Giải pháp về quản lý nguồn vốn và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thành viên 95 (Trang 116)

5. Kết cấu nội dung của đề tài

4.3.3. Giải pháp về quản lý nguồn vốn và lợi nhuận

4.3.3.1. Đối với công tác huy động vốn

+ Tiền khấu hao tài sản cố định:

Việc trích khấu hao tài sản cố định là nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Tuy nhiên số tiền khấu hao cơ bản đƣợc để lại, doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tƣ, đổi mới máy móc và công nghệ. Nhà nƣớc cho phép các doanh nghiệp đƣợc tự xác định thời gian sử dụng Tài sản cố định trong khuôn khổ mà nhà nƣớc quy định. Điều đó cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh hơn để tập trung vốn

+ Lợi nhuận để tái đầu tƣ:

Đây là nguồn vốn quan trọng để mở rộng hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp Nhà nƣớc, việc phân phối lợi nhuận này đƣợc thông qua việc trích lập quỹ đầu tƣ phát triển. Việc hình thành quỹ đầu tƣ phát triển chủ yếu phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, một phần lớn các doanh nghiệp nhà nƣớc đã đạt đƣợc lợi nhuận ở mức thấp hoặc bị lỗ. Do vậy, khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng tích lũy từ lợi nhuận còn rất nhỏ bé. Tuy nhiên, về lâu dài, đây là nguồn vốn chủ yếu dối với sự tăng trƣởng của doanh nghiệp.

+ Giải phóng thu hồi nhanh các vật tƣ tài sản ứ đọng, không cần sử dụng

Huy động tối đa các nguồn vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là biện pháp rất quan trọng của vấn đề huy động vốn. Trong hoạt động này, cần quán triệt quan điểm là mọi tài sản hiện có của doanh nghiệp cần đƣợc huy động sử dụng, mọi đồng vốn không ngừng vận động và không ngừng sinh lời. Hiện nay, một số lƣợng vốn không nhỏ của các doanh nghiệp Nhà nƣớc bị ứ đọng dƣới dạng Tài sản cố định không cần sử dụng hoặc vật tƣ tồn kho kém chất lƣợng.

+ Đẩy mạnh tiến độ sản xuất kinh doanh để rút ngắn thời gian cho chi phí sản phẩm dở dang.

4.3.3.2. Đối với công tác quản lý và sử dụng vốn

- Lựa chọn và áp dụng hợp lý các nguồn vốn

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau, đối với doanh nghiệp nhà nƣớc bên cạnh số vốn thuộc ngân sách nhà nƣớc cấp các nguồn huy động vốn bổ xung, vay tín dụng, liên doanh liên kết...

Việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả. Tuỳ thuộc vào mục đích của việc huy động mà lựa chọn các nguồn huy động hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn, tránh tình trạng thừa thiếu vốn.

- Lựa chọn phƣơng án kinh doanh, phƣơng án sản phẩm

Hiệu quả sử dụng vốn trƣớc hết quy định bởi doanh nghiệp tạo ra đƣợc sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tức là khẳng định đƣợc khả năng sản xuất của mình. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn chú trọng của mục tiêu sản xuất cụ thể là sản xuất cái gì? số lƣợng bao nhiêu? giá cả nhƣ thế nào? để nhằm huy động đƣợc các nguồn lực vào hoạt động nào có đƣợc nhiều thu nhập và lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quy mô và tính chất kinh doanh không phải là do chủ quản doanh nghiệp quyết định mà một phần là do thị trƣờng quyết định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vì vậy, vấn đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phƣơng án kinh doanh, phƣơng án sản xuất, các phƣơng án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trƣờng, xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng. Có nhƣ vậy sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mới tiêu thụ đƣợc, doanh nghiệp mới có điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh

Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là bảo đảm cho hoạt động thông suốt, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty TNHH một thành viên 95 cần:

+ Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hƣ hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ xung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa và nâng cao công suất làm việc của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất và giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.

+ Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định.

Đối với tài sản lƣu động, vốn lƣu động biện pháp chủ yếu cần đƣợc áp dụng là: + Xác định nhu cầu vốn lƣu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ xung.

+ Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tƣ theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.

+ Tổ chức tốt quá trình lao động, tăng cƣờng biện pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thƣởng vật chất và tinh thần xứng đáng với ngƣời lao động.

+ Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thị trƣờng. Trong quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chƣa đòi đƣợc, hạn chế tình trạng công nợ dây dƣa, không có khả năng thanh toán.

+ Tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

+ Trong sự cạnh tranh khốc liệt sống còn của nền kinh tế thị trƣờng thì sự đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất quan trọng. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào cho phép tạo ra những sản phẩm chất lƣợng tốt giá thành hạ. Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới doanh nghiệp rút ngắn đƣợc chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc vật liệu thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm đƣợc chi phí vật tƣ, hạ giá thành sản phẩm.

+ Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế

Qua số liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính kế toán nhƣ bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thƣờng xuyên nắm đƣợc số liệu vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật ,nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán...Nhờ dó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử lý các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn nhịp nhàng.

Đối với công tác quản lý doanh thu và lợi nhuận của công ty:

- Công ty TNHH một thành viên 95 cần áp dụng các biện pháp điều tra khảo sát thị trƣờng một cách có hiệu quả, từ đó đánh giá đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, lấy cơ sở để xác định giá thành sản phẩm sao cho cạnh tranh nhất. Từ đó giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

- Công ty cần có giải pháp trong hoạt động Marketing, thay đổi mẫu mã sản phẩm đa dạng sao cho đáp ứng nhiều nhất nhu cầu của thị trƣờng. Đa dạng hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt đối phó với những thay đổi bất thƣờng của thị trƣờng tiêu thụ.

- Mặt khác, công ty cũng cần thực hiện các biện pháp nhằm duy trì chất lƣợng sản phẩm tốt mà công ty đã đạt đƣợc trong những năm qua. Chất lƣợng sản phẩm là yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài trong môi trƣờng kinh tế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thành viên 95 (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)