0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của công ty 95

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95 (Trang 112 -112 )

5. Kết cấu nội dung của đề tài

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của công ty 95

Đối với nội bộ công ty 95

Cần phải quy định rõ về chức trách nhiệm vụ của từng cá nhân làm công tác quản lý và chức trách của từng bộ phận trong tham gia quản lý về tài sản tiền vốn tại công ty.

- Phân định rõ ràng chức năng các bộ phận trong doanh nghiệp trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ:

+ Hiện nay trong công ty không có phó giám đốc về tài chính, nhƣng có phó giám đốc kinh doanh, cần có sự phân định trong vị trí vai trò của kế toán trƣởng , phó giám đốc kinh doanh và Giám đốc trong quản lý tài chính của công ty.

+ Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản lý tài chính công ty với các phòng ban chức năng khác nhƣ phòng kế hoạch, phòng vật tƣ, phòng kinh doanh , phòng marketing, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận quản lý tài chính, giám đốc kinh doanh với giám đốc.

+ Tạo lập, huy động, quản lý và sử dụng vốn.

+ Quản lý chặt chẽ các nguồn hình thành doanh thu, tăng cƣờng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động; quan tâm đầu tƣ đúng mức đến các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu, trong đó có đầu tƣ về tài chính. Đƣa ra các nghiên cứu và quyết định đúng đắn cho mỗi công cuộc đầu tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công, tìm cách để giảm thiểu đến mức tối đa chi phí ngoài sản xuất kinh doanh và chi phí hàng tồn kho.

+ Thực hiện tốt công tác nghiên cứu phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tăng cƣờng hoạt động tìm kiếm và định hƣớng cho thị trƣờng, từ đó góp phần nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm.

Trong việc xây dựng các quy chế quy định trong quản lý tài chính của công ty để đạt đƣợc hiệu quả thiết thực trong quản lý phải đạt đƣợc các tiêu chí sau:

Thứ nhất, yêu cầu bắt buộc là tính hợp pháp không trái với quy định của các văn bản về chế độ tài chính và kế toán đã ban hành của Nhà nƣớc , Bộ quốc phòng và Tổng cục công nghiệp vì vậy trợ lý pháp chế của công ty có vai trò quan trọng, sau đó đến các thành viên khác thuộc bộ phận có trách nhiệm chuẩn bị xây dựng nội dung quy chế ví dụ: phòng Tài chính chuẩn bị nội dung xây dựng quy chế quản lý Tài chính, phòng Tổ chức lao động chuẩn bị nội dung xây dựng quy chế tiền lƣơng…

Thứ hai, các quy chế quy định phải có tính thiết thực, để đảm bảo tính thiết thực sau một thời gian ban hành và thực hiện cần có sự đánh giá việc thực hiện quy chế mặt phù hợp và chƣa phù hợp, việc đánh giá này giao cho một cơ quan chủ trì và lấy ý kiến đông đảo của cán bộ công nhân viên của các bộ phận có liên quan đến thực hiện quy chế quy định, sau đó bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

Thứ 3, các quy chế quy định phải đem lại hiệu quả trong công tác quản lý tài chính , để sử dụng các quy chế quy định nhƣ một công cụ quản lý tài chính đạt hiệu quả cao cần phải áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến ví dụ trong quy chế tiền lƣơng nên xây dựng phần mềm tính lƣơng theo quy chế để dễ dàng tính toán và kiểm soát việc thực hiện quy chế một cách dễ dàng và có hệ thống, tƣơng tự đối với quy chế quản lý tài sản và thiết bị cần có phần mềm theo dõi quản lý đảm bảo tính thông nhất chặt chẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng cục Công nghiệp và Bộ Quốc Phòng cần có những cơ chế hỗ trợ về tiền vốn cho sản xuất, hỗ trợ về cơ chế nhập khẩu công nghệ và hỗ trợ đào tạo công nhân và cán bộ quản lý trong định hƣớng phát triển sản xuất các mặt hàng kinh tế của công ty 95, trên cơ sở tận dụng các dây chuyền sản xuất hàng quốc phòng chƣa sử dụng hết công suất: nhƣ hệ thống dây chuyền bổ trợ phục vụ cho sản xuất: hệ thống hơi, hệ thống nƣớc, hệ thống điện, dây chuyền gia công cơ khí, dây chuyền mộc sản xuất hòm hộp.

