Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu , “Giải pháp tăng cường quản lí thuế TNDN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An” (Trang 48)

- Về lãnh đạo Cục thuế: Thực hiện theo Quyết định số 108/QĐBTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ban lãnh đạo Cục bao gồm có

2.2.4.Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

1 3/2/202 3/2/20 3 Tổng số tiền nợ thuế của các DN có

2.2.4.Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Bảng 2.6: Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra đối với các DN có vốn ĐTNN của Cục thuế tỉnh Nghệ An năm 2011- 2013

(Đơn vị: nghìn đồng)

Tiêu thức 2011 2012 2013

Số lượng DN lập kế hoạch TT, KT 5 5 4

Số lượng DN TT, KT 5 4 4

Số thuế truy thu 168.420 132.676 140.647

(Nguồn: báo cáo kết quả kiểm tra tại doanh nghiệp năm 2011-2013)

Tình hình công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Cục thuế Nghệ An đối với các DN có vốn ĐTNN cho thấy, mặc dù số lượng các cuộc kiểm tra được thực hiện còn ít so với tổng số các cuộc thanh tra, kiểm tra của toàn Cục, song kết quả truy thu đã cho thấy được hiệu quả của công việc. Trong năm 2013, Công tác kiểm tra thuế tại DN đối với các DN có vốn ĐTNN được chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, được phòng kiểm tra số 1 tiến hành kiểm tra thuế tại 4 Doanh nghiệp thuộc loại hình DN có vốn ĐTNN. Tổng số thuế xử lý sau thanh tra kiểm tra là gần 1,9 tỷ đồng, trong đó, tổng số thuế truy thu là hơn 140 triệu đồng (trong đó số thuế TNDN truy thu được là 22 triệu đồng), số thuế không được hoàn là hơn 1,4 tỷ đồng, truy hoàn thuế 215 triệu đồng, tiền phạt do kê khai sai là hơn 35 triệu đồng, phạt do nộp chậm 52 triệu đồng. (Nguồn: báo cáo kết quả kiểm tra tại doanh nghiệp 2013). Kiểm tra tại DN, phát hiện sai sót và kịp thời xử lý các trường hợp sai phạm sẽ là lời răn đe đối với các DN ĐTNN khác đang có ý định sai phạm để trốn, tránh thuế.

Cục thuế Nghệ An đã thực hiện quản lý thanh tra, kiểm tra rủi ro. Bộ phận kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế, báo cáo tài chính doanh nghiệp và các dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và các thông tin NNT từ các cơ quan liên quan để phân tích, đánh giá các đối tượng có rủi ro cao về thuế để đưa vào kế hoạch kiểm tra. Việc lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch kiểm tra dựa trên một số tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế như sau:

Lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế.

- Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như:

+ Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế.

+ Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; CQT đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục.

+ Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà CQT phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm.

+ Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.

- Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước:

+ Có số thuế giá trị gia tăng âm (-) liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và CQT đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được.

+ Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%.

Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn. Thủ trường cơ quan thuế quy định mức doanh thu và số tiền thuế phải nộp để xác định cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế phải nộp lớn.

Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của cấp trên.

Dựa trên các tiêu chí chủ yếu trên, hàng năm Cục thuế Nghệ An đều tiến hành lập kế hoạch kiểm tra và báo cáo lên Tổng cục Thuế theo đúng hướng dẫn chỉ đạo của Tổng cục.

- Quản lý mối quan hệ giữa thuế TNDN và vấn đề chuyển giá.

Tình trạng chuyển lợi nhuận ra nước ngoàì: Đây đang là vấn đề phức tạp và đáng báo động hiện nay, các công ty đa quốc gia với số chi nhánh rộng khắp trên thế giới nên rất thuận lợi để thực hiện hành vi gian lận thuế của mình dựa trên chênh lệch thuế suất thuế TNDN, các quy định về miễn, giảm thuế giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Bảng 2.7. Thuế suất thuế TNDN một số nước (%)

Tên nước 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 Singapore 20 20 20 18 18 17 17 17 Thái Lan 30 30 30 30 30 30 30 231 Phi-líp-pin 32 35 35 35 30 30 30 30 In-đô-nê-xi- a 30 30 30 30 28 25 25 25 Malaysia 28 28 27 26 25 25 25 25 Kazakhstan 30 30 30 30 20 20 20 20 Ấn Độ 37 34 34 34 34 34 32 32 Trung Quốc 33 33 33 25 25 25 25 25

Tên nước 1996 2000 2005 2011 2012

Nhật Bản 37,5 30 30 30 25,52

Hàn Quốc - 28 25 22 223

Từ 1/1/2013, Thái Lan giảm thuế suất phổ thông xuống mức 20%.

