- Về lãnh đạo Cục thuế: Thực hiện theo Quyết định số 108/QĐBTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ban lãnh đạo Cục bao gồm có
2.2.2. Công tác quản lý các căn cứ tính thuế
2.2.2.1. Công tác kê khai thuế:
Triển khai thực hiện các chính sách mới về thuế liên quan đến công tác kê khai như: Thông tư 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; về gia hạn nộp thuế TNDN quý 1,2,3/2013 và thuế GTGT các tháng 1,2,3/2013; Luật Quản lý thuế sửa đổi bổ sung, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành,…
Thực hiện tăng cường kiểm tra rà soát các hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm của Doanh nghiệp, phát hiện khai sai hoặc khai không kịp thời để chấn chỉnh, hướng dẫn NNT thực hiện đúng quy định. Đồng thời phối hợp với các Phòng đôn đốc các DN thực hiện kê khai đúng để đảm bảo quyền lợi về chính sách khuyến khích, hỗ trợ SXKD.
Phòng KK-KTT đã thực hiện đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế bằng nhiều biện pháp như in thư nhắc nộp, thông báo yêu cầu nộp tờ khai, tiến hành lập biên bản xử lý và tham mưu Lãnh đạo Cục xử phạt các trường hợp vi phạm nộp hồ sơ khai thuế chậm đúng quy định, công tác quản lý, theo dõi kê khai thuế ngày càng chặt chẽ. Việc xử lý các hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm theo đúng quy trình, xử lý các vi phạm về thủ tục kê khai. Hàng tháng phối hợp với phòng QLN và CCNT đối chiếu số liệu nợ đọng tiền thuế phục vụ cho công tác kết chuyển dữ liệu sang chương trình quản lý nợ (QLN).
Thực hiện đẩy mạnh công tác kê khai thuế qua mạng (iHTKK) tại Văn phòng Cục nhằm giảm thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho Người nộp thuế tiết kiệm thời gian trong công tác kê khai thuế.
Bên cạnh đó, với số lượng các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An là tương đối ít, tình hình kê khai của các DN này được thực hiện nghiêm
túc đã cho thấy việc kê khai của các DN diễn ra khá tốt. Việc kê khai tạm nộp quý và quyết toán thuế đã được thực hiện đúng quy định, đúng thời gian quy định, không có tình trạng chậm nộp tờ khai. Việc xin gia hạn nộp tờ khai được các DN thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy định. Các sai phạm thường gặp đối với thời hạn kê khai của các DN nói chung là không có. Đây cũng là một điểm đáng ghi nhận cho công tác tuyên truyền và nhận thức sâu sắc của các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trong năm 2013, công tác kiểm tra tại cơ quan thuế thực hiện kịp thời, tổng số các hồ sơ nhận được tại cơ quan thuế do phòng kiểm tra số 1 thực hiện đã được chấp nhận, không có hồ sơ chờ giải trình, không có hồ sơ điều chỉnh, không có hồ sơ ấn định, không có hồ sơ đề nghị kiểm tra tại DN. Do đó mà tại trụ sở cơ quan thuế không có số tiền thuế điều chỉnh đối với thuế TNDN của các DN có vốn ĐTNN.
2.2.2.2. Quản lý doanh thu tính thuế
Trọng tâm của công tác quản lý thuế TNDN là quản lý thu nhập chịu thuế. Trong đó, vấn đề quan tâm hàng đầu là phải quản lý chặt chẽ doanh thu tính thuế và chi phí hợp lý được khấu trừ khi xác định chi phí thực tế trong kỳ của DN. Chi phí hợp lý và doanh thu tính thuế là các yếu tố rất phức tạp, có ảnh hưởng tới tính công bằng và vai trò điều tiết vĩ mô của thuế TNDN. Trên thực tế, để trốn tránh thuế TNDN, các ĐTNT luôn tìm cách khai tăng chi phí hợp lý và khai giảm doanh thu chịu thuế để làm giảm thu nhập tính thuế bằng cách hạch toán lòng vòng, sai chế độ quy định, bỏ sót hóa đơn, đưa nhiều chi phí không rõ ràng vào chi phí,… Vì vậy, để quản lý tốt về các căn cứ tính thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải làm rõ được vấn đề doanh thu và chi phí trong công tác quản lý của mình.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp. Đối với khối ĐTNN tại địa bàn tỉnh Nghệ An, doanh thu của các ĐTNN có thể nhận được từ nhiều
hoạt động khác nhau, từ nhiều địa bàn khác nhau,… Do đó cơ quan thuế rất khó theo dõi, kiểm soát, vấn đề này cũng là một trở ngại cho công tác quản lý thuế TNDN đối với các đối tượng này.