Đối với Nhà nước

Thông tƣ số 115/2007/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2007 hƣớng đẫn về nội dung giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc căn cứ vào 3 chỉ tiêu: doanh thu và thu nhập khác, chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nƣớc, chỉ tiêu tính chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành.Trong đó chỉ tiêu về doanh thu và thu nhập khác so sánh với năm trƣớc liền kề : tăng 5% xếp loại A, tăng giảm dƣới 5% xếp loại B, giảm từ 5% trở lên xếp loại C là chƣa phù hợp với doanh nghiệp Nhà nƣớc với đặc thù là sản phẩm công ích ( Nhà nƣớc và Bộ quốc phòng đặt hàng), doanh thu hoàn toàn phụ thuộc vào hàng đặt. Riêng đối với các doanh nghiệp công ích nên đánh giá theo tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ giao về sản lƣợng và chất lƣợng và chỉ tiêu về bảo toàn vốn, chỉ tiêu đảm bảo thu nhập và việc làm cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

4.3.2. Giải pháp đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý tài chính

Lý luận và thực tiễn đều khẳng định, muốn đạt đƣợc hiệu quả trong tất cả mọi công việc, vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là nhận thức đúng về bản chất và tính quy luật của hiện tƣợng.

Trong hoạt động quản lý DN nói chung và quản lý tài chính nói riêng, nhà quản lý luôn phải đứng trƣớc nhiều lựa chọn khác nhau trong khi nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn. Qua kết quả phân tích tài chính, nhà quản lý sẽ đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính, xác định rõ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến các kết quả tài chính, dự báo đƣợc xu hƣớng vận động của các hoạt động trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tƣơng lai. Đó là cơ sở để nhà quản lý đề ra các quyết định, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, hƣớng các quyết định theo chiều hƣớng có lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tình hình.

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng đặt doanh nghiệp trƣớc vô số cơ hội và không ít thách thức, trong đó sự liên kết, đan xen giữa các hình thức hợp tác kinh doanh đòi hỏi các đối tác phải có những hiểu biết nhất định về nhau. Những thông tin quan trọng phản ánh cụ thể tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đƣợc thể hiện trong các báo cáo tài chính. Và chỉ có qua phân tích tài chính doanh nghiệp mới cho biết đƣợc một cách đầy đủ, chi tiết nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Yêu cầu về minh bạch, công khai các báo cáo tài chính giúp các đối tác có thể hiểu rõ về nhau và từ đó xác lập mối quan hệ thông qua các quyết định.

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng cần nắm chắc những thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chiến lƣợc phát triển ngành, cân đối kinh tế, giám sát hoạt động, quản lý thu ngân sách...

Nhƣ vậy, nếu các đối tƣợng quan tâm đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng nhận đƣợc những thông tin phân tích và cùng đƣợc thỏa mãn, chỉ cần một phép phân tích, do một tổ chức có uy tín tiến hành là đủ. Đƣơng nhiên, trong điều kiện hiện nay tổ chức phù hợp nhất để tiến hành phân tích tài chinh doanh nghiệp là chính bản thân doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp là ngƣời hiểu rõ mình nhất. Nếu thực hiện đƣợc việc phân tích tài chính có chất lƣợng, không những góp phần quan trọng vào việc năng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn góp phần làm lành mạnh, minh bạch nền tài chính, tạo uy tín và thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Nhà quản lý trƣớc hết cần nhận thức rõ tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung, sau đó là sử dụng các kết quả phân tích một cách phù hợp, kịp thời, đó là một công cụ quan trọng, một thứ vũ khí sắc bén giúp nhà quản lý và doanh nghiệp thành công.

Để làm tốt nội dung này, công ty TNHH một thành viên 95 cần thực hiện các biện pháp đối với nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý:

+ Có cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên tài chính kế toán học tập nâng cao trình độ. Có thể tiến hành theo hai hình thức là cử đi học và đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tạo tại chỗ. Việc cử đi học trƣớc hết cần có sự chọn lựa kỹ càng nhằm tìm đƣợc những ngƣời có năng lực, có thể sử dụng lâu dài và trở thành hạt nhân trong công tác quản lý tài chính. Đào tạo có nhiều hình thức, đào tạo tại chỗ có thể thực hiện thông qua các đợt tập huấn, mời các chuyên gia có kinh nghiệm về DN nói chuyện, giảng bài, hoặc tự bồi dƣỡng cho nhau... Ngoài ra, trong điều kiện hạn chế về kinh phí và bố trí thời gian, mỗi cán bộ tài chính kế toán cần nêu cao tinh thần tự giác, cầu thị, tự nghiên cứu nâng cao trình độ bản thân, liên tục cập nhật những kiến thức và thông tin có liên quan thông qua sách, tạp chí, internet...

+ Cần có chính sách khuyến khích những ngƣời có năng lực, tuyển dụng đƣợc những cán bộ tài chính - kế toán, đặc biệt là cán bộ quản lý tài chính có trình độ cao, đồng thời có chiến lƣợc sử dụng hợp lý, tránh tình trạng chảy máu chất xám trong các DNNN.