2

Từ 1/4/2012, thuế suất trung ương giảm từ 30% xuống 25,5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3

Từ 1/1/2012, doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế đến 200 triệu Won (tương đương 200.000 USD) thì mức thuế suất là 10%; doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ 200 triệu Won đến 20 tỷ Won (tương đương 20 triệu USD) thì mức thuế suất là 20%; doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế trên 20 tỷ Won thì mức thuế suất là 22%. Nguồn: Korean Taxation 2012.

(Nguồn: www.kpmg.com và tổng hợp từ trang web của Bộ Tài chính các nước.)

Như vậy, với lộ trình cắt giảm mức thuế suất Thuế TNDN của Việt Nam như hiện nay, với thuế suất phổ thông giảm xuống 22%/năm thì gần như chênh lệch thuế suất với các nhà đầu tư nước ngoài lớn ở Việt Nam như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,.. là không còn nhiều, nhưng chừng nào còn là động cơ có lợi cho bản thân NĐT thì họ vẫn sẵn sàng tìm cách chuyển lợi nhuận về nước để hưởng mức thuế suất thấp hơn. Bên cạnh những thất thoát về thuế TNDN thì thông qua việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, các công ty này chi trả lương cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thông qua tài khoản nước ngoài, gây thất thu thuế TNCN đối với NSNN.

Cũng phải nói rằng, chuyển lợi nhuận về nước không chỉ bởi mục tiêu duy nhất là hưởng mức thuế suất tốt hơn mà còn là vì mục tiêu đóng góp cho ngân sách nước NĐT, một ví dụ khá rõ cho mục tiêu này là NĐT Nhật Bản, họ quyết định chuyển lợi nhuận về nước trong khi thuế suất trong nước của họ cao hơn so với thuế suất thuế TNDN của Việt Nam. Kiểm soát tốt vấn đề này không chỉ mang lại hiệu quả cho ngành Thuế mà còn là một bước làm giàu cho đất nước.

Chuyển giá quốc tế là vấn đề đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của các bên liên doanh góp vốn và việc thu thuế của mỗi quốc gia. Trong khi thế giới đã có những bài học lớn từ những vụ kiện trốn thuế qua hình thức chuyển giá

thì vấn đề này ở Việt Nam còn đang bỏ ngỏ. Hiện nay thực trạng trốn thuế thông qua chuyển giá quốc tế thường được thực hiện một cách bài bản ngay từ đầu, khi góp vốn liên doanh thông qua góp vốn bằng máy móc thiết bị hay quá trình nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Đặc thù của những máy móc thiết bị nhập khẩu này từ phía nước ngoài sản xuất, thị trường trong nước chưa sản xuất được nên việc quản lý giá của nó là vô cùng phức tạp. Đây chính là yếu tố để phía nước ngoài vin vào để đội giá cả công nghệ ngoại nhập lên cao. Nhờ đó mà tỷ lệ vốn góp tăng lên, lợi nhuận thu được của nhà đầu tư cũng được chia cao hơn tương ứng, đây chính là sự thua thiệt của đối tác trong nước khi mà việc kiểm soát giá thiết bị công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc lợi dụng đẩy giá máy móc thiết bị nhập khẩu tạo dựng cơ sở vật chất cho đơn vị của các đối tác nước ngoài là một nguyên nhân thực tế làm giảm nghĩa vụ thuế của các DN có vốn ĐTNN đối với nhà nước thông qua việc tăng chi phí khấu hao TSCĐ. Vấn đề này càng trở nên quan trọng khi mà có hàng trăm dự án đang đầu tư vào Việt Nam với số vốn hàng tỷ USD.

Trên thực tế quản lý thuế tại cục thuế tỉnh Nghệ An, cán bộ lãnh đạo của Cục thuế đã làm rõ công tác xác định chi phí hợp lý của các doanh nghiệp. Với khoản mục có số trích rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên Việt Nam góp vốn và của nhà nước thì Cục đã có những kế hoạch kiểm tra cụ thể và kiên quyết xử lý khi có phát hiện sai phạm có liên quan cũng như có những kiến nghị với cấp trên về việc thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá thiết bị máy móc. Song cho đến thời điểm hiện tại, với hơn 26 DN có vốn ĐTNN có dấu hiệu nghi ngờ chuyển giá đã tiến hành thanh tra thì kết quả cho thấy của Cục thuế Nghệ An là vẫn chưa phát hiện được sai phạm của các đối tượng. Công tác quản lý về vấn đề chuyển giá hiện đang là vấn đề được chú trọng trong công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN có vốn ĐTNN tại cục thuế Nghệ An hiện nay, thực hiện quản lý một cách có hiệu quả và thiết thực là yêu cầu đặt ra cho ngành thuế tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu , “Giải pháp tăng cường quản lí thuế TNDN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An” (Trang 48)