Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (Trang 69)

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần duy trì một mức vốn hợp lý để đáp ứng kịp thời cho các khoản nợ ngắn hạn, duy trì đủ hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Một trong những mối quan tâm hàng

đầu của các nhà đầu tư là liệu doanh nghiệp mình đầu tư có khả năng trang trải các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không. Do đó, doanh nghiệp phải luôn quan tâm

đến các khoản nợ đến hạn phải trả để chuẩn bị nguồn để thanh toán.

2.2.4.1. Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản

Qua bảng cân đối kế toán của công ty năm 2007, 2008 và 2009 ta lập được bảng phân tích tỷ suất đầu tư tài sản như sau:

Tài sản dài hạn (Mã số 200 - Phần tài sản) Tổng tài sản (Mã số 270 – Phần tài sản) Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn = Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn Tổng tài sản (Mã số 270 – Phần tài sản) = Tài sản ngắn hạn (Mã số 100 – Phần tài sản)

Bảng 8: Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản trong 3 năm 2007 - 2009

Chênh Lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

+(-) % +(-) %

1.Tài sản ngắn hạn Đồng 24,456,027,261 28,383,089,226 26,917,674,421 3,927,061,965 16.06 (1,465,414,805) (5.16) 2.Tài sản dài hạn Đồng 7,371,373,834 11,821,847,929 13,249,824,009 4,450,474,095 60.38 1,427,976,080 12.08 3.Tổng tài sản Đồng 31,827,401,095 40,204,937,155 40,167,498,430 8,377,536,060 26.32 (37,438,725) (0.09) 4.Tỷ suất đầu tư tài

sản ngắn hạn % 76.84 70.60 67.01 (6.24) (8.13) (3.58) (5.07) 5.Tỷ suất đầu tư tài

sản dài hạn % 23.16 29.40 32.99 6.24 26.96 3.58 12.18 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

76.84 23.16 70.6 29.4 67.01 32.99 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2007 2008 2009

Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn

Biểu đồ 1: Tỷ suất đầu tư tài sản

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Năm 2007 tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao đến 76,84% trong tổng tài sản của công ty, tài sản dài hạn chỉ chiếm 23,16%. Điều này cho thấy

công ty chưa đầu tư nhiều vào tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động dài hạn. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy sản nên cũng dễ hiểu khi tỷ lệ tài sản ngắn hạn lớn bởi vì đặc thù hoạt động sản xuất của công ty là theo mùa vụ, nguyên liệu và sản phẩm chủ yếu là hàng thủy sản xuất khẩu do đó tài sản lưu động của công ty lớn và chủ yếu là hàng tồn kho, khoản phải thu, tiền mặt,…

Năm 2008, tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn thay đổi đáng kể so với năm 2007 đó là tăng 6,24% tương đương tăng 26,96% và tỷ xuất tài sản ngắn hạn giảm nhẹ

8,13% so với năm 2007 do tốc độ tăng tổng tài sản là 26,32% cao hơn tốc độ tăng

của tài sản ngắn hạn là 16,06%. Do năm 2008 này công ty mua sắm thêm một số

thiết bị kỹ thuật từ đó làm tăng tỷ lệ tài sản dài hạn.

Năm 2009, tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn giảm 5,07% và tỷ suất tài sản dài hạn tăng 12,18% so với năm 2008. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2009 tài sản ngắn hạn giảm 5,16% vì hàng tồn kho giảm 43,25% còn tài sản dài hạn tăng 12,08% do công ty tăng mua thêm tài sản cố định mới là 13,65%.

Do đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất khẩu thủy sản nên vấn đề đáp ứng nhu cầu chất lượng của sản phẩm là rất quan trọng nên buộc công ty phải không ngừng đổi mới về công nghệ cũng như thiết bị.

2.2.4.2. Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tài trợ

Hay Tỷ số tự tài trợ = 1 – tỷ số nợ.

Dựa vào bảng cân đối kế toán cảu công ty qua 3 năm 2007, 2008 và 2009 ta

lập được bảng phân tích tỷ số nợ và tỷ số tài trợ như sau:

Bảng 9: Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tài trợ từ 2007 - 2009

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

TÀI SẢN ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

( +/- ) % ( +/- ) % 1. Nợ phải trả Đồng 23,414,778,880 30,442,054,152 29,524,580,470 7,027,275,272 30.01 (917,473,682) (3.01) 2. Vốn CSH Đồng 8,412,622,215 9,762,883,003 10,642,917,960 1,350,260,788 16.05 880,034,957 9.01 3. Tổng nguồn vốn Đồng 31,827,401,095 40,204,937,155 40,167,498,430 8,377,536,060 26.32 (37,438,725) (0.09) 4. Tỷ số nợ Lần 0.74 0.76 0.74 0.02 2.92 (0.02) (2.92) 5. Tỷ số tự tài trợ Lần 0.26 0.24 0.26 (0.02) (8.13) 0.02 9.12

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Nợ phải trả (Mã số 300 – Phần nguồn vốn) Tổng nguồn vốn (Mã số 440 – Phần nguồn vốn) Tỷ số nợ = Tỷ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 – Phần nguồn vốn) Tổng nguồn vốn (Mã số 440 – Phần nguồn vốn) =

0.74 0.26 0.76 0.24 0.74 0.27 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 2007 2008 2009 Tỷ số tự tài trợ Tỷ số nợ Biểu đồ 2: Tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ

Qua bảng phân tích tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ của công ty từ năm 2007 đến

năm 2009 ta thấy:

Năm 2007 tỷ số nợ của công ty là 0,74; tỷ số tự tài trợ là 0,26; điều đó có

nghĩa là nợ phải trả chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Sang năm

2008, tỷ số nợ của công ty là 0,76 còn tỷ số tự tài trợ là 0,24; qua một năm tỷ số nợ

của công ty tăng 0,02 lần tương đương tăng 2,92%, còn tỷ số tự tài trợ giảm 0,02 lần tương đương giảm 8,13%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả cao

hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn và tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lần lượt là 30,01% ; 26,32% ; 16,05%.

Đến năm 2009, có sự thay đổi đáng kể đặc biệt là tỷ số tự tài trợ tăng 9,12%

tức tăng 0,02 lần và tỷ số nợ giảm 2,92% tức giảm 0,02 lần so với năm 2008. Chủ

yếu là do trong năm 2009 nợ phải trả giảm 917.473.682 đồng tương đương giảm 3,01%; vốn chủ sở hữu lại tăng 880.034.957 đồng tương đương tăng 9,01%; mặt khác tổng nguồn vốn giảm 37.438.725 đồng tương đương giảm 0,09% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, cũng qua việc phân tích tỷ số trên ta thấy nhìn chung nợ phải trả

vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của công ty, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp phần nhiều được hình thành bằng cách đi vay nợ. Tuy nhiên, việc tỷ số tự tài trợ của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện

tính tự chủ về tài chính của công ty ngày càng tăng. Tình hình tài chính của công ty lành mạnh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)