Theo quy trình quản lý thuế hiện nay, các doanh nghiệp phải tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế. Do đó các doanh nghiệp phải tự tính doanh thu trong năm, các khoản chi phí phát sinh về kê khai theo biểu mẫu quy định. Kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp phải lập quyết toán thuế kèm theo tờ khai chi tiết về doanh thu, chi phí thực tế phát sinh trong năm để nộp cho cơ quan thuế. Xét trên góc độ nào đó thì quy trình này có tác dụng đề cao ý thức và sự tự giác của ĐTNT, ĐTNT phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của số liệu. Song đây đang là một kẽ hở để ĐTNT lợi dụng trong quá trình kê khai, quyết toán thuế nếu như không được kiểm tra chặt chẽ.
Việc quản lý tình hình kê khai của các DN có vốn ĐTNN và kiểm tra tại DN của cơ quan thuế cho thấy, thực tế trong quá trình kiểm tra vẫn còn những sai phạm về Doanh thu tính thuế trong kỳ.
Bảng 2.2. Kết quả kiểm tra doanh thu tính thuế của Cục thuế tỉnh Nghệ An đối với các DN có vốn ĐTNN năm 2011-2013
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm DN Doanh thu
DN kê khai Doanh thu Kiểm tra của CQT lệch (+/-)Chênh 2011 Công ty TNHH EB
Vinh 378 440 62
2013 Công ty TNHH
MATRIX Vinh 152 197 45
(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra tại trụ sở DN năm 2013)
Năm 2011, trong 5 DN tiến hành kiểm tra phát hiện chênh lệch 62 triệu đồng giữa doanh thu mà Công ty TNHH EB Vinh kê khai so với kết quả sau kiểm tra của cơ quan thuế, phát hiện trường hợp bán hàng hóa ghi hóa đơn
thấp hơn giá bán thực tế của thị trường sau khi tiến hành kiểm tra đối chiếu giá ghi trên hóa đơn với giá bán thực tế của thị trường. Trong 4 DN đã tiến hành kiểm tra năm 2013, Công ty TNHH MATRIX Vinh chênh lệch 45 triệu đồng so với kết quả sau kiểm tra của cơ quan thuế được xác định sau khi đối chiếu, kiểm tra các hợp đồng mua bán, phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản kiểm kê và các chứng từ thanh toán sổ theo dõi đã phát hiện trường hợp bán hàng không lập hóa đơn, không kê khai đúng doanh thu tính thuế trong kỳ.
Song song với những cố gắng và thành công trong việc quản lý các đối tượng nộp thuế, trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế của lĩnh vực ĐTNN vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được cải thiện để có thể làm tốt công tác này hơn nữa. Những tồn tại đó mang bóng dáng và tính chất cơ chế cũ, đó là tình trạng thực hiện quy trình quản lý thuế có nơi, có thời điểm làm việc theo kiểu chuyên quản cũ, còn cả nể chưa kiên quyết với các đơn vị trong việc xử lý các vi phạm về thuế. Việc nắm bắt, cập nhật thông tin đang được triển khai thường xuyên song vẫn chưa thực sự hiệu quả tối ưu.
2.2.2.3. Quản lý chi phí
Chi phí quản lý là một trong những yếu tố quan trọng để xác định số thuế TNDN phải nộp. Chi phí hợp lý có mối quan hệ ngược chiều với số thuế đơn vị phải nộp. Do đó, đây cũng trở thành yếu tố mà DN thường lợi dụng để trốn tránh thuế TNDN và công tác xây dựng định mức chi phí hợp lý trở thành điều kiện quan trọng để DN hạch toán kinh doanh có hiệu quả và cũng là điều kiện thiết thực để cán bộ thuế thực hiện tốt chức năng quản lý chi phí tính vào chi phí hợp lý của các doanh nghiệp.
