Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 27)

Sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh tế quốc gia nói chung và của thành phố Nha Trang nói riêng đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Techcombank Khánh Hòa

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa

Trong những năm qua, nền kinh tế Khánh Hòa phát triển liên tục với tốc độ khá cao, là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam GDP tăng bình quân 10,84%/ năm. Tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm 2009 là 10,2%, cao gần gấp đôi so với Việt Nam. Dịch vụ - du lịch chiếm 43,32% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 41,71%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 14,97%. GDP bình quân đầu người là 20,44 triệu đồng tương đương 1,200 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Thu nhập bình quân đầu người ước tính 9.8 triệu đồng/năm, và là 1 trong 5 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước. Như vậy, hòa nhập cùng cả nước, kinh tế Khánh Hòa đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân được nâng lên, tích lũy trong dân cư ngày càng lớn, mức tiêu dùng cũng ngày càng tăng là điều kiện tốt để Ngân hàng tăng khả năng huy động vốn và phát triển hoạt động tín dụng trên địa bàn.

Tình hình lạm phát.

Thời gian qua, lạm phát nước ta liên tục gia tăng. Đây được coi là vấn đề đáng lo ngại không chỉ cho các ngành kinh tế mà còn cho cả nền kinh tế. Giá cả liên tục leo thang do giá dầu Thế giới không ngừng tăng cao bên cạnh các cuộc khủng hoảng kinh tế trên Thế giới như sự giảm phát của nền Kinh tế Mỹ, khủng hoảng lương thực, tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư...Trong năm phải đối mặt với lạm phát tăng cao (Theo cục thống kê lạm phát của Việt Nam năm 2008 là 22.97%, năm 2009 là 9.17%, năm 2010 là 11.75%) do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng:

- Thứ nhất: Ngân hàng phải tăng lãi suất vay vì thế phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng.

- Thứ hai: Do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm cho khả năng rủi ro của các ngân hàng.

-Thứ ba: Do lý do thứ hai mà các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chi phí cho ngân hàng. Hiện nay tỷ lệ lạm phát ở nước ta đã dần được kiềm chế nhưng khó có thể dự đoán trước xu thế và mức độ ảnh hưởng của nó trong tương lai. Đây rõ ràng là một xu thế không hoàn toàn có lợi cho Ngân hàng Techcombank Việt Nam nói chung và cho Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa nói riêng.

b) Môi trường kinh tế - chính trị - pháp luật

Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng khoảng, hoặc luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị sẽ dẫn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam Á đã chứng minh điều đó. Tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản đã bị tàn phá do không thu lại được các khoản nợ, không cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng của khu vực giảm xuống.

Tình hình chính trị - xã hội, chiến tranh, cũng như thiên tai, dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản cho vay của Ngân Hàng.

Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng

ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước

Ngân hàng Techcombank Việt Nam là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Nó chụi sự tác động trực tiếp bởi các chủ trương chính sách của Nhà nước, đặt biệt là chính sách tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường, để thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước sử dụng các như: thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, …

Ngân hàng Trung Ương dùng các chính sách sau đây để thực thi chính sách tiền tệ:

 Dự trữ bắt buộc

Tất cả các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đều bắt buộc phải duy trì một mức dự trữ bắt buộc tính theo tỷ lệ phần trăm trên nguồn vốn huy động.

Khi ngân hàng Trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại thì sẽ làm nguồn vốn vay của ngân hàng giảm và ngược lại khi ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại tăng lên.

Mức dự trữ theo văn bản 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008, áp dụng từ 01/01/2009 đựợc áp dụng là 5% trên tổng nguồn vốn huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng và 1% trên tổng vốn huy động đối với tiền gửi trên 12 tháng. Tỷ lệ này ở mức trung bình nên khuyến khích các ngân hàng tăng khả năng cho vay, nhưng khi cần hạn chế tín dụng ngân hàng nhà nước sẽ tăng dự trữ bắt buộc lên 15% - 20%.

 Lãi suất

Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất trần: tối đa cho tiền gửi và tối thiểu cho tiền vay thông qua quy định lãi suất cơ bản.Việc điều hành lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay như hiện nay tuy còn nhiều bất cập song cũng tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng, ổn định thị trường tín dụng cũng như ngăn ngừa hạn chế lạm phát. Việc quy định lãi suất cơ bản ảnh hưởng đến tính chủ động sáng tạo, linh hoạt trong sản xuất kinh

doanh tín dụng của các ngân hàng vì lãi suất là yếu tố cạnh tranh nhất giữa các ngân hàng thương mại.

 Ấn định hạn mức tín dụng

Ấn định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại là một phương pháp kiểm soát khối lượng tín dụng về mặt định lượng. Theo đó ngân hàng Trung ương sẽ phân bố hạn mức tín dụng cho mỗi ngân hàng thương mại trên cơ sở dư nợ tín dụng và vốn tự có của mỗi ngân hàng.

c) Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng mạnh mẽ nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên 150 của WTO. Những thách thức từ hệ thống các Ngân hàng trong nước với các dịch vụ và công nghệ mới, mà còn chuẩn bị đương đầu với một làn sóng mà các ngân hàng ở nước ngoài trong một tương lại không xa. Tuy nhiên, Techcombank nói chung và chi nhánh Nha trang nói riêng đã có những hước tiến mạnh mẽ về năng lực cạnh tranh trong toàn ngành Ngân hàng Việt Nam. Trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh, một số ngân hàng trong nước đang nỗ lực tăng trưởng, Techcombank Khánh Hòa vẫn duy trì được một thế đứng vững chắc trong ngành ngân hàng.

d) Vị trí địa lý

Trụ sở Techcombank Khánh Hòa và các phòng giao dịch của chi nhánh được đặt tại các vị trí giao thông thuận lợi, phòng ốc rộng rãi thông thoáng hơn so với các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn. Tạo sự thoải mái, tiện lợi cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng dễ dàng hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để Techcombank Khánh Hòa quảng bá các hình thức huy động vốn và cho vay đến các tầng lớp trong dân cư, đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội được dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)