Cơ cấu tổ chức quản lý và công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (Trang 43)

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức, quản lý

Công ty TNHH một thành viên Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ, có bộ máy quản lý được tổ chức

theo cơ cấu sau:

Sơ đồ 1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY

: Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ chức năng.

CH TỊCH CÔNG TY KIÊM GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP HCM XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH XƯỞNG CHẾ BIẾN THỦY ĐẶC SẢN

Trong sơ đồ tổ chức quản lý của công ty, giữa lãnh đạo và các phòng ban có mối quan hệ trực tuyến; các phòng ban và các đơn vị sản xuất có mối quan hệ chức

năng. Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, Chủ tịch công ty

kiêm giám đốc công ty do Chủ tịch UBND Tỉnh bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh và pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Chủ tịch công ty kiêm giám đốc có quyền hành cao nhất trong công ty.

Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do Chủ tịch công ty bổ

nhiệm; chịu trách nhiệm trước chủ tịch công ty về nhiệm vụ được giám đốc giao;

điều hành công ty thay giám đốc khi giám đốc đi vắng.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc theo chuyên môn, nghiệp vụ riêng.

- Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các vấn đề có liên quan đến quản lý nhân sự và tài sản của công ty, tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân viên các bộ phận theo yêu cầu của sản xuất; kiến nghị với giám đốc về các vấn đề có liên quan đến lao động trong xí nghiệp như: tiền lương, kỷ luật,

điều động công nhân, các chính sách xã hội theo qui định.

- Phòng Kế toán - tài vụ: chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính kế

toán của công ty; tổ chức ghi chép, theo dõi số liệu kế toán, sổ sách chứng từ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ; cân đối thu chi hợp lý; báo cáo lên

ban giám đốc về tình hình sử dụng vốn, tài sản của công ty, đề ra các kế hoạch hoạt

động về tài chính và biện pháp thực hiện một cách kịp thời và hợp lý.

- Phòng kỹ thuật: có chức năng quản lý về khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn qui trình, qui phạm của nhà nước và của xí nghiệp, cung cấp các trang thiết bị đảm bảo an toàn chất lượng và an toàn thiết bị; nhân viên phòng có trách nhiệm về việc bảo trì, tu sửa hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ của phòng này là đề ra các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, tổ chức nguồn hàng, thực hiện các nhiệm vụ giao và nhận hàng; đề xuất các ý kiến về việc thu mua nguyên liệu, vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản

phẩm xuất khẩu, các hợp đồng về thu mua nguyên liệu đảm bảo cho dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục, kịp tiến độ sản xuất.

- Xưởng chế biến đông lạnh: chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy

sản đông lạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Xưởng chế biến hàng thủy đặc sản: chuyên sản xuất và chế biến những mặt hàng thủy sản khô để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh với chức năng, nhiệm vụ là

đại diện của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi trực tiếp thực hiện công tác xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở để quảng bá, thực hiện công tác marketing.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất có vai trò là sự phối hợp giữa sức lao động và tư liệu lao

động sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất đề ra. Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp phải phù hợp với quy mô, công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao.

Căn cứ nhiệm vụ và chức năng của Chủ tịch công ty, cơ cấu tổ chức sản xuất chính của Chủ tịch công ty gồm 2 đơn vị trực thuộc (có sơ đồở trang sau):

- Xưởng chế biến thủy sản đông lạnh: có nhiệm vụ chế biến, sản xuất hay gia công những mặt hàng thủy sản đông lạnh cho nhu cầu xuất khẩu.

- Xưởng chế biến thủy đặc sản: có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng thủy hải sản khô xuất khẩu.

Các bộ phận trực thuộc của xưởng chế biến có nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, bảo đảm cho sản xuất theo quy trình khép kín. Cụ thể:

+ Tổ Nghiệp vụ - Quản lý và sản xuất nước đá gồm 3 bộ phận: quản lý, điều hành; thống kê, kế toán của xưởng và sản xuất nước đá phục vụ cho xưởng.

+ Tổ KCS có nhiệm vụ giám sát quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng qui định chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Tổ cơ điện lạnh có nhiệm vụ vận hành, sửa chữa, bảo quản và bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị cơ điện lạnh phục vụ chế biến và bảo quản sản phẩm.

+ Tổ thành phẩm có nhiệm vụ đóng gói bao bì sản phẩm sau khi cấp đông, giao nhận hàng hóa sau chế biến, bốc xếp, vận chuyển sản phẩm vào kho bảo quản.

+ Hai đội chế biến có nhiệm vụ thay ca nhau để duy trì sản xuất chế biến hàng ngày từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu để chế biến đến công đoạn sản phẩm hoàn thành ở mức bán thành phẩm.

* Xưởng chế biến thủy đặc sản có 3 tổ trực thuộc:

+ Tổ nghiệp vụ, quản lý bao gồm 2 bộ phận quản lý, điều hành và thống kê, kế toán xưởng.

+ Tổ sản xuất cá ngư xông khói là bộ phận chuyên sản xuất mặt hàng cá ngừ

xông khói theo quy trình chế biến của Nhật Bản.