Để quản lý các khoản chi phí hợp lý hợp lệ của các ĐTNT, Cục thuế tỉnh Nghệ An đã thường xuyên chỉ đạo sát sao việc nắm bắt, nắm vững những nội dung liên quan các khoản chi phí được khấu trừ theo quy định trong luật thuế TNDN, các quy định khác về chi phí trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, nhất là chế độ kế toán hiện hành để có thể nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình quản lý, các cán bộ thuế
đã kịp thời bóc tách các khoản mục chi phí, làm rõ những khoản chi phí nào là hợp lệ, chi phí nào là không hợp lệ để có thể quản lý tốt nhất doanh thu tính thuế trong kỳ, mặc dù doanh nghiệp đó đang trong thời gian được miễn giảm. Trong quá trình quản lý chi phí, các cán bộ Cục thuế tỉnh Nghệ An cũng đã tập trung vào một số khoản đáng lưu ý, nhất là đối với loại hình doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cụ thể như sau:
- Về khấu hao TSCĐ
Hiện nay phương pháp trích khấu hao TSCĐ được áp dụng thống nhất trong tất cả các doanh nghiệp theo Thông tư 45/2013/TT-BTC (thông tư hướng dẫn sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ngày 25/04/2013),... Tuy vậy vẫn còn tồn tại một số các doanh nghiệp trích khấu hao không hợp lý, không đúng với quy định: thời gian trích khấu hao quá nhiều hoặc quá ít, có doanh nghiệp đang trong thời gian xây dựng cơ bản đã trích khấu hao,... Vấn đề quản lý trích khấu hao TSCĐ luôn được quan tâm bởi đặc thù khi đầu tư của các DN có vốn ĐTNN thì các TSCĐ thường là các máy móc nhập khẩu hoặc góp vốn kinh doanh, vấn đề giá cả của các máy móc thiết bị này còn nhiều bất cập, việc định giá các TSCĐ này đang là khó khăn rất lớn bởi cho đến nay vẫn chưa có cơ quan thẩm định nào đủ năng lực để kiểm soát một cách chính xác vấn đề này. Trong năm 2013, trong 4 DN được tiến hành kiểm tra thì thấy trong cách tính khấu hao vào chi phí hợp lý của Công ty TNHH Khoáng sản Omya cho lô thiết bị gồm 2 máy xúc nhập khẩu tạo tài sản cố định có dấu hiệu sai phạm. Lô 2 thiết bị được nhập khẩu từ Nhật Bản với nguyên giá sau thuế là 680 triệu đồng/chiếc vào ngày 7/5/2013 và được đưa vào sử dụng từ ngày 22/5/2013. Với thời gian khấu hao là 8 năm trong mức cho phép thì khấu hao TSCĐ của thiết bị 1 tháng là 680/(8*12)=7,08 trđ, khấu hao TSCĐ trong tháng 5 là (7,08/31)*1=2,28 trđ nhưng do lỗi của kế toán DN đã ghi nhận khấu hao trong tháng 5 là 7,08 trđ, làm tăng số thuế kê khai quý II. Đây là một ví dụ về việc thiếu cập nhật thông tin của bản thân DN.
- Về chi phí nguyên vật liệu:
Chi phí nguyên vật liệu và chi phí chiếm phần lớn tổng chi phí hợp lý của Doanh nghiệp. Trong khoản này bao gồm rất nhiều các khoản chi phí nhỏ lẻ khác nên công tác quản lý gặp không ít khó khăn, công tác quản lý được thắt chặt từ khâu xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho tới giá trị thực tế xuất kho nguyên vật liệu của đơn vị. Các cán bộ thuế đã tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của hóa đơn chứng từ kế toán, đối chiếu số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn cũng như lượng hàng hóa thực nhập xuất theo phiếu nhập kho, xuất kho; kiểm tra đối chiếu định mức tiêu hao theo quy định; Đối chiếu các số phát sinh nợ các TK 154, 621, 627…, số phát sinh có các TK 111, 112, 331, 338, 152,… Từ đó ngăn ngừa tối đa tình trạng gian lận trong tính giá nguyên vật liệu và hạch toán chi phí nguyên vật liệu vào chi phí hợp lý trong kỳ của DN và theo báo cáo thu thập được trong năm 2013 thì chưa phát hiện thấy sai phạm trong vấn đề này.
- Quản lý chi phí tiền lương trong mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế TNCN.
Với thực trạng một số DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang trong tình trạng miễn giảm thuế TNDN, đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên có rất nhiều chuyên gia nước ngoài làm việc, đội ngũ này hầu hết chịu mức thuế TNCN nên công tác quản lý chi phí tiền lương đã được kiểm soát một cách chặt chẽ. Trong thời gian qua, Cục thuế tỉnh Nghệ An đã quản lý tốt chi phí tiền lương, không để tình trạng các DN có vốn ĐTNN lợi dụng kẽ hở này để trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Riêng trong năm 2013, Cục thuế tỉnh Nghệ An đã truy thu được số thuế TNCN hơn 90 triệu đồng khi tiến hành kiểm tra 4 DN có vốn ĐTNN (Nguồn: báo cáo kết quả kiểm tra tại doanh nghiệp 2013). Trong đó hơn 32 triệu đồng thu từ Công ty TNHH một thành viên MATRIX VIỆT NAM, với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một thành
công trong phối hợp công tác quản lý của toàn ngành thuế cần được tiếp tục phát huy.
2.2.2.4. Quản lý thu nhập khác
Quản lý thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế cũng là một nhiệm vụ đang được cán bộ thuế cố gắng thực hiện một cách khách quan và trung thực, bởi đây cũng là một cơ sở cho các ĐTNT cố tình làm giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ. Các khoản thu nhập thường được ĐTNT gian lận thông qua việc không ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ các khoản thu nhập từ lãi cho vay, các khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được, các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, các khoản chệnh lệch do phạt vi phạm hợp đồng, chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ, lãi do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, lãi vay, kinh doanh chứng khoán,... Theo kết quả kiểm tra tại DN năm 2013 của Cục thuế tỉnh Nghệ An đối với Công Ty TNHH Mía Đường Nghệ An Tate & Lyle cho thấy, một khoản chênh lệch tăng do thanh lý tài sản gần 30 triệu đồng đã không đưa vào thu nhập khác sau khi kiểm tra các biên bản kiểm kê của DN. Làm sai lệch một phần số thuế phải nộp trong kỳ của DN.