Giải pháp đối với công tác thu nộp thuế Xây dựng kế hoạch thu hàng năm hợp lý

Một phần của tài liệu , “Giải pháp tăng cường quản lí thuế TNDN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An” (Trang 67)

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

3.2.4.Giải pháp đối với công tác thu nộp thuế Xây dựng kế hoạch thu hàng năm hợp lý

- Công tác xây dựng kế hoạch thu được coi là biện pháp khai thác được tiềm năng của toàn ngành, kích thích được từng bộ phận, lĩnh vực tập trung trí tuệ, sức lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch giao. Để việc xây dựng kế hoạch thu có tác động tốt đến công tác quản lý thuế, Cục thuế cần chỉ đạo các phòng ban liên quan giải quyết tốt một số vấn đề sau:

+ Xây dựng kế hoạch thu phải xuất phát từ yêu cầu cân đối thu chi ngân sách cả về thời gian thu và số lượng thu; kế hoạch thu phải mang tính tiên tiến để có thể khai thác tối đa nguồn thu và tăng thu với chi phí bỏ ra là thấp nhất, song đồng thời cũng phải đảm bảo phù hợp với khả năng và thực lực của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trên địa bàn tỉnh.

+ Trong quá trình xây dựng kế hoạch thu phải phân tích đánh giá các chỉ tiêu thu của đối tượng nộp thuế, các loại thuế có thể thu được từ DN; phân tích mối quan hệ giữa các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, từ đó công tác quản lý thuế có thể được bao quát hơn.

+ Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước để rút ra những ưu nhược điểm còn tồn tại, từ đó công tác xây dựng kế hoạch thu có thể được tốt hơn.

- Tiến hành phân công, giao trách nhiệm đối với từng cán bộ theo dõi các DN có vốn ĐTNN để kịp thời đôn đốc tình hình nộp thuế của các đơn vị, đảm bảo nguồn thu theo kế hoạch đã đề ra.

Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ chính sách thuế, luật thuế

- Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế cần phải làm cho ĐTNN hiểu được chính sách thuế của nhà nước, tự giác thực hiện đóng thuế cho Nhà nước và xem đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, các báo đài địa phương, tạp chí, bản tin chuyên ngành để tuyên truyền hướng dẫn kịp

thời các chính sách, chế độ mới để NNT có thể nắm bắt được một cách thấu đáo và kịp thời. Công tác đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp cần tiếp tục triển khai, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN, giúp các DN phần nào giải đáp được những thắc mắc, hiểu rõ hơn luật thuế cũng như để thống nhất phương pháp làm việc giữa hai bên, nghe và phản hồi ý kiến của các doanh nghiệp về chế độ, chính sách,… để có căn cứ thực tế nhằm hoàn thiện chính sách chế độ thuế.

- Thực hiện phân loại người nộp thuế để có cơ chế tuyên truyền, hỗ trợ, đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý và các điều kiện khác để mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống đại lý thuế. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt cơ chế “Một cửa” tại bộ phận hỗ trợ NNT của cơ quan thuế.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống trang thông tin điện tử của ngành thuế, duy trì và thực hiện việc hỗ trợ người nộp thuế thông qua các hình thức: điện thoại, trực tiếp và trả lời bằng văn bản, giao lưu trực tuyến với người nộp thuế qua trang thông tin điện tử, phát sóng các chương trình Hỏi - đáp chính sách thuế” trên mục “Pháp luật và đời sống” của Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An,... tạo ra tính đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế.

Công tác kế toán - thống kê thuế cần được thực hiện nghiêm túc và kịp thời

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại tổ chức tốt công tác thu ngân sách nhà nước, tăng điểm thu, thực hiện kết nối truyền nhận dữ liệu kịp thời, chính xác. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Kho bạc trong việc đối chiếu số liệu thu NSNN đảm bảo số liệu giữa hai ngành đồng nhất.

- Đẩy mạnh công tác kế toán, thống kê thuế để nâng cao chất lượng báo cáo kế toán, thống kê thuế và đảm bảo việc truyền gửi đầy đủ, kịp thời đúng thời gian quy định.

Công tác truy thu nợ thuế cần được chỉ đạo quyết liệt hơn nữa

- Thực hiện rà soát các đối tượng nợ, khoản nợ, tiến hành phân loại nợ chính xác để có biện pháp quản lý và thu nợ hiệu quả. Phối hợp với các ngành chức năng để thu hồi số nợ của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản theo quy định.

- Tăng cường tuyên truyền, giải thích về nghĩa vụ cho người nộp thuế, tăng cường xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế để răn đe. Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế để nắm được kịp thời nợ phát sinh, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mới.

- Thực hiện phối hợp có hiệu quả giữa các bộ phận để xử lý kịp thời các khoản nợ chờ xử lý, thu hồi nợ thuế thông qua hoàn thuế, thu nợ truy thu qua thanh, kiểm tra,…

- Thực hiện nghiêm túc việc tính tiền chậm nộp và các biện pháp quản lý thu nợ; ban hành Thông báo sẽ CCNT và áp dụng các biện pháp CCNT đối với DN thuộc trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế theo đúng Quy trình CCNT.

- Thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nợ và CCNT. Kết hợp với các phương tiện truyền thông để đưa thông tin người nộp thuế có ý định trốn tránh nợ thuế, kéo dài nợ thuế mang tính răn đe các đối tượng có ý định sai phạm.

Một phần của tài liệu , “Giải pháp tăng cường quản lí thuế TNDN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An” (Trang 67)