Giải pháp phân tán, phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 88)

“ Đừng bỏ tất cả các quả trứng của bạn vào cùng một giỏ ”

a) Không nên tập trung cho vay vào một ngành, một lĩnh vực mà phải: Đa dạng

hóa nhiều ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành.Theo xu thế phát triển và những chính sách của Tp Khánh

Hòa trong những năm tới là phát triển các ngành dịch vụ, thủy sản thì ngân hàng

nên đầu tư sang các ngành này.

b) Không nên đầu tư vốn vào một khách hàng mà cho nhiều người vay: Khi một khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn nếu từ chối thì ngân hàng sẽ mất khách nên ngân hàng có thể lựa chọn phương thức đồng tài trợ, nhiều ngân hàng có thể cùng tài trợ cho một khách hàng. Lúc đó thì ngân hàng có thể giữ chân được khách hàng,

đồng thời giảm thiểu được rủi ro.

c) Bán nợ cho các công ty mua bán nợ: Ngân hàng có những khoản nợ xấu, nợ khó đòi có thể bán cho công ty mua bán nợ, hoặc có thể bán cho công ty chuyên

môn làm nghiệp vụ thu hồi nợ. Lúc đó ngân hàng sẽ khỏi bận tâm đến việc thu hồi

nợ mà chỉ tập trung vào nghiệp vụ kinh doanh.

d) Mua bảo hiểm tín dụng: Trong trường hợp khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng cá nhân, không có tài sản thế chấp hoặc thế chấp nhưng họ vẫn có nhu cầu vay vốn. Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản chỉ dựa

vào thu nhập của khách hàng để xem xét cho vay. Thế nhưng thu nhập thì hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình làm việc của khách hàng. Những khách hàng nào có việc làm không mấyổn định hoặc việc làm quá phụ thuộc vào tình trạng nên kinh tế không

thể đảm bảo có thu nhập để trả nợ vay mua bất động sản trong khoảng thời gian dài từ 20-30 năm. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng mua bảo hiểm tín dụng. Những khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp không có thu nhập trả nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ

trả.

e) Áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa hiệu quả hơn rủi ro tín dụng như: hợp đồng hoán đổi tín dụng (Swap), hợp đồng quyền chọn tín dụng (option),

hoán đổi lãi suất…

Hợp đồng quyền chọn tín dụng

Quyền chọn (options) là một công cụ tài chính mà cho phép người mua nó có

quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài chính khác ở mức

giá và thời hạn xác định trước. Và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định

khi mua nó. Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa Tổ chức kinh doanh quyền chọn tín dụng Trả phí cho hợp đồng

Thanh toán nếu tín

dụng tăng quá mức

thỏa thuận hay chất lượng tín dụng giảm dưới mức quy định

Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp

những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức vốn cao hơn

khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút.

Ví dụ: Techcombank Khánh Hòa lo lắng về chất lượng tín dụng của khoản cho vay

trị giá 20 tỷ đồng trong 3 năm tới, nên Techcombank Khánh Hòa đã ký hợp đồng

quyền chọn tín dụng với Tổ chức kinh doanh quyền chọn với khoản phí là 0.2% của

giá trị hợp đồng.

- Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể được thanh toán như dự tính.Tức là tổ chức tín

dụng sẽ thanh toán cho ngân hàng 20 tỷ đồng khi rủi ro xảy ra.

- Nếu khách hàng vay vốn trả nợ đầy đủ như kế hoạch, Techcombank Khánh Hòa sẽ thu được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng và ngân hàng chỉ mất khoản phí là: 0.2%*20 tỷ đồng = 40(triệu đồng)

Hợp đồng quyền chọn cũng bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vốn tăng do

chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút.

Ví dụ, Techcombank Khánh Hòa lo lắng rằng mức xếp hạng tín dụng của ngân hàng sẽ có thể giảm trước khi Techcombank Khánh Hòa phát hành các trái phiếu

dài hạn để huy động vốn -> ngân hàng sẽ phải huy động trái phiếu với lãi suất huy động cao hơn.

