5. Kết cấu nội dung của đề tài
4.1.1. Sự phát triển và hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong
nền kinh tế toàn cầu
Trong quá trình hình thành và sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không ngừng hình thành các mối quan hệ tƣơng tác với các chủ thể kinh tế khác. Khi nền kinh tế càng phát triển cao thì những mối quan hệ này sẽ trở nên phức tạp hơn đòi hỏi các chủ thể trong nền kinh tế phải có cách ứng xử thông minh nhằm đảm bảo cho các mối quan hệ đó luôn luôn tồn tại ở mức hài hòa, ổn định và phát triển. Trên thế giới hiện nay một số quốc gia có nền kinh tế phát triển cao có đƣợc thị trƣờng tài chính phá triển cao và các mối quan hệ tài chính vô cùng phức tạp. Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Chính vì thế, các mối quan hệ tài chính sẽ nảy sinh nhiều hơn trong xã hội và tính chất của các mối quan hệ đó cũng ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần luôn luôn chủ động để đối phó với các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự phát triển nhanh chóng của mạng lƣới thông tin là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể quảng bá chính mình nhƣng cũng đồng thời đặt ra yêu cầu thận trọng đối với doanh nghiệp. Nhất là khi các thông tin tài chính đƣợc công khai rộng rãi. Đây không chỉ là vấn đề đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó cũng đặt ra nhu cầu phải hoàn thiện công tác quản lý về tài chính của doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sẽ xuất hiện nhiều hơn các mối quan hệ mới trong xã hội. Đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài, giữa chủ thể đầu tƣ trong nƣớc và chủ thể đầu tƣ nƣớc ngoài và mối quan hệ cạnh tranh trên thị trƣờng lao động, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm,… Những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là những doanh nghiệp, cá nhân có nguồn vốn lớn đang tìm cách tiến bƣớc chân vào thị trƣờng nƣớc ngoài để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, họ là những ngƣời đã trƣởng thành trong lĩnh vực sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xuất kinh doanh ở chính quốc, có kinh nghiệm áp dụng các quy luật kinh tế vào công việc sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đó là những đối thủ cạnh tranh đáng nể của các doanh nghiệp trong nƣớc. Nó đặt ra yêu cầu phải cạnh tranh để sống sót đối với mỗi doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực vào sản xuất sao cho có thể giữ vững đƣợc thị trƣờng. Đó cũng làm cho công tác quản lý tài chính trở nên phức tạp và quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi một doanh nghiệp có giải pháp quản lý tài chính tốt, doanh nghiệp đó sẽ biết phân bổ nguồn vốn của mình vào những kênh sản xuất đầu tƣu hợp lý nhất, biết quản lý các nguồn doanh thu và lợi nhuận, kiểm soát đƣợc chi chí cho quá trình sản xuất kinh doanh và đƣơng nhiên khả năng tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh đó sẽ cao hơn so với doanh nghiệp có công tác quản lý tài chính kém.
4.1.2. Nhu cầu tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng của Công ty TNHH một thành viên 95
Công ty TNHH một thành viên 95 đƣợc thành lập xuất phát từ yêu cầu đảm bảo đầy đủ và kịp thời vũ khí, trang thiết bị cho lực lƣợng vũ trang trong nƣớc. Sau khi đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, nhu cầu sản xuất vũ khí cho chiến tranh không còn mà thay vào đó là nhiệm vụ sản xuất phục vụ cho công tác Quốc phòng. Bên cạnh đó, công ty 95 cũng đƣợc tạo điều kiện để phát triển các ngành sản xuất phục vụ đời sống.
Trong điều kiện nền kinh tế cả nƣớc đang có những bƣớc tiến triển dài trên con đƣờng phát triển, lãnh đạo công ty TNHH một thành viên 95 cũng đặt ra yêu cầu tăng trƣởng cho công ty nhằm bắt kịp với xu hƣớng trong nƣớc và quốc tế. Điều này thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực:
- Danh mục sản phẩm sản xuất phải đa dạng hơn, phục vụ nhiều hơn nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ. Đó là các sản phẩm về vật liệu xây dựng, mô tơ, máy phát điện, điện dân dụng,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Về công nghệ: Mua chuyển giao công nghệ từ các nƣớc xuất khẩu thiết bị, công nghệ có trình độ hiện đại đạt kết quả cao. Trong đó có cả việc áp dụng những công nghệ sản xuất thân thiện với môi trƣờng.
- Về nhân lực: Lập kế hoạch đào tạo chuyên sâu đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý.
