- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
3.3.2. Chế độ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán
Cục thuế cần xây dựng kế hoạch cụ thể báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để phối hợp với các ngành chức năng như: Công an, Tài chính, Quản lý thị trường,... thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thu tiền. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; đồng thời chuẩn bị đầy đủ các loại hoá đơn chứng từ để phục vụ cho các DN có điều kiện thực hiện tốt quy định của Nhà nước.
Các trường hợp vi phạm đều phải được lập biên bản theo chế độ quy định. Khi xử lý nếu truy thu thuế và phạt phải sử dụng biên lai thu thuế, biên lai thu tiền để thu và phải giao cho đơn vị bị xử lý vi phạm. Số tiền truy thu thuế, tiền phạt và tiền bán hàng tịch thu phải nộp vào Kho bạc Nhà nước theo chế độ hiện hành.
Các quy đinh về hóa đơn đối với các mặt hàng, đặc biệt là hàng xuất nhập khẩu; quy định về xử lý vi phạm cần được phổ biến công khai, đồng thời việc xử lý nghiêm các sai phạm chính là biện pháp răn đe tốt đối với những đối tượng đã và đang có ý định làm giả, hợp lý hóa chứng từ sổ sách hiện nay.
Việc quyết định thu hồi hóa đơn của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp (nếu có) thì cần phải có kế hoạch cụ thể và thông báo cho NNT được biết sớm hơn, và việc cấp mới hóa đơn cần được tiến hành kịp thời ngay sau đó, tránh tình trạng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khi mà hóa đơn bán ra không đòi lại được mà hàng hóa tồn kho không xuất được vì khách hàng yêu cầu phải có hóa đơn.
Chứng từ sổ sách của các đơn vị cần được lập và lưu trữ theo quy định, cán bộ thuế thường xuyên nhắc nhở các đơn vị mình quản lý về việc nắm bắt chế độ của Nhà nước, kịp thời cập nhật và có những điều chỉnh phù hợp, tránh tình trạng sai phạm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của đơn vị.