Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 31)

a) Nhân tố con người

Trong mọi lĩnh vực hoạt động thì yếu tố con người luôn đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công của công việc. Một đơn vị có đội ngũ nhân viên có trình

độ, năng lực và phẩm chất tốt, nhạy bén với sự thay đổi của thị trường sẽ là một lợi thế, một điểm mạnh của họ.Ngược lại, sẽ là điểm yếu làm giảm sức cạnh tranh của đơn vị đó.

Thực tế tại Techcombank Khánh Hòa đa phần ở đây là những cán bộ trẻ, họ là những cán bộ năng động, được đào tạo cơ bản, có khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại, có hiểu biết về các ngành kinh tế - kỹ thuật khác, các lĩnh vực chính trị xã hội, pháp luật để phục vụ ngày càng tốt hơn đòi hỏi của công việc. Chi nhánh Khánh Hòa luôn khuyến khích các nhân viên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đa dạng của Ngân hàng và chuẩn bị cho những công việc có trách nhiệm cao hơn .

b) Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ

Trong những năm vừa qua, chi nhánh được đầu tư cơ sở vật chất và tiện nghi hiện đại thật sự tiện lợi cho hoạt động kinh doanh và thực hiện các giao dịch nhanh chóng với khách hàng. Các thiết bị phục vụ cho hoạt động của phòng ban và bộ phận được trang bị đầy đủ đã tạo ra sự thoải mái và tiện dụng trong quá trình làm việc. Hiện nay các phòng ban đều được trang bị máy tính nối mạng toàn hệ thống, phòng ngân quỹ được trang bị máy soi, máy kiểm tra tiền giả… Vì vậy, các hoạt động trong toàn chi nhánh được phối hợp nhịp nhàng, hệ thống thông tin liên hoàn giữa các bộ phận.

2.2.4 Tình hình kinh doanh của ngân hàng Techcombank Khánh Hòa 2008-2010 2.2.4.1 Tình hình huy động vốn:

Huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, việc huy động vốn tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển kinh doanh, đủ nguồn để cung cấp cho các hoạt động cho vay, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu,… Vì thế, ngân hàng Techcombank luôn chú trọng công tác huy động vốn, thực hiện huy động vốn bằng nhiều hình thức như: Tiền gửi tiết kiệm ( có kì hạn và không có kì hạn), phát hành trái phiếu, kì phiếu, mở tài khoản… Kết quả công tác huy động vốn của Techcombank Khánh Hòa được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn 2008 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 số tiền % số tiền %

Nguồn vốn huy động khác 52,442 66,288 114,319 13,846 26.4 48,031 72.5 Tiền gửi từ tổ chức kinh tế 111,431 142,699 260,507 31,267 28.1 117,81 82.6 Tiền gửi từ dân cư 73,216 117,555 174,767 44,339 60.6 57,121 48.6 Tổng vốn huy động 237,089 326,542 549,593 89,453 37.7 223,05 68.3 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2008-2010 Techcombank Khánh Hòa)

0 50 100 150 200 250 300 2008 2009 2010 Năm T riệ u đ n g Nguồn vốn huy động khác Tiền gửi từ tổ chức kinh tế Tiền gửi từ dân cư

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Techcombank Khánh Hòa từ năm 2008 - 2010

 Năm 2008: Tổng nguồn vốn huy động được đạt 237,089 triệu đồng. trong đó: - Tiền gửi từ tổ chức kinh tế đạt 111,431 triệu đồng, chiếm 47%

- Tiền gửi từ dân cư đạt 73,216 triệu đồng, chiếm khoảng 31%

- Còn lại huy động từ các nguồn khác là 52,442 triệu đồng, chiếm 22%.  Năm 2009: Tổng nguồn vốn huy động được đạt 326,542 triệu đồng. trong đó:

- Tiền gửi từ tổ chức kinh tế đạt 142,699 triệu đồng, chiếm 43.7%. - Tiền gửi từ dân cư đạt 117,555 triệu đồng, chiếm khoảng 36%

- Còn lại huy động từ các nguồn khác là 66,288 triệu đồng, chiếm 20.3%.