- Giá thành sản phẩm: Phấn đấu giảm giá thành sản phẩm. Xây dựng định mức kỹ thuật tiên tiến để khoán chi phí sản xuất kết hợp định biên lao động tại từng dây chuyền. Gắn trách nhiệm của ngƣời lao động đối với năng suất và chất lƣợng.
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu trên đòi hỏi công ty 95 cần phải từng bƣớc hoàn thiện nhanh chóng công tác quản lý tài chính của mình. Lý do là, công ty càng phát triển cao bao nhiêu thì nhu cầu và các vấn đề về tài chính càng nhiều bấy nhiêu. Để giảm giá thành sản xuất thì công ty phải có các biện pháp cụ thể trong việc quản lý chi phí sản xuất. Để có thể áp dụng khoa học kỹ thuật và đào tạo nhân lực, công ty cần có biện pháp quản lý vốn và phƣơng án phân phối lợi nhuận hợp lý,… Tất cả các vấn đề đó đều liên quan đến công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
4.2. Định hƣớng phát triển của công ty TNHH một thành viên 95 đến năm 2020
4.2.1. Sản phẩm kinh tế
- Ƣu tiên củng cố để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực sản xuất thuốc nổ là nhiệm vụ trọng tâm. Trên cơ sở đó khi đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ SXQP thì có điều kiện để phát triển kinh tế. Đào tạo bổ sung về khả năng công tác làm kinh tế cho cán bộ, nhân viên để có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.
- Đối với lĩnh vực phát triển các sản phẩm kinh tế, trong điều kiện hiện nay, nhà máy cần phát triển một số loại sản phẩm có công nghệ gốc từ các dây chuyên công nghệ SXQP nhƣ: Ete etylic, Axit nitric, Nitroxenlulo (cho sản xuất sơn)… và một số ngành khác để tận dụng lao động phổ thông nhƣ sản xuất vôi (thay thế sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phẩm mua ngoài để sử lý nƣớc thải). Đề án xác định ngành kinh tế mũi nhọn của nhà máy cần tập trung đầu tƣ thực hiện là sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. Khi đƣợc phát huy, ngành này sẽ mang lại doanh thu, việc làm và thu nhập chính cho nhà máy cả trong trƣờng hợp kế hoạch sản xuất sản phẩm quốc phòng bị thu hẹp. Nhà máy chủ trƣơng xây dựng một Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp hạch toán độc lập theo cơ chế thị trƣờng. Sản phẩm của Xí nghiệp Vật liệu nổ gồm 3 loại:
+ Mồi nổ công nghiệp: Là sản phẩm sử dụng song hành với thuốc nổ công nghiệp. Khai thác năng lực dƣ thừa của dây chuyền sản xuất thuốc nổ Hecxogen sau khi đã đáp ứng nhu cầu thuốc nổ quân sự, sản lƣợng gia tăng sẽ xin phép cấp trên đƣợc sử dụng để sản xuất mồi nổ công nghiệp.
+ Thuốc nổ trên nền thuốc phóng: Loại thuốc nổ này hiện nay đã có đơn vị đang sản xuất. Trong quá trình sản xuất, thử nghiệm đối với khu vực sản xuất thuốc phóng hàng năm nhà máy thải ra hàng chục tấn nguyên liệu (Nitromass), thuốc phóng phế loại, bán thành phẩm không hợp cách. Để xử lý số vật liệu này đáp ứng yêu cầu phòng ngừa cháy nổ và đảm bảo môi trƣờng, hàng năm sử dụng một khoản chi phí không nhỏ để huỷ đốt. Nhà máy cần có giải trình để các cơ quan Nhà nƣớc cho phép tận thu vào việc làm kinh tế.
Cả hai loại thuốc nổ: thuốc nổ trên nền thuốc phóng và mồi nổ công nghiệp đều dựa trên đặc thù về công nghệ, điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của nhà máy và vốn đầu tƣ thực hiện không nhiều.
+ Thuốc nổ nhũ tƣơng: Đây là một dự án đầu tƣ lớn, có tỷ trọng về doanh thu, lợi nhuận cao. Đối với định hƣớng làm kinh tế của nhà máy thì hƣớng đi này có tính chất chiến lƣợc. Có thể đƣa ra các giải pháp thực hiện:
Nhà máy đã chủ động sản xuất đƣợc nguyên liệu chính để sản xuất thuốc nổ là muối Amôn Nitrat (NH4N03) hạt xốp và không xốp. Chỉ cần đầu tƣ thêm dây chuyền công nghệ chế tạo thuốc nổ. Đây là lợi thế của nhà máy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về giấy phép sản xuất và đất đai làm nhà xƣởng là điểm mấu chốt của nhiệm vụ này cần vận động các cơ quan Nhà nƣớc cho phép. Đặc biệt phải bám sát sự chỉ đạo của Thủ trƣởng Tổng cục CNQP để tổ chức thực hiện, tạo hành lang pháp lý thực hiện nhiệm vụ.
