Nghiệp vụ cho vay là một phần không thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng có được chủ yếu là từ cho vay tín dụng (chiếm 78-80%). Do vậy, chi nhánh hết sức coi trọng, không ngừng hoàn thiện cơ chế, thủ tục vay để giảm chi phí và thuận tiện cho khách hàng.
Phân tích hoạt động cho vay theo thời gian
BẢNG 2.3 DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN (2008-2010)
Đơn vị tính : Triệu đồng
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 362,160.12 92.19 416,897.64 92.56 460,402.64 94.41 54,737.53 15.11 43,504.99 10.44 Trung và
dài hạn 30,680.88 7.81 33,510.36 7.44 27,260.36 5.59 2,829.47 9.22 -6,249.99 -18.65
Tổng
cộng 392,841 100 450,408 100 487,663 100 57,567 24.34 37,255 -8.22
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 2008 2009 2010 Năm T ri ệ u đ ồ n g Ngắn hạn Trung và dài hạn
Biểu đồ 2.3:Doanh số cho vay theo thời gian ( 2008 – 2010 )
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy nhu cầu cho vay vốn của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (chiếm trên 90%). Điều này cũng dễ hiểu vì Ngân hàng và khách hàng luôn cẩn trọng trước những biến động khá phức tạp của thị trường, đây là loại hình ít rủi ro nhất, khả năng quay vòng vốn nhanh.
+ Cho vay ngắn hạn: Qua các năm, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên. Năm 2008 là 362,160.12 triệu đồng, năm 2009 là triệu đồng, tăng 54,737.53 triệu đồng (tương đương 15.11%), sang năm 2010 là 460,402.64 triệu đồng, tăng 43,504.99 triệu đồng (tương đương 10.44%). Nguyên nhân là do lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng khá hấp dẫn, đồng thời Ngân hàng cho vay ngắn hạn thì khả năng quay vòng vốn nhanh hơn, và Ngân Hàng cũng tạo được lòng tin ở khách hàng, thủ tục cấp tín dụng đơn giản, gọn gàng, nhanh chóng nên doanh số cho vay của Ngân Hàng hàng năm tăng lên.
+ Cho vay trung và dài hạn : Đối với cho vay trung và dài hạn thì có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay nhưng xét về giá trị thì có xu hướng tăng. Năm 2008, Ngân hàng cho vay 30,680.88 triệu đồng tương đương chiếm 7.81% tổng doanh số cho vay cả năm, sang năm 2009 thì đạt được 33,510.36 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 9.22%, nhưng tỷ trọng cũng chỉ chiếm 7.44% trong tổng doanh số cho vay năm 2009. Nguyên nhân tăng trong năm 2009 là ngân hàng có chính sách hỗ
trợ cho vay bất động sản, mua máy thiết bị, xây dựng, các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước của các doanh nghiệp tăng…
Đến năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn là 27,260.36 triệu đồng, giảm so với 2009 là 6,249.99 triệu đồng (tương đương giảm 18.65%) với tỷ trọng là 5.59% trên tổng vốn cho vay. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2010 tình hình kinh tế thế giới, trong nước cũng như thành phố Khánh Hòa có sự biến động nên hạn chế cho vay trung dài hạn vì rủi ro cao, khả năng xoay vòng vốn chậm.
Ta thấy ngân hàng chưa thật quan tâm đến cho vay trung hạn mặc dù trên lý thuyết nó đem lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn.
Tóm lại, doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng, doanh số cho vay càng lớn thì họat động tín dụng càng lớn. Trong các năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng khá tốt, tăng đều qua các năm, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, còn vay trung và dài hạn thì chiếm tỷ lệ thấp. Vì thế, Ngân hàng cần đầu tư mở rộng việc cho vay trung và dài hạn, tuy có rủi ro lớn nhưng đem lại lợi nhuận cao. Đối tượng cần hướng tới là các khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vòng quay vốn nhanh nhằm đưa Ngân hàng ngày càng phát triển.