Giải pháp: Techcombank Khánh Hòa sẽ mua quyền chọn bán với mức chênh lệch

lãi suất cơ bản cam kết trong hợp đồng được xác định là mức phổ biến trên thị trường hiện tại áp dụng đối với mức rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng.

Hợp đồng quyền chọn sẽ thanh toán toàn bộ phần chênh lệch lãi suất cơ bản thực tế

(so với một chứng khoán phi rủi ro) vượt trên phần chênh lệch lãi suất cơ bản đã

được thỏa thuận.

– Techcombank Khánh Hòa dự tính chi phí huy động sẽ cao hơn trái phiếu Chính phủ là 1%.

– Do sự giảm sút chất lượng tín dụng, mức chênh lệch lãi suất mà ngân hàng sẽ phải thanh toán lên tới 2% so với lãi suất trái phiếu chính phủ

thì ngân hàng sẽ có lợi vì nó đảm bảo Techcombank Khánh Hòa chỉ

phải thanh toán gần với mức chênh lệch.

– Hợp đồng quyền chọn sẽ không còn hiệu lực nếu tình huống ngược lại

Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (Credit Default Swap (CDS))

Giải thích: Thỏa thuận trong đó một bên trả cho bên kia một số khoản phí để đổi lại

việc bên kia sẽ bồi thường cho mình trong trường hợp xảy ra tình trạng vỡ nợ .

Ví dụ: Ngân hàng vừa cho khách hàng vay 20 tỷ đồng trong 5 năm, nhưng sợ trong 5 năm đó rủi ro xảy ra. Nên ngân hàng đã ký hợp đồng hoán đổi tín dụng 5 năm với người bán bảo hiểm với khoản phí bảo hiểm là 400 triệu đồng. Nếu xảy ra tổn thất

tín dụng, ngân hàng sẽ nhận bồi hoàn 20 tỷ đồng. Nếu rủi ro không xảy ra thì ngân hàng mất khoản phí là 200 triệu đồng.

Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa

Thanh toán nếu rủi ro

vỡ nợ

Thanh toán phí

Người bán

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là đang trên tốc độ phát

triển nhanh, trong đó có đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng, nhất là các ngân

hàng thương mại cổ phần.

Là một ngân hàng thương mại cổ phần, Techcombank Khánh Hòa từ khi

thành lập chi nhánh đến nay mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng phát huy uy tín, từng bước hoàn thiện

mình, tiếp tục phát triển. Để thực hiện mục tiêu kinh doanh, vừa phục vụ sản xuất

kinh doanh vừa đảm bảo có lợi nhuận, trong thời gian qua Chi nhánh đã tích cực thu

hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của cá nhân,

doanh nghiệp trên địa bàn. Các hình thức huy động vốn đã được Ngân hàng áp dụng

khá linh hoạt và nguồn vốn đã không ngừng tăng lên cùng với sự đa dạng trong phương thức huy động vốn. Ngân hàng được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả,

thực sự tạo niềm tin nơi khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chú trọng công

tác tín dụng, công tác thu hồi nợ, xử lý kịp thời những món vay quá hạn.

Đạt được những kết quả trên là nhờ sự đóng góp tích cực của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Một tập thể đoàn kết, ý thức trách nhiệm và quyết tâm tạo nên sức

mạnh tổng hợp để hoàn thành tốt công việc được giao.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Ngân hàng còn có những

mặt hạn chế trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng vì chưa phát huy

hết khả năng của mình tại địa bàn tiềm năng này và tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao.

Trong năm tới đây tình hình kinh tế sẽ đem lại cơ hội là rất lớn mà thử thách

cũng không ít. Vì thế, Ngân hàng cần tận dụng những nguồn lực sẵn có, tìm kiếm

và phát huy những cơ hội mới để khẳng định vị trí trong lòng khách hàng và vững

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)