+ Tổ chế biến hàng thủy sản khô chuyên sản xuất các sản phẩm cá khô, mực khô, ruốc khô, các sản phẩm thủy đặc sản khô khác.

Sơ đồ 2 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT KHẦU THỦY SẢN XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ KCS ĐỘI CHẾ BIẾN I XƯỞNG CHẾ BIẾN THỦY ĐẶC SẢN TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ CHẾ BIẾN CÁ NGỪ XÔNG KHÓI TỔ CHẾ BIẾN HÀNG THỦY SẢN KHÔ ĐỘI CHẾ BIẾN II TỔ THÀNH PHẨM TỔCƠ ĐIỆNLẠNH

Quy trình sản xuất

- Tại xưởng chế biến đông lạnh: Các mặt hàng sản phẩm chế biến của xưởng là các loại tôm, mực, cá thu fille,…các mặt hàng này đều có quy trình sản xuất

tương tự nhau và tùy thuộc vào mặt hàng cụ thể thì có các bước, các khâu khác

nhau nhưng có chung quy trình sản xuất.

Quy trình sản xuất hàng đông lạnh của công ty

-Tại xưởng chế biến khô: Các sản phẩm của xưởng là cá cơm,cá ngừ hung khói, ruốc khô, mực khô,… công nghệ chế biến khô đơn giản hơn chế biến hàng

đông lạnh, vì vậy không đòi hỏi kỹ thuật cao, chủ yếu là thao tác thủ công nên trang thiết bị của phân xưởng thô sơ hơn.

Quy trình sản xuất hàng khô của công ty

(Nguồn: P. Tổ chức hành chính) Tiếp nhận Nguyên liệu Phân lo ại Xử lý Phân cỡ Cân Xếp khuôn Chờ đông Tách khuôn Bao gói Bảo quản Tiếp nhận nguyên liệu Phân loại Xử lý Phân cỡ Chế biến Sấy khô Bao gói Bảo quản

2.1.4. Các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.4.1. Các nhân tố bên trong

- Nhìn chung, cả quy trình công nghệ sản xuất của công ty phần lớn là được thực hiện theo dây chuyền công nghệ hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nhưng đồng thời cũng

chịu tác động của sự phát triển khoa học công nghệ của thế giới gây ra tình trạng hao mòn vô hình thiết bị, máy móc, công nghệ tại doanh nghiệp.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu đều phụ thuộc vào rất lớn vào công tác quản lý của ban lãnh đạo. Trình độ quản lý cao sẽ đưa ra

những chiến lược, những quyết định phù hợp giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hầu hết các nhân viên của bộ phận quản lý đều đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng nên đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc, cộng với tinh thần đoàn kết hết lòng vì doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển.

2.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

- Công ty có vị thế tốt là nằm trên địa bàn có điều kiện rất thuận lợi cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty. Khánh Hòa là tỉnh có điều kiện tự nhiên và vùng biển có trữ lượng thủy sản lớn nên công ty đã dựa vào đó để quy hoạch sản xuất phát triển. Ngoài ra, công ty còn liên kết với các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam để thu mua thêm nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

- Ngành thủy sản hoạt động mang tính mùa vụ, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên thường ở tình trạng bị động, có lúc thì nguyên liệu dồn dập không kịp xử lý, có lúc thì thiếu nguyên liệu để sản xuất. Mặt khác, do nguyên liệu của thủy sản dễ bị hư hỏng, dễ bị thối rữa, phân hủy; điều này ảnh hưởng đến tính liên tục nhịp nhàng trong quá trình sản xuất cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng các yếu tố như lao động, máy móc, vốn,…Nguyên vật liệu đầu vào do ngư dân cấp thường không đều, không ổn định. Nguồn nguyên liệu do nậu vựa, chủ vựa cấp thì gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khác làm cho giá nguyên liệu lên xuống thất thường, nguyên liệu

thủy sản thường không có nguyên liệu thay thế. Do đó vào thời điểm khan hiếm đòi hỏi công ty phải nâng giá cao hơn giá đối thủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục của công ty.

- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ

chức WTO, tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh đều nằm trong thị trường cạnh tranh gay gắt và mặt hàng thủy sản cũng đa dạng hơn với sự xuất hiện của nhiều

công ty cùng ngành trong và ngoài nước vì vậy tạo nên một thị trường với sự cạnh tranh rất gay gắt. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện từng bước khắc phục

được những tồn tại, đã tạo ra được sự cân bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Chính sách mở cửa tăng cường mối quan hệ với các nước trên thế giới đã tạo điều kiện cho công ty có thể trực tiếp kinh doanh, quan hệ với người nước ngoài

tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu.

- Tình hình chính trị của nước ta trong thời gian qua rất ổn định là điều kiện tốt để khách hàng nước ngoài tin tưởng yên tâm đặt quan hệ mua bán và đầu tư vào

Việt Nam từ đó tạo được nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và của công ty nói riêng.

-Người tiêu dùng ngày càng thích dùng sản phẩm thủy sản thay thế cho thịt

động vật bởi những thuộc tính ưu việt của nó như: giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều đạm, vitamin, khoáng chất dễ hấp thụ và cần thiết cho cơ thể. Những đặc

điểm trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)