Khó khăn của công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Một phần của tài liệu , “Giải pháp tăng cường quản lí thuế TNDN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An” (Trang 26)

có vốn ĐTNN

Kêu gọi ĐTNN nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài chính, tiền tệ, khoa học công nghệ, khoa học quản lý,… từ nước ngoài. Nó được xem là hình thức nhập khẩu tư bản, một hình thức hợp tác quốc tế trong sản xuất, kinh doanh, là hình thức chuyển tư bản từ nước đầu tư vào nước nhận đầu tư nhằm mục đích kiếm lời. Ở nước ta thời gian qua, về cơ bản vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài về vốn, công nghệ, trình độ quản lý… diễn ra khá tốt. Song, xuất phát từ thực tế là một nước đang phát triển, có trình độ quản lý còn thấp nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thất thu về thuế, tình trạng trốn thuế, tránh thuế vẫn diễn ra thường xuyên,… Ngoài ra, hạn chế về khả năng dự báo là một trong những khiếm khuyết lớn, tạo điều kiện cho các DN nói chung và DN có vốn ĐTNN nói riêng thực hiện những mánh khóe trong kinh doanh với những chiến lược xem là dài hạn của các chủ đầu tư. Việc áp dụng miễn giảm với thời gian dài tạo điều kiện cho chủ đầu tư trục lợi của Nhà nước mà không phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Hạn chế về khả năng dự báo và việc quản lý thiếu đồng bộ đã xảy ra tình trạng chủ đầu tư khai tăng lên rất nhiều giá trị máy móc thiết bị, TSCĐ ban đầu của DN, đội chi phí thực tế đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới số thu từ thuế.

Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN có vốn ĐTNN còn phụ thuộc vào đặc tính của từng doanh nghiệp. Do các chủ đầu tư đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó vấn đề quản lý thuế TNDN còn gặp nhiều khó khăn. Quản lý thuế TNDN phải xuất phát từ tình hình SXKD thực tế của DN, từ vấn đề doanh thu, chi phí, quản lý giá của TSCĐ, nguyên vật liệu ban đầu, cần phải kết hợp giữa kiểm tra với thanh tra việc thực hiện các quy định, quy trình quản lý thuế, quy trình quản lý vốn đầu tư, quy trình quản lý cấp

giấy phép đầu tư, quản lý chất lượng đầu ra,... vì mọi yếu tố đều ảnh hưởng tới doanh thu và chi phí, ảnh hưởng tới căn cứ tính thuế.

Những vấn đề trên cho thấy cần có những giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế. Nếu công tác quản lý được hoàn thiện, công tác thu đạt hiệu quả thì mới đảm bảo được nhu cầu chi tiêu của nhà nước, đảm bảo được khả năng tích lũy để đầu tư, đảm bảo công bằng trong phân chia lợi nhuận. Chỉ khi nào hiểu được sự cần thiết quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng ở nước ta hiện nay và những khó khăn còn gặp phải thì mới có thể đưa ra nhưng biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu , “Giải pháp tăng cường quản lí thuế TNDN đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An” (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w