Đánh giá rủi ro tài chính thông qua các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 64)

BẢNG 2.13 : HỆ SỐ THU NỢ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số thu nợ Tr.đg 362,935 396,811 466,482

Doanh số cho vay Tr.đg 392,841 450,408 487,663

Hệ số thu nợ % 92.39 88.10 95.66

Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả

nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao. Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm biến động không ổn định nhưng hệ số thu hồi nợ là khá cao, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi nhánh là khá tốt. Năm 2008 là 92.39%, năm 2009 là 88.10%, sang năm 2010 là 95.66%, tăng

8.58% so với năm 2009. Điều này giúp ta có thể nhận định rằng công tác thu hồi nợ

của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức là Ngân hàng khẳng định được nguồn

vốn của mình được bảo đảm, hoạt động của Ngân hàng có cơ sở vững chắc để tiếp

tục vồn tại và phát triển.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (còn gọi là Tỷ lệ nợ quá hạn)

BẢNG 2.14 : NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ QUA 3 NĂM

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Nợ quá hạn Tr.đg 3,340 7,921 12,530

Dư nợ Tr.đg 167,065 220,662 241,843

NQH / Tổng dư nợ % 1.99 3.59 5.18

(Nguồn: Phòng tín dụng Techcombank Khánh Hòa.)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sử dụng vốn, hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng. Như đã phân tích trên thì tình hình nợ quá hạn của

Chi nhánh tiếp tục tăng qua các năm. Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 1.99%, năm

2009 là 3.59% tăng và năm 2010 tiếp tục tăng 5.18%. Trong năm 2009 và 2010,

nhỏ đến các doanh nghiệp, do đó nợ quá hạn đã tăng. Đây cũng là hệ quả tất yếu khi mà khó khăn chung của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng

đã tác động không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá

hạn gia tăng qua các năm là do từ phía khách hàng vay vốn, và các món vay lớn

thu hồi chậm và làm ăn thua lỗ không có khả năng trả cho ngân hàng. Một

nguyên nhân nữa là do chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa thực sự tốt. Vì thế nợ quá hạn gia tăng. Trong năm 2010, hệ số này đã không còn nằm trong tầm

kiểm soát, đã cao hơn so với thông lệ quốc tế (5%).Đây là dấu hiệu xấu đối với

chất lượng tín dụng. Chi nhánh cần triển khai kế hoạch để kiểm soát rủi ro tín

dụng, và phải tìm hiểu nguyên nhân RRTD để nâng cao chất lượng tín dụng

trong thời gian tới.

Nợ xấu trên tổng dư nợ :

BẢNG 2.17: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ QUA 3 NĂM

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Nợ xấu Tr.đg 835.33 1,544.63 2,055.67

Dư nợ Tr.đg 167,065 220,662 241,843

Nợ xấu / Tổng dư nợ % 0.5 0.7 0.85

(Nguồn: Phòng tín dụng Techcombank Khánh Hòa.)

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tăng qua các năm. Điều này cho thấy việc quản lý nợ và thu nợ của ngân hàng chưa được cải

thiện, nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Chi nhánh Khánh Hòa khá thấp so với mức an toàn cho phép của NHNN (3%). Năm 2009, năm 2010 nợ

xấu đã tăng nhanh về lượng, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp, cá nhân vay vốn. Đây là dấu hiệu, cũng là bài học kinh nghiệm khi nhận

diện, cảnh báo về những dấu hiệu không tốt từ nền kinh tế. Chính vì vậy, việc

quản lý, kiểm soát RRTD, đòi hỏi Chi nhánh không thể lơi lỏng. Quản lý RRTD

tiêu của ngân hàng là hạ thấp được tỷ lệ này xuống càng thấp càng tốt mặc dù biết rằng trong kinh doanh thì không thể nào không có rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)