6. Cấu trúc của khóa luận
2.3.2.1. Nhân nghĩa
Tính cách nổi bật nhất trong con người Lưu Bị là sự nhân nghĩa, đối lập với Tào Tháo độc ác, tàn bạo. Lưu Bị đã tự so sánh với Tào Tháo:
Tháo dĩ cấp Ngô dĩ khoan Tháo dĩ bạo Ngô dĩ nhân Tháo dĩ quyệt Ngô dĩ trung.
(Tháo nhanh, ta thong thả. Tháo dùng bạo lực, ta dùng nhân nghĩa. Tháo
dùng âm mưu xảo trá, ta lấy lòng trung thành đối đãi) [6, 51].
Lưu Bị được lòng muôn dân, ông đến Tân Dã chưa được mấy tháng đã được nhân dân làm bài hát ca tụng:
Tân Dã mục Lưu hoàng thúc Phương đáo thử Dân sung túc.
(Quan huyện Tân Dã. Họ nhà vua. Vừa đến nơi đây. Dân ấm no) [28, 201].
Lưu Bị dẹp loạn Khăn Vàng, được bổ làm quan úy huyện An Hỷ, phủ Trung Sơn, Châu Định, “làm việc quan suốt một tháng, chẳng lấy lễ của dân
một chút gì, nên ai nấy đều cảm phục” [27, I, 51]. Nhân dân yêu mến Lưu Bị
bởi Lưu Bị là một con người nhân nghĩa, nhân dân muốn được Lưu Bị che chở trong cuộc sống: “Nhân dân đốt hương bái vọng, đông chật cả đường, xin để
Lưu Bị ở lại làm thân mục” [27, I, 385]. Khi đến Tây Xuyên, quân của Lưu Bị
không tơ hào dây tơ sợi tóc của nhân dân.
Trong tác phẩm, tác giả tạo nên sự đối chiếu rõ rệt về tính cách của hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị. Từ việc quốc gia đến chuyện riêng tư, trong cuộc sống cũng như quan hệ bạn bè, chỗ nào Tào Tháo cũng “thà ta phụ người chứ
không để người phụ ta”, còn Lưu Bị thì trước sau vẫn “thà chết chứ không làm
đánh lấy Phàn Thành, Lưu Bị bỏ Phàn Thành kéo quân về Tương Dương, đem theo trên mười vạn dân. Lưu Bị phải rất được lòng dân thì khi loạn lạc nhân dân mới một lòng theo Lưu Bị: “Dù chết, chúng tôi cũng vui lòng theo sứ quân”
[27, II, 56], nếu không họ đã làm phản hoặc bỏ đi. Ông đau xót vô cùng khi chứng kiến cảnh nhân dân theo mình chạy loạn phải sống khổ sở. Vì trên mười vạn dân đi theo nên đội quân của Lưu Bị đi rất chậm, mỗi ngày chỉ đi được mười dặm, khó khăn lại càng khó khăn. Trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” đó Giản Ung khuyên Lưu Bị bỏ bách tính ở lại mà chạy cho nhanh, nhưng Lưu Bị đã nói: “Trăm họ theo ta từ Tân Dã đến đây, bỏ rơi sao đành?” [27, II, 64]. Khi quân Tào Tháo đến nhân dân hoảng sợ, thất tán mỗi người một phương, Lưu Bị đã khóc ầm lên, nói trong nước mắt: “Hơn mười vạn nhân dân, chỉ vì mến ta, nên gặp nạn lớn này; các tướng cùng gia quyến đều không biết sống chết ra sao, dẫu
gỗ đá cũng phải đau xót” [27, II, 65]. Lưu Bị thương dân, lo cho dân, khi gặp
hoạn nạn cũng nhất định không bỏ mặc nhân dân. Ngược lại, Tào Tháo thua trận bỏ rơi nhân dân, không những bỏ rơi còn chém giết nhân dân.
Tấm lòng nhân nghĩa của Lưu Bị còn thể hiện ở chi tiết khi vào Tây Thục, ông giết trâu, mổ bò khao quân sĩ, mở kho phát chẩn cho nhân dân. Quân dân ai nấy đều vui vẻ. Lưu Bị nghe lời Triệu Vân lấy ruộng nương tốt ở Thành Đô trả cho dân, còn sai Gia Cát Lượng định luật trị nước, “từ đó, quân dân yên ổn, chia binh ra giữ
khắp cả bốn mốt châu, đâu đấy đều được an cư lạc nghiệp” [27, II, 487].
Trong Thủy hử, Thi Nại Am miêu tả Tống Giang cũng là một con người nhân nghĩa. Khi đánh đồn, cướp kho đoạt lương, Tống Giang bao giờ cũng đem phân phát cho mọi người. Khi đánh Chúc Gia Trang, Tống Giang phân phát lúa gạo cho mỗi nhà một gánh; hoặc khi đánh phủ Đông Xương, Tống Giang ra lệnh mở kho lấy tiền, một phần chi cho dân, một phần đưa lên Lương Sơn Bạc.
Lưu Bị làm việc gì cũng luôn luôn đặt hai chữ “nhân nghĩa” lên hàng đầu. Lúc Đào Khiêm bệnh nặng, khuyên Lưu Bị nhận lấy Từ Châu nhưng Lưu Bị một mực từ chối. Đức tính nhân nghĩa của Lưu Bị cũng được thể hiện rõ nét qua chi tiết: Lưu Bị kiên quyết không chiếm Kinh Châu của Lưu Biểu. Lưu Bị ở Tân Dã - một huyện nhỏ, Khổng Minh khuyên Lưu Bị nhân dịp Lưu Biểu bị bệnh nặng phải chiếm lấy Kinh Châu - một huyện lớn, nhưng Lưu Bị không nghe. Khi tình thế nguy cấp Lưu Biểu chết, Lưu Tôn định dâng Kinh Châu cho Tào Tháo, mọi người khuyên Lưu Bị nên lấy Kinh Châu, nhưng Lưu Bị vẫn một mực từ chối: “Lúc anh ta sắp mất đã gửi con cho ta; nay nếu ta bắt lấy con, cướp lấy đất, thì sau này xuống chín suối còn mặt mũi nào trông thấy anh ta
Khi Lã Bố bị Tào Tháo đánh thua, chạy sang Từ Châu với Lưu Bị, Bị cho ở Tiểu Bái. Lã Bố là kẻ vô nghĩa, bội bạc giết cả hai người cha nuôi là Đinh Nguyên và Đổng Trác, Trương Phi khuyên Lưu Bị nên giết Lã Bố đi, Lưu Bị đã nói: “Người ta thế cùng về với ta. Nếu ta giết đi, thế là bất nghĩa” [27, I, 272].
Như vậy, Lưu Bị là con người có tấm lòng nhân nghĩa. Sự nhân nghĩa là điều kiện tiên quyết, vững chắc giúp Lưu Bị lập nên nghiệp lớn. Đây là nét tính cách khác nhau cơ bản nhất giữa Lưu Bị và Tào Tháo.