+ Có kế hoạch và kiến nghị đối với Tổng cục về việc đào tạo những lớp cán bộ trẻ năng động thực hiện việc quản lý tài chính. Đó là những ngƣời có đầy đủ phẩm chất và kiến thức để trở thành đội ngũ cán bộ quản lý giỏi.

4.3.3. Giải pháp về quản lý nguồn vốn và lợi nhuận

4.3.3.1. Đối với công tác huy động vốn

+ Tiền khấu hao tài sản cố định:

Việc trích khấu hao tài sản cố định là nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Tuy nhiên số tiền khấu hao cơ bản đƣợc để lại, doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tƣ, đổi mới máy móc và công nghệ. Nhà nƣớc cho phép các doanh nghiệp đƣợc tự xác định thời gian sử dụng Tài sản cố định trong khuôn khổ mà nhà nƣớc quy định. Điều đó cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh hơn để tập trung vốn

+ Lợi nhuận để tái đầu tƣ:

Đây là nguồn vốn quan trọng để mở rộng hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp Nhà nƣớc, việc phân phối lợi nhuận này đƣợc thông qua việc trích lập quỹ đầu tƣ phát triển. Việc hình thành quỹ đầu tƣ phát triển chủ yếu phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, một phần lớn các doanh nghiệp nhà nƣớc đã đạt đƣợc lợi nhuận ở mức thấp hoặc bị lỗ. Do vậy, khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng tích lũy từ lợi nhuận còn rất nhỏ bé. Tuy nhiên, về lâu dài, đây là nguồn vốn chủ yếu dối với sự tăng trƣởng của doanh nghiệp.

+ Giải phóng thu hồi nhanh các vật tƣ tài sản ứ đọng, không cần sử dụng

Huy động tối đa các nguồn vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là biện pháp rất quan trọng của vấn đề huy động vốn. Trong hoạt động này, cần quán triệt quan điểm là mọi tài sản hiện có của doanh nghiệp cần đƣợc huy động sử dụng, mọi đồng vốn không ngừng vận động và không ngừng sinh lời. Hiện nay, một số lƣợng vốn không nhỏ của các doanh nghiệp Nhà nƣớc bị ứ đọng dƣới dạng Tài sản cố định không cần sử dụng hoặc vật tƣ tồn kho kém chất lƣợng.

+ Đẩy mạnh tiến độ sản xuất kinh doanh để rút ngắn thời gian cho chi phí sản phẩm dở dang.

4.3.3.2. Đối với công tác quản lý và sử dụng vốn

- Lựa chọn và áp dụng hợp lý các nguồn vốn

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau, đối với doanh nghiệp nhà nƣớc bên cạnh số vốn thuộc ngân sách nhà nƣớc cấp các nguồn huy động vốn bổ xung, vay tín dụng, liên doanh liên kết...

Việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả. Tuỳ thuộc vào mục đích của việc huy động mà lựa chọn các nguồn huy động hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn, tránh tình trạng thừa thiếu vốn.

- Lựa chọn phƣơng án kinh doanh, phƣơng án sản phẩm

Hiệu quả sử dụng vốn trƣớc hết quy định bởi doanh nghiệp tạo ra đƣợc sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tức là khẳng định đƣợc khả năng sản xuất của mình. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn chú trọng của mục tiêu sản xuất cụ thể là sản xuất cái gì? số lƣợng bao nhiêu? giá cả nhƣ thế nào? để nhằm huy động đƣợc các nguồn lực vào hoạt động nào có đƣợc nhiều thu nhập và lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quy mô và tính chất kinh doanh không phải là do chủ quản doanh nghiệp quyết định mà một phần là do thị trƣờng quyết định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vì vậy, vấn đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phƣơng án kinh doanh, phƣơng án sản xuất, các phƣơng án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trƣờng, xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng. Có nhƣ vậy sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mới tiêu thụ đƣợc, doanh nghiệp mới có điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh

Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là bảo đảm cho hoạt động thông suốt, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty TNHH một thành viên 95 cần:

+ Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hƣ hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ xung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa và nâng cao công suất làm việc của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất và giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.

+ Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định.

Đối với tài sản lƣu động, vốn lƣu động biện pháp chủ yếu cần đƣợc áp dụng là: + Xác định nhu cầu vốn lƣu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ xung.

+ Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tƣ theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.

+ Tổ chức tốt quá trình lao động, tăng cƣờng biện pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thƣởng vật chất và tinh thần xứng đáng với ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95 (Trang 112 -112 )

×