So sánh năm 2009 với năm 2008 ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể, vào khoảng 89,453 triệu đồng ( 37.7%), tỷ lệ tăng tiền gửi khá cao, đặc biệt là tiền gửi từ dân cư (60.6%), có được điều này là nhờ chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của Techcombank Khánh Hòa.Điều này cho thấy hiệu quả công tác huy động vốn của Techcombank.

 Năm 2010: Tổng nguồn vốn huy động được đạt 549,593 triệu đồng. trong đó: - Tiền gửi từ tổ chức kinh tế đạt 260,507 triệu đồng, chiếm 47.4%.

- Tiền gửi từ dân cư đạt 174,767 triệu đồng, chiếm khoảng 32%

- Còn lại huy động từ các nguồn khác là 114,319 triệu đồng, chiếm 20.6%. So sánh năm 2010 với năm 2009 ta thấy lượng vốn huy động được tăng lên một cách ấn tượng là 223,051 triệu đồng ( 68.3%); các khoản tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng mạnh lần lượt là 82.6% và 48.6%, các khoản huy động khác cũng tăng mạnh.Có được điều này là do cuối năm 2010 toàn hệ thống Techcombank triển khai đợt huy động vốn mạnh với lãi suất tăng lên tới 17%/năm, và Techcombank Khánh Hòa đã đạt được con số huy động lên tới hơn 90 tỉ trong vòng 3 ngày. Và qua đó cũng thấy được uy tín của ngân hàng đối với các tổ chức kinh tế và dân cư rất cao, và cũng thể hiện năng lực huy động vốn của đội ngũ nhân viên Techcombank Khánh Hòa.

2.2.4.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Techcombank Khánh Hòa 2008-2010

Nhờ sự phấn đấu không ngừng để đạt được những mục tiêu đề ra và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn Khánh Hòa, Techcombank Khánh Hòa đã đạt được những kết quả đáng kể, được thể hiện như sau:

BẢNG 2.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2008 - 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Tổng thu 40,571 37,971 66,026 -2,600 -6.41 28,055 73.9 Tổng chi 32,090 27,865 53,002 -4,225 -13.17 25,137 90.2 LNTTDP 8,481 10,106 13,024 1,625 19,2 2,918 28.9 CPDPRR 816 1,084 2,862 268 32.8 1,778 164 LNTT 7,665 9,022 10,163 1,357 17.7 1,141 12.6 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2008-2010 Techcombank Khánh Hòa)

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2008 2009 2010 Năm T ri ệu đ ồ n g Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận

Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Khánh Hòa

Nhận xét:

 Năm 2008:

- Tổng thu là 40,571 triệu đồng . - Tổng chi là 32,090 triệu đồng.

- Lợi nhuận trước thuế là 7,665 triệu đồng.  Năm 2009:

Tổng thu là 37,971 triệu đồng, giảm 6.4% so với năm 2008. Bên cạnh đó, tổng chi của năm 2009 cũng giảm đi 13.2%, đạt 27,865 triệu đồng. Sỡ dĩ nguyên nhân gây ra sự giảm sút trong doanh thu này là do cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2009 khiến các khách hàng của Techcombank sản xuất kinh doanh khó khăn và hạn chế giao dịch với ngân hàng. Thế nhưng xét về mặt lợi nhuận đạt được thì năm 2009 lại tăng lên so với năm 2008 là 17.7% ( do mặc dù tổng thu giảm nhưng tổng chi cũng giảm theo).

 Sang năm 2010 thì tổng thu và tổng chi đã trở lại tăng mạnh: - Tổng thu đạt 66,026 triệu đồng, tăng 73.9%.

- Tổng chi là 53,002 triệu đồng, tăng 90.2% - Và lợi nhuận cũng tăng 12.6%

Nhìn chung qua 3 năm 2008 – 2010 thì kết quả kinh doanh của Techcombank đạt nhiều kết quả khả quan, mỗi năm đều có lợi nhuận và lợi nhuận tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Techcombank Khánh Hòa.. tuy nhiên, xét tổng thể thi lợi nhuận mỗi năm chưa cao lắm, vì thế Techcombnak cần phải cố gắng đẩy mạnh thêm hiệu quả công tác kinh doanh.