Doanh số cho vay theo đối tượng
BẢNG 2.4:DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010
Đơn vị tính : Triệu đồng
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Nông lâm ngư
nghiệp 117,773.73 29.98 177,956.20 39.51 219,399.58 44.99 60,182.47 51.10 41,443.38 23.29 2.Xây dựng 12,256.64 3.12 18,691.93 4.15 10,484.75 2.15 6,435.29 0.53 -8,207.18 -0.44 3. Thủy sản 196,106.23 49.92 180,658.65 40.11 171,803.67 35.23 -15,447.58 -0.08 -8,854.97 -0.05 4.TM và dịch vụ 39,244.82 9.99 52,067.16 11.56 68,614.18 14.07 12,822.35 0.33 16,547.02 0.32 5. Ngành khác 27,459.59 6.99 21,034.05 4.67 17,848.47 3.66 -6,425.53 -0.23 -3,185.59 -0.15 TỔNG CỘNG 392,841 100 450,408 100 488,151 100 57,567 51.64 37,743 22.97
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 Năm T ri ệ u đ ồ n g
Nông lâm ngư nghiệp
Xây dựng Thủy sản TM và dịch vụ Ngành khác
Biểu đồ 2.4 : Doanh số cho vay theo đối tượng
Ngành Thủy sản
Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Techcombank Khánh Hòa tỷ trọng trung bình qua các năm là trên 30%. Nhưng doanh số cho vay ngành thủy sản lại giảm dần qua cá năm. Cụ thể là năm 2009 doanh số cho vay chiếm 40.11% trong tổng doanh số cho vay của năm, giảm so với năm 2008 là 15,447.58 triệu đồng tương ứng 0.08% và tiếp tục giảm trong năm 2010 , doanh số cho vay năm 2010 chỉ chiếm 35.23% trong tổng doanh số cho vay cả năm , giảm so với năm 2009 với số tiền là 8,854.97 triệu đồng.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là trong năm 2009 và 2010 kinh tế gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, mặc dù ngành thủy sản là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng trong năm 2009 và 2010 một số cơ sở chế biến thủy sản trong nước xuất khẩu hàng không đủ tiêu chuẩn nên bị từ chối, làm ăn không hiệu quả, nhiều nơi không có khả năng trả nợ hoặc phá sản và trong năm
2009 Chi nhánh có chính sách hạn chế hàng tồn kho ba bên. Đứng trước tình hình đó nên Chi nhánh chủ động giảm cho vay đối với lĩnh vực này.
Ngành Nông – lâm - ngư nghiệp
Ngân hàng cho vay trong ngành Nông- lâm - ngư nghiệp chủ yếu là cho vay để phục vụ nuôi trồng thủy sản. Qua ba năm, doanh số cho vay của Techcombank trong lĩnh vực này đều tăng cao, cụ thể là năm 2009 doanh số cho vay của ngành đạt 177,956.20 triệu đồng tăng 51.10% so với năm 2008, và tiếp tục tăng trong năm 2010, nâng doanh số cho vay lên 219,399.58 triệu đồng,tăng thêm so năm 2009 là 41,443.38 triệu đồng với tốc độ tăng là 23.29%. Nguyên nhân: Do các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa thực hiện chủ chương chuyển đổi và mở rộng các diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo xu hướng nuôi đầu tư kỹ thuật với quy mô lớn, vì thế diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên. Nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng làm cho doanh số cho vay của ngành này cũng tăng qua các năm.
Ngành thương mại dịch vụ
Vì đây là ngành khá nhạy bén với nhu cầu thị trường nên tình hình cho vay có xu hướng tăng tương đối đều qua các năm. Cụ thể giá trị cho vay năm 2009 là 52,067.16 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 12,822.35 triệu đồng (tương đương tăng 0.33%). Đến năm 2010 giá trị cho vay là 68,614.18 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 16,547.02 triệu đồng (tương đương 0.32%). Nguyên nhân là do những năm gần đây với sự phát triển năng động của Thành phố xu hướng chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn thành phố,và Khánh Hòa đang trên đà phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nên sức mua của người dân ngày càng cao dẫn đến nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực naỳ là lớn. Nhiều loại hình dịch vụ Karaoke, massage, mua xe chở khách, xây dựng nhà ở cho sinh viên, khách sạn… nên Chi nhánh đã chủ động mở rộng cho vay vào lĩnh vực này.
Ngành xây dựng
Đây là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay của Techcombank. Năm 2009 doanh số cho vay ngành xây dựng đạt 18,691.93 triệu đồng tăng 6,435.29 triệu dồng hay 0.53% so với năm 2008. Nhưng sang năm 2010 doanh số cho vay lại giảm 8,207.18 triệu đồng tương ứng với 0.44%. Doanh số cho vay của lĩnh vực này tăng giảm không ổn định. Trong những năm gần đây mặc dù nhu cầu xây dựng trên địa bàn ngày càng nhiều, cơ bản ngành xây dựng đang phát triển tốt có tiềm năng trong tương lai. Nhưng tỷ trọng của ngành này thấp và có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là ngành này đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm, ngâm vốn lâu nên các món vay chủ yếu là vốn trung dài hạn, và do thời gian gần đây các công trình xây dựng không thể thu hồi vốn nhanh do nhiều yếu tố khác như: giá nguyên vật liệu, nhân công…đều tăng cao.
Ngành khác
Đối với ngành này thì doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cũng thấp, tỷ trọng trung bình qua 3 năm là 4.33% so với tổng doanh số cho vay. Và có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong năm 2009 doanh số cho vay đối với ngành này là 21,034.05 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 6,425.53 triệu đồng (tương đương 0.23%). Đến năm 2010 giá trị doanh số cho vay tiếp tục giảm đạt giá trị là 17,848.47 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 3,185.59 triệu đồng (tương đương tăng 0.15%). Nguyên nhân là do chi nhánh Khánh Hòa chú trọng và đẩy mạnh cho vay ở các ngành trọng điểm như Thủy sản, Nông lâm ngư nghiệp.