5. Kết cấu nội dung của đề tài
3.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác quản lý tài chính của công ty TNHH cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế nhƣ:
- Công tác quản lý vốn lƣu động của công ty còn nhiều bất cập. Lƣợng hàng tồn kho có nhiều và tăng lên qua các năm, đặc biệt là tồn kho chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm. Từ đó làm tốc độ quay vòng của vốn không linh hoạt gây khó khăn cho việc huy động vốn phục vụ công cuộc sản xuất kinh doanh mới của công ty.
- Mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo, giám sát từ phía tổng cục đối với hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp, song sự kiểm tra, giám sát không thƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xuyên và liên tục, làm cho công tác quản lý vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.
- Sự gia tăng tổng chi phí là một mối lo lớn đối với công ty 95 nói riêng và Tổng cục CNQP nói chung. Đặc biệt trong đó, các khoản chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng khá cao. Đó là những khoản không đƣợc hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý,… cũng là những khoản chi phí không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này làm lãng phí một lƣợng lớn tiền đầu tƣ của công ty.
- Chi phí khấu hao mặc dù tăng nhƣng so với tổng giá trị tài sản vẫn thấp, điều đó chứng tỏ, tài sản cố định chƣa đƣợc sử dụng hết công suất, gây lãng phí, trong điều kiện môi trƣờng hóa chất mà thiết bị không hoạt động thƣờng xuyên sẽ dẫn đến tự hao mòn và nhanh hỏng. Đây là một vấn đề lớn đƣợc đặt ra đối với lãnh đạo của công ty trong quản lý và bảo toàn vốn và tài sản của Nhà nƣớc .
- Việc kiểm tra, phân tích thị trƣờng vẫn chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả, dẫn tới giá thành chung không phù hợp với thị trƣờng, các mặt hàng của công ty có chất lƣợng tốt nhƣng lại không đa dạng, không đƣợc quảng bá, giới thiệu rộng rãi làm giảm khả năng cạnh tranh cũng nhƣ mức tiêu thụ của sản phẩm
- Bên cạnh đó, công ty chƣa hoàn toàn chủ động trong việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh. Một số nghiệp vụ hạch toán còn có sự chỉ đạo, điều chỉnh, không bảo đảm tính chính xác và khách quan.
- Phƣơng pháp quản lý còn mang nặng tính kinh nghiệm, đôi khi các quyết định quản lý đƣa ra chƣa sát với thực tế. Việc sử dụng công cụ phân tích TCDN để hiểu đúng bản chất sự việc từ đó dự đoán xu hƣớng, làm cơ sở cho quyết định chƣa đƣợc thƣờng xuyên.
- Trong hoạt động tổ chức điều hành sản xuất, một số bộ phận, công việc còn chồng chéo, phân công lao động chƣa hợp lý, vẫn còn tình trạng làm trái với nghề đƣợc đào tạo, năng suất lao động thấp.
- Chƣa hoạch định đƣợc một chiến lƣợc tài chính hoàn chỉnh, các kế hoạch, dự thảo ngân sách còn đơn lẻ, mang tính sự vụ, đối phó, chƣa có cái nhìn tổng quát,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dài hạn, các phƣơng pháp dự báo chƣa đƣợc sử dụng thƣờng xuyên. Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cũ, lạc hậu chƣa điều chỉnh theo kịp với quá trình đầu tƣ chiều sâu và hiện đại hóa công nghệ sản xuất.
- Vai trò của kiểm soát viên trong công ty chƣa đƣợc thể hiện do còn vƣớng quy chế hoạt động .
- Kết quả của hoạt động quản lý tài chính về cơ bản là đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, bảo toàn đƣợc vốn của Nhà nƣớc, song hiệu quả kinh doanh chƣa cao, tình hình tài chính còn tiềm ẩn rủi ro, khả năng thanh toán thấp, khả năng sinh lời chƣa cao, dẫn đến tốc độ tăng trƣởng hạn chế.