2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK KHÁNH HÒA KHÁNH HÒA

2.3.1 Phân tích chung tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn của Techcombank Khánh Hòa qua 3 năm 2008-2010 Techcombank Khánh Hòa qua 3 năm 2008-2010

2.3.1.1 Phân tích tình hình cho vay.

Nghiệp vụ cho vay là một phần không thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng có được chủ yếu là từ cho vay tín dụng (chiếm 78-80%). Do vậy, chi nhánh hết sức coi trọng, không ngừng hoàn thiện cơ chế, thủ tục vay để giảm chi phí và thuận tiện cho khách hàng.

Phân tích hoạt động cho vay theo thời gian

BẢNG 2.3 DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN (2008-2010)

Đơn vị tính : Triệu đồng

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 362,160.12 92.19 416,897.64 92.56 460,402.64 94.41 54,737.53 15.11 43,504.99 10.44 Trung và

dài hạn 30,680.88 7.81 33,510.36 7.44 27,260.36 5.59 2,829.47 9.22 -6,249.99 -18.65

Tổng

cộng 392,841 100 450,408 100 487,663 100 57,567 24.34 37,255 -8.22

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 2008 2009 2010 Năm T ri ệ u đ ồ n g Ngắn hạn Trung và dài hạn

Biểu đồ 2.3:Doanh số cho vay theo thời gian ( 2008 – 2010 )

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy nhu cầu cho vay vốn của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (chiếm trên 90%). Điều này cũng dễ hiểu vì Ngân hàng và khách hàng luôn cẩn trọng trước những biến động khá phức tạp của thị trường, đây là loại hình ít rủi ro nhất, khả năng quay vòng vốn nhanh.

+ Cho vay ngắn hạn: Qua các năm, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên. Năm 2008 là 362,160.12 triệu đồng, năm 2009 là triệu đồng, tăng 54,737.53 triệu đồng (tương đương 15.11%), sang năm 2010 là 460,402.64 triệu đồng, tăng 43,504.99 triệu đồng (tương đương 10.44%). Nguyên nhân là do lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng khá hấp dẫn, đồng thời Ngân hàng cho vay ngắn hạn thì khả năng quay vòng vốn nhanh hơn, và Ngân Hàng cũng tạo được lòng tin ở khách hàng, thủ tục cấp tín dụng đơn giản, gọn gàng, nhanh chóng nên doanh số cho vay của Ngân Hàng hàng năm tăng lên.

+ Cho vay trung và dài hạn : Đối với cho vay trung và dài hạn thì có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay nhưng xét về giá trị thì có xu hướng tăng. Năm 2008, Ngân hàng cho vay 30,680.88 triệu đồng tương đương chiếm 7.81% tổng doanh số cho vay cả năm, sang năm 2009 thì đạt được 33,510.36 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 9.22%, nhưng tỷ trọng cũng chỉ chiếm 7.44% trong tổng doanh số cho vay năm 2009. Nguyên nhân tăng trong năm 2009 là ngân hàng có chính sách hỗ

trợ cho vay bất động sản, mua máy thiết bị, xây dựng, các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước của các doanh nghiệp tăng…

Đến năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn là 27,260.36 triệu đồng, giảm so với 2009 là 6,249.99 triệu đồng (tương đương giảm 18.65%) với tỷ trọng là 5.59% trên tổng vốn cho vay. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2010 tình hình kinh tế thế giới, trong nước cũng như thành phố Khánh Hòa có sự biến động nên hạn chế cho vay trung dài hạn vì rủi ro cao, khả năng xoay vòng vốn chậm.

Ta thấy ngân hàng chưa thật quan tâm đến cho vay trung hạn mặc dù trên lý thuyết nó đem lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn.

Tóm lại, doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng, doanh số cho vay càng lớn thì họat động tín dụng càng lớn. Trong các năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng khá tốt, tăng đều qua các năm, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, còn vay trung và dài hạn thì chiếm tỷ lệ thấp. Vì thế, Ngân hàng cần đầu tư mở rộng việc cho vay trung và dài hạn, tuy có rủi ro lớn nhưng đem lại lợi nhuận cao. Đối tượng cần hướng tới là các khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vòng quay vốn nhanh nhằm đưa Ngân hàng ngày càng phát triển.

