Phân tích tình hình công nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (Trang 73)

2.2.5.1. Phân tích các khoản phải thu

Các khoản phải thu của công ty thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm 2007 – 2009

Chênh Lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Các khoản phải thu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

+(-) % +(-) %

1.Phải thu khách hàng Đồng 3,256,347,696 2,936,290,925 7,160,142,465 (320,056,771) (9.83) 4,223,851,540 143.85 2.Trả trước cho người bán Đồng 142,713,996 456,089,240 1,894,950 313,375,244 219.58 (454,194,290) (99.58) 3.Các khoản phải thu khác Đồng 599,398,309 419,208,494 188,406,643 (180,189,815) (30.06) (230,801,851) (55.06) Tổng cộng Đồng 3,998,460,001 3,811,588,659 7,350,444,058 (186,871,342) (4.67) 3,538,855,399 92.84

Qua bảng phân tích trên ta thấy: các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có sự biến động lớn, cụ thể: năm 2007 là 3.998.460.001 đồng nhưng sang năm 2008

giảm nhẹ còn 3.811.588.659 đồng giảm 186.871.342 đồng tương đương giảm 4,67%. Chủ yếu là do phải thu khách hàng giảm 9,83% và các khoản phải thu khác giảm 30,06% trong khi đó trả trước cho người bán lại tăng 219,58%. Điều này được giải thích là do trong những năm vừa qua tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như thế giới có sự biến động mạnh mẽ, đỉnh điểm là vào năm 2008 kinh tế thế

giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng, công ty Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa cũng đã bị soáy vào cơn lốc đó, hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn hơn, buộc công ty phải có những chính sách mở hơn đối với khách hàng cũng như đối với các ngư dân cung cấp nguồn nguyên liệu thủy sản cho hoạt động sản xuất của công ty. Qua năm 2009 khoản phải thu tăng mạnh 7.350.444.058 đồng tăng

Tỷ lệ các phải thu trên các khoản phải trả Các khoản phải thu ngắn hạn (mã số 130 – Phần tài sản) Các khoản nợ ngắn hạn (Mã số 310 – Phần nguồn vốn) =

3.538.855.399 đồng tương đương tăng 92,84%. Là do trong năm 2009 khoản phải

thu khách hàng tăng 143,85% và khoản phải trả trước cho người bán giảm 99,58%.

Như vậy, qua bảng phân tích trên ta thấy: Trong năm 2008 công ty đã bị

khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn điều này được thấy rõ ở khoản mục trả trước

người bán. Sang năm 2009 thì khoản phải thu khách hàng tăng do công ty nới lỏng chính sách bán hàng cho khách hàng.

2.2.5.2. Phân tích các khoản nợ ngắn hạn

Bảng 11: Phân tích các khoản phải trả trong 3 năm 2007 – 2009

Chênh Lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Các khoản phải trả ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

+(-) % +(-) %

I. Nợ ngắn hạn Đồng 22,150,811,318 20,896,511,463 22,555,728,870 (1,254,299,855) (5.66) 1,659,217,407 7.94

1. Vay và nợ ngắn hạn Đồng 14,666,243,726 14,252,457,846 19,579,036,083 (413,785,880) (2.82) 5,326,578,237 37.37 2. Phải trả người bán Đồng 1,449,747,482 2,527,097,206 870,042,733 1,077,349,724 74.31 (1,657,054,473) (65.57) 3. Người mua trả tiền trước Đồng 2,261,571,887 1,825,443,153 118,614,687 (436,128,734) (19.28) (1,706,828,466) (93.50) 4. Thuế và các khoản phải nộp NN Đồng 158,711,842 241,590,372 82,878,530 52.22 (241,590,372) 5. Phải trả công nhân viên Đồng 2,173,989,638 1,222,985,427 1,490,341,737 (951,004,211) (43.74) 267,356,310 21.86 6. Chi phí phải trả Đồng 1,175,080,751 410,208,597 377,269,227 (764,872,154) (65.09) (32,939,370) (8.03) 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác Đồng 265,465,992 416,728,862 120,424,403 151,262,870 56.98 (296,304,459) (71.10)

II. Nợ dài hạn Đồng 1,263,967,562 9,545,542,689 6,968,851,600 8,281,575,127 655.20 (2,576,691,089) (26.99)

1. Vay và nợ dài hạn Đồng 1,117,860,408 9,316,247,327 6,632,100,726 8,198,386,919 733.40 (2,684,146,601) (28.81) 2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm Đồng 146,107,154 229,295,362 336,750,874 83,188,208 56.94 107,455,512 46.86 Tổng cộng Đồng 23,414,778,880 30,442,054,152 29,524,580,470 7,027,275,272 30.01 (917,473,682) (3.01)

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Qua bảng phân tích nợ phải trả ta thấy các khoản nợ phải trả có sự biến động

như sau:

Tổng các khoản phải trả năm 2008 là 30.442.054.152 đồng nghĩa là so với

năm 2007 thì tăng 7.027.275.272 đồng tương đương tăng 30,01%; nguyên nhân chủ

yếu là do khoản vay và nợ dài hạn tăng mạnh đến 8.198.386.919 đồng tức 733,40%; khoản phải trả người bán cũng tăng 1.077.349.724 đồng tương đương tăng 74,31%;

thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 52,22%; các khoản phải trả, phải nộp

khác tăng 56,98%...bên cạnh đó có một vài chỉ tiêu giảm nhưng tốc độ giảm chậm

người mua trả tiền trước giảm 19,28%; phải trả công nhân viên giảm 43,74%, chi phí phải trả giảm 65,09% so với năm 2007.

Đến năm 2009, tổng các khoản phải trả giảm nhẹ so với năm 2008 cụ thể là giảm 917.473.682 đồng tương đương giảm 3,01%. Nguyên nhân chủ yếu là do phải trả người bán giảm 65,57%; người mua trả tiền trước giảm đến 93,50%; các khoản phải trả, phải nộp khác cũng giảm 71,10%; vay và nợ dài hạn cũng giảm 28,81% so với năm 2008.

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy nợ ngắn hạn giảm nhẹ rồi tăng nhẹ, còn nợ dài hạn tăng mạnh rồi giảm nhẹ.

2.2.5.3. Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả

Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 ta lập

được bảng phân tích sau:

Bảng 12: Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả

Chênh Lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

+(-) % +(-) %

1.Các khoản phải thu Đồng 3,998,460,001 3,811,588,659 7,350,444,058 (186,871,342) (4.67) 3,538,855,399 92.84 2.Các khoản phải trả Đồng 23,414,778,880 30,442,054,152 29,524,580,470 7,027,275,272 30.01 (917,473,682) (3.01) 3.Tỷ số phải thu trên phải trả % 17.08 12.52 24.90 (4.56) (26.68) 12.38 98.84

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Qua bảng phân tích ta thấy tỷ số phải thu trên phải trả trên ta thấy:

Năm 2007 tỷ số này là 17,08% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn của công ty thì công ty bị chiếm dụng 17,08 đồng. Năm 2008 tỷ số này là 12,52% như vậy so với năm 2007 thì giảm 26,68%. Đến năm 2009 thì tỷ số này là 24,90% tức là tăng lên 98,84%

so với năm 2008.

Như vậy, có thể thấy rằng năm 2008 tốc độ giảm của các khoản phải thu

nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải trả. Năm 2009, tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ giảm của các khoản phải trả. Điều này ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty mặc dù vốn đi chiếm dụng của công ty nhiều hơn vốn bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (Trang 73)