Tháo ngoan cường trong chiến đấu, không sờn lòng trước gian nan, thử thách. Trong trận đánh với Viên Thiệu ở hồi thứ ba mươi mốt, quân Viên Thiệu đuổi quân Tào Tháo đến bờ sông Hoàng Hà, tình thế nguy cấp, Tháo đã hô to: “Hết đường chạy rồi, anh em sao

không liều chết đánh bừa đi!” [27, I, 585], được sự động viên kịp thời “quân Tào

quay lại, hăng hái tiến đánh” [27, I, 585]. Hoặc như, khi bị phục kích ở đường hẻm

Hoa Dung, quân Tào Tháo đã rất sợ hãi, ba hồn bảy vía lên mây, Tào Tháo bảo rằng: “Đã đến đường đất này, chỉ còn liều chết mà đánh thôi!” [27, II, 208]. Câu nói này mang sức nặng nghìn cân dội vào lòng tướng sĩ, đánh vào chỗ yếu nhất của con người - “cái chết” nên tướng sĩ ai ai cũng cố gắng lao vào chém giết, chuyển thế trận từ bại thành thắng.

Là người cầm quân thì phải biết khích lệ và am hiểu tâm lý quân sĩ, đây là điều không thể thiếu của mỗi vị tướng. Nhân vật anh hùng Hector trong sử thi Iliát

của Hôme cũng là một vị tướng có tài điều binh khiển tướng. Trong cuộc chiến đấu, Hector luôn luôn khích lệ, động viên tinh thần chiến đấu của toàn quân Tơroa:

“Hỡi những người Tơroa, những người Likiêng và người Đacđaniêng giỏi đánh giáp lá cà! Hãy xứng đáng là một bậc nam nhi, các bạn! Hãy nhớ lấy khí thế bừng bừng của các bạn trong trận đánh ở giữa những chiến thuyền trũng!... Toàn thể anh em hãy xông lên chiến đấu, tiến sát vào những chiến thuyền! Nếu có một ai trong các bạn từ xa bị thương hoặc ở gần bị đánh ngã và rồi sẽ chết và đi tới hạn kì của số phận mình thì người đó cứ yên tâm mà chết! Đối với

người chết vì bảo vệ quê hương thì chẳng có gì mà xấu hổ cả” [12, 123].

Cả cuộc đời Tào Tháo chỉ đọng lại hai từ “chiến đấu”. Từ mái tóc xanh thời trai trẻ tới mái tóc hoa râm thời trung niên và lốm đốm “sương óng ánh”

của tuổi già, thắng lợi của Tào Tháo rất nhiều nhưng thất bại cũng không ít. Thắng lợi kết hợp với thất bại càng làm cho tính ngoan cường trong Tào Tháo thể hiện, khắc đậm hơn bao giờ hết. Dù thất bại trong các cuộc chiến đấu, dù kế sách, mưu đồ không thành nhưng hắn không hề nản chí, sờn lòng, gục ngã. Thất

bại tại trận Xích Bích trên dòng sông Trường Giang mênh mông sóng nước từng chôn vùi toàn bộ đại quân Tào, khiến cho “nước sông nghẹn ngào tiếng khóc”,

“thây chất nghẹn chảy dòng nước”. Tám mươi ba vạn quân chết thiêu trên ngọn

lửa Đông Bắc mà Khổng Minh đã bày cho Chu Du. Hình ảnh này càng khoét sâu vào tâm can Tào Tháo, nó như một lời thúc giục Tháo quyết tâm rửa mối nhục lớn ấy. Thất bại nặng nề nhưng Tháo không sờn lòng mà ra sức triệu tập binh mã, dồn sức để luyện tập, tích trữ lương thảo đợi ngày trả hận. Sau khi Tào Tháo phái Hạ Hầu Đôn đem mười vạn quân đi đánh Lưu Bị, bị Khổng Minh dùng hỏa công thiêu cháy mười vạn quân Tào ở gò Bác Vọng, Tháo liền “lập tức truyền lệnh huy động năm mươi vạn quân, sai Tào Nhân và Tào Hồng làm đội thứ nhất; Trương Liêu và Trương Cáp làm đội thứ nhì; Hạ Hầu Đôn và Hạ Hầu Uyên làm đội thứ ba; Vu Cấm và Lý Điển làm đội thứ tư. Tào tự lĩnh các tướng làm đội thứ năm. Mỗi đội dẫn mười vạn quân đi tiên phong, lại chọn ngày

bính ngọ, tháng bảy, năm thứ mười ba đời Kiến An xuất phát” [27, II, 40]. Sự

ngoan cường của Tào Tháo đã làm cho Lưu Bị phải bỏ Phàn Thành kéo quân về Tương Dương: “Trăm họ khóc lóc ra đi. Già trẻ dắt díu, trai gái bế bồng, lũ

lượt sang đò. Hai bờ sông, tiếng khóc như ri” [27, II, 56].

Ở hồi thứ năm mươi tám, quân Tào Tháo bị Mã Siêu đuổi, liền ùa cả xuống thuyền. Tháo vẫn ngôi yên trỏ gươm quát quân sĩ không được hỗn loạn. Hứa Chử giục Tào Tháo xuống thuyền, Tháo nói: “Giặc đến thì mặc nó, việc gì

mà sợ?” [27, II, 341]. Câu nói này của Tào Tháo làm cho chúng ta nhớ tới nhân

vật gian hùng Nguyễn Hữu Chỉnh (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái). Khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị đối phương bủa vây, trong lúc sống chết nguy cấp như vậy nhưng Nguyễn Hưu Chỉnh đã ngoan cường nói rằng: “Ta đã đi khắp bốn biển chín châu, chẳng lẽ khi trở về xó bếp, lại bị chuột chù gặm chân

ư? Không sợ! Không sợ! Ta cứ ở đây xem sao?” [15, 149].

Như vậy, dưới ngòi bút của La Quán Trung, Tào Tháo trở thành nhân vật có tính cách phức tạp, sinh động: đa nghi, nham hiểm, tàn bạo, cơ trí và ngoan cường. Đó là sự thống nhất cao độ giữa tính tư tưởng và tính nghệ thuật và là thành công lớn của Tam quốc diễn nghĩa.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo và lưu bị trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)