Doanh số cho vay theo đối tượng

BẢNG 2.4:DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010

Đơn vị tính : Triệu đồng

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Nông lâm ngư

nghiệp 117,773.73 29.98 177,956.20 39.51 219,399.58 44.99 60,182.47 51.10 41,443.38 23.29 2.Xây dựng 12,256.64 3.12 18,691.93 4.15 10,484.75 2.15 6,435.29 0.53 -8,207.18 -0.44 3. Thủy sản 196,106.23 49.92 180,658.65 40.11 171,803.67 35.23 -15,447.58 -0.08 -8,854.97 -0.05 4.TM và dịch vụ 39,244.82 9.99 52,067.16 11.56 68,614.18 14.07 12,822.35 0.33 16,547.02 0.32 5. Ngành khác 27,459.59 6.99 21,034.05 4.67 17,848.47 3.66 -6,425.53 -0.23 -3,185.59 -0.15 TỔNG CỘNG 392,841 100 450,408 100 488,151 100 57,567 51.64 37,743 22.97

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 Năm T ri u đ n g

Nông lâm ngư nghiệp

Xây dựng Thủy sản TM và dịch vụ Ngành khác

Biểu đồ 2.4 : Doanh số cho vay theo đối tượng

Ngành Thủy sản

Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Techcombank Khánh Hòa tỷ trọng trung bình qua các năm là trên 30%. Nhưng doanh số cho vay ngành thủy sản lại giảm dần qua cá năm. Cụ thể là năm 2009 doanh số cho vay chiếm 40.11% trong tổng doanh số cho vay của năm, giảm so với năm 2008 là 15,447.58 triệu đồng tương ứng 0.08% và tiếp tục giảm trong năm 2010 , doanh số cho vay năm 2010 chỉ chiếm 35.23% trong tổng doanh số cho vay cả năm , giảm so với năm 2009 với số tiền là 8,854.97 triệu đồng.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là trong năm 2009 và 2010 kinh tế gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, mặc dù ngành thủy sản là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng trong năm 2009 và 2010 một số cơ sở chế biến thủy sản trong nước xuất khẩu hàng không đủ tiêu chuẩn nên bị từ chối, làm ăn không hiệu quả, nhiều nơi không có khả năng trả nợ hoặc phá sản và trong năm

2009 Chi nhánh có chính sách hạn chế hàng tồn kho ba bên. Đứng trước tình hình đó nên Chi nhánh chủ động giảm cho vay đối với lĩnh vực này.

Ngành Nông – lâm - ngư nghiệp

Ngân hàng cho vay trong ngành Nông- lâm - ngư nghiệp chủ yếu là cho vay để phục vụ nuôi trồng thủy sản. Qua ba năm, doanh số cho vay của Techcombank trong lĩnh vực này đều tăng cao, cụ thể là năm 2009 doanh số cho vay của ngành đạt 177,956.20 triệu đồng tăng 51.10% so với năm 2008, và tiếp tục tăng trong năm 2010, nâng doanh số cho vay lên 219,399.58 triệu đồng,tăng thêm so năm 2009 là 41,443.38 triệu đồng với tốc độ tăng là 23.29%. Nguyên nhân: Do các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa thực hiện chủ chương chuyển đổi và mở rộng các diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo xu hướng nuôi đầu tư kỹ thuật với quy mô lớn, vì thế diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên. Nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng làm cho doanh số cho vay của ngành này cũng tăng qua các năm.

Ngành thương mại dịch vụ

Vì đây là ngành khá nhạy bén với nhu cầu thị trường nên tình hình cho vay có xu hướng tăng tương đối đều qua các năm. Cụ thể giá trị cho vay năm 2009 là 52,067.16 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 12,822.35 triệu đồng (tương đương tăng 0.33%). Đến năm 2010 giá trị cho vay là 68,614.18 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 16,547.02 triệu đồng (tương đương 0.32%). Nguyên nhân là do những năm gần đây với sự phát triển năng động của Thành phố xu hướng chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn thành phố,và Khánh Hòa đang trên đà phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nên sức mua của người dân ngày càng cao dẫn đến nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực naỳ là lớn. Nhiều loại hình dịch vụ Karaoke, massage, mua xe chở khách, xây dựng nhà ở cho sinh viên, khách sạn… nên Chi nhánh đã chủ động mở rộng cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)