Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 50)

Dư nợ theo thời gian

BẢNG 2.7 : TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI GIAN

Đơn vị tính :triệu đồng

Năm 2009/2008 2010/2009

Chỉ

tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 144,076.86 197,382.16 218,384.23 53,305.30 37.00 21,002.07 10.64 Trung và dài hạn 22,988.14 23,279.84 23,458.77 291.70 1.27 178.93 0.77 Tổng cộng 167,065 220,662 241,843 53,597 38.27 21,181 9.60

( Nguồn : Phòng tín dụng ngân hàng Techcombank Khánh Hòa từ 2008 - 2010 )

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 Năm T ri u đ n g Ngắn hạn Trung và dài hạn

Biểu đồ 2.7 : Dư nợ theo thời gian

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ năm 2009 là 220,662 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 53,597 triệu đồng (tương đương tăng 38.27%) và đến năm 2010 tổng dư nợ là 241,843 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 21,181 triệu đồng (tương đương tăng 9.60%). Nguyên nhân :

+ Dư nợ ngắn hạn năm 2009 là 197,382.16 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 53,305.30 triệu đồng (tương đương tăng 37.00 %), dư nợ năm 2010 là 218,384.23 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 21,002.07 triệu đồng (tương đương tăng 10.64%). Nguyên nhân là do trong những năm qua ngân hàng không ngừng cho vay ngắn hạn, đây là loại hình đầu tư đem lại cho ngân hàng hiệu quả cao và ít gặp rủi ro mà còn nhanh chóng thu hồi vốn nhanh từ khách hàng vay.

+ Dư nợ trung và dài hạn năm 2009 là triệu 23,279.84 đồng tăng so với năm 2008 là 291.70 triệu đồng (tương đương tăng 1.27%). Sang năm 2010 dư nợ là 23,458.77 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 178.93 triệu đồng tương ứng tăng 0.77 %. Ta thấy rõ ràng, năm 2009 Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến hình thức cho vay này vì nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh và xu hướng chung của các doanh nghiệp đi vay là nỗ lực hơn trong kinh doanh tạo lợi nhuận và uy tín cho mình. Mặt khác, nhu cầu du học của người dân ngày càng tăng cao và thường vay trọn gói nên Ngân hàng cần sử dụng những ưu đãi đặc biệt cho đối tượng này, bên cạnh đó cũng cần tranh thủ tiếp cận những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có uy tín để khai thác những lợi ích từ hình thức cho vay này đem lại.

BẢNG 2.8 : TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG

Đơn vị tính :triệu đồng

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Nông lâm ngư nghiệp 41,966.73 25.12 65,249.75 29.57 84,185.55 34.81 23,283.03 55.48 18,935.79 29.02 2.Xây dựng 6,816.25 4.08 7,634.91 3.46 5,223.81 2.16 818.65 12.01 -2,411.10 -31.58 3. Thủy sản 87,391.70 52.31 105,608.83 47.86 102,130.30 42.23 18,217.13 20.85 -3,478.53 -3.29 4.TM và dịch vụ 18,661.16 11.17 31,245.74 14.16 38,888.35 16.08 12,584.58 67.44 7,642.62 24.46 5. Ngành khác 12,229.16 7.32 10,922.77 4.95 11,414.99 4.72 -1,306.39 -10.68 492.22 4.51

TỔNG CỘNG 167,065 100 220,662 100 241,843 100 53,597 145 21,181 23

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2008 2009 2010 Năm T ri ệu đ n g Nông lâm ngư nghiệp Xây dựng Thủy sản TM và dịch vụ Ngành khác

Biểu đồ 2.8:Tình hình dư nợ theo đối tượng

Ngành nông lâm ngư nghiệp :

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2009 dư nợ là 65,249.75 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 23,283.03 triệu đồng (tương đương tăng

55.48%). Đến năm 2010 dư nợ là 84,185.55 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 18,935.79 triệu đồng (tương đương tăng 29.02%). Nguyên nhân là ngành nông lâm

ngư nghiệp qua các năm quy mô sản xuất được mở rộng, do đó quy mô tín dụng

ngày càng lớn.

Xât dựng :

Dư nợ của ngành tăng vào năm 2009 nhưng sang năm 2010 lại giảm. Cụ

thể là năm 2009 dư nợ là 7,634.91 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 818.65 triệu đồng (tương ứng với 12.01%), năm 2010 giảm 2,411.1 triệu đồng so với năm 2009 và dư nợ năm 2010 là 5,223.81 triệu đồng. Nguyên nhân là cho vay trung và dài hạn

nhằm mục đích tiêu dùng như mua đất, xây nhà, mua tài sản cố định ngân hàng có

xu hướng giảm cho vay vào lĩnh vực này…..Vì vậy mà dư nợ có xu hướng giảm

Thủy sản

Dư nợ 2009 của ngành này là 105,608.83 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 18,217.13 triệu đồng (tương đương tăng 20.85%). Đến năm 2010 dư nợ là 102,130.30 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 3,478.53 triệu đồng (tương đương

giảm 3.29 %).

TM và dịch vụ

Năm 2009 dư nợ là 31,245.74 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 12,584.58 triệu đồng tương ứng tăng 67.44%. Sang năm 2010 dư nợ của ngành này là 38,888.35 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 7,642.62 triệu đồng tương ứng tăng

24.46%. Nguyên nhân là do ngành này là ngành khá nhạy bén với nhu cầu thị trường nên dư nợ và doanh số cho vay có xu hướng tăng.

Ngành khác

Dư nợ của ngành này tăng giảm không ổn định. Năm 2009 dư nợ là 10,922.77 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 1,306.39 triệu đồng tương ứng tăng

10.68%. Sang năm 2010 dư nợ của ngành này là 11,414.99 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 492.22 triệu đồng tương ứng tăng 4.51% .

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)