Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu , “Giải pháp tăng cường quản lí thuế TNDN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An” (Trang 71)

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Đây là công tác chiếm vị trí quan trọng trong quản lý thuế, là công tác nhằm đảm bảo chính xác số thuế phải nộp, đảm bảo việc thi hành các quy định, việc thực hiện các quy trình của ngành, phát hiện kịp thời những hành vi gian lận trong quá trình quyết toán thuế, quá trình tính chi phí, ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế… Để đảm bảo cho công tác thanh tra kiểm tra có hiệu quả, có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, điều quan trọng là không ngừng nâng cáo trình độ chuyên môn cho các cán bộ thuế, đặc biệt là cán bộ thanh tra, mỗi cán bộ thuế phải thường xuyên trau dồi kiến thức về lĩnh vực quản lý của mình, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, của các đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc mình phụ trách. Đồng thời, phân công phân nhiệm cán bộ quản lý theo các mảng, từng lĩnh vực SXKD của đơn vị để có thể nắm bắt và tìm ra được những sai phạm trong quá trình hoạt động, giúp DN có thể cải thiện công tác quản lý tại đơn vị cũng như nâng cao các nghiệp vụ chuyên môn. Do đó, nâng cao nghiệp vụ, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra kiểm tra nói riêng là một yêu cầu tất yếu.

Cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hợp lý, xây dựng nội dung thanh tra kiểm tra cụ thể với từng doanh nghiệp, có kế hoạch thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất, không nhất thiết khi tìm thấy dấu hiệu sai phạm mới tiến hành thanh tra kiểm tra. Có như vậy, công tác thanh tra kiểm tra mới thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng liên quan (công an, cơ quan quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước,...) kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng chính sách pháp luật để trốn thuế, tránh thuế. Thực hiện công khai kết quả thanh tra, kiểm tra để phê phán các hành vi cố tình gian lận, trốn lậu thuế nhằm giáo dục, răn đe và ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Trong thời gian qua Việt Nam đã có những quy định để thực hiện chống gian lận thuế TNDN, đặc biệt là chống gian lận qua định giá chuyển nhượng. Các quy định của pháp luật tiếp tục trao quyền cho cơ quan thuế một số quyền hạn nhất định trong việc yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin, chứng minh, xác đinh doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, các phương pháp xác định giá thị trường của phần tài sản góp vốn của phía đối tác nước ngoài cũng cần được đưa vào những văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện cụ thể hơn, tạo cơ sở cho giúp cơ quan thuế và doanh nghiệp xác định có căn cứ và chính xác hơn.

Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan thuế các nước trong việc phổ biến kinh nghiệm xây dựng hệ thống văn bản pháp luật; đào tạo đội ngũ cán bộ chống gian lận thuế có trình độ cao, có kinh nghiệm; thường xuyên hợp tác trao đổi thông tin góp phần đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại của các công ty đa quốc gia hiện nay.

Một phần của tài liệu , “Giải pháp tăng cường quản lí thuế TNDN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An” (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w