4.2.2. Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 4.1: Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 95 đến năm 2020
TT Chỉ tiêu ĐVT Dự kiến kết quả hoạt động
2014 2015 2020
A- KINH TẾ
1 Nitrat Amôn tấn 15.000 15.000 15.000
2 Mồi nổ công nghiệp tấn 150 150 200
3 Thuốc nổ nhũ tƣơng tấn 4.000 4.000 8.000
4 Thuốc nổ trên nền thuốc phóng
phế thải tấn 150 200 200 B- LAO ĐỘNG 1 Tổng số CB, CNV ngƣời 850 850 1.100 C- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 478,0 564,0 661,0 - Từ SXQP Tỷ đồng 245,0 330,0 340,0 - Từ sản xuất kinh tế Tỷ đồng 230,0 231,0 316,0 - Khác Tỷ đồng 3,0 3,0 5,0 2 Tổng vốn tài sản Tỷ đồng 1.110,0 1.110,0 1.200,0 - Vốn Nhà nƣớc Tỷ đồng 900,0 900,0 900,0 - Vốn vay Tỷ đồng 20,0 10,0 - - Vốn góp Tỷ đồng 90,0 40,0 40,0 - Vốn tự có Tỷ đồng 90,0 150,0 260,0
3 Thu nhập bình quân Triệu đồng 6,5 7,0 9,0
4 Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ đồng 20,0 25,0 30,0
4.2.3. Định hướng về khoa học công nghệ và nhân lực
Khai thác triệt để kết quả đầu tƣ của dự án đầu tƣ chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất và chất lƣợng thuốc phóng, nhằm mục đích đáp ứng đầy đủ về số lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và chất lƣợng các loại thuốc phóng mà Quân đội có nhu cầu sử dụng, không cần nguồn nhập ngoại. Đồng thời đảm bảo môi trƣờng là căn cứ để nhà máy tồn tại và hoạt động đúng quy định của luật pháp.
Củng cố, nâng cao năng lực thử nghiệm, đánh giá của khu vực KCS bao gồm trƣờng bắn và phòng thí nghiệm để đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà máy và là Trung tâm thử nghiệm đánh giá sản phẩm quốc phòng của Bộ Quốc phòng.
Thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển trực thuộc nhà máy, để xúc tiến thực hiện kế hoạch nghiên cứu cải tiến và nghiên cứu sản phẩm mới, nâng cao năng lực thực hiện khoa học công nghệ, đƣa công tác khoa học công nghệ vào nề nếp và hỗ trợ đắc lực cho công tác tổ chức sản xuất ở nhà máy.
Nâng cao năng lực tự đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trƣờng theo chuẩn ngành và Quốc gia.
Có kế hoạch đào tạo chuyên sâu và nâng cao về chuyên môn đặc biệt là chuyên môn kỹ thuật cho một số cán bộ, để tạo ra đội ngũ cán bộ nòng cốt có chuyên môn vững vàng gắn bó với nhà máy. Tranh thủ nguồn kinh phí của cấp trên, kết hợp với khả năng tài chính của đơn vị để gửi tham quan, thực tập, đào tạo nâng cao ở nƣớc ngoài cho một số cán bộ kỹ thuật nòng cốt và thuê một số chuyên gia kỹ thuật nƣớc ngoài làm cố vấn kỹ thuật trong một số nội dung cần thiết.
Để từng bƣớc phấn đấu giảm dần giá thành sản phẩm phải kết hợp giữa kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật với củng cố công tác quản lý. Xây dựng định mức kỹ thuật tiên tiến để khoán chi phí sản xuất kết hợp với định biên lao động tại từng dây chuyền. Gắn trách nhiệm của ngƣời lao động về kết quả lao động, chất lƣợng sản phẩm với thù lao, quyền lợi kinh tế cá nhân.
Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng và Tỉnh Vĩnh Phúc để mở rộng đất nhà máy nhằm các mục đích:
2 3 ha ở khu vực Vĩnh Yên, Tam Đảo để mở rộng khu gia đình công nhân trong tƣơng lai.
20 30 ha ở khu vực Tam Đảo (Minh Quang, Hồ Sơn, Đại Đình) để phát triển nhà máy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đặt một số văn phòng đại diện ở Tây Bắc, các tỉnh phía Nam khi cần thiết để tiêu thụ sản phẩm kinh tế (chủ yếu là Thuốc nổ công nghiệp).
Từng bƣớc nâng cao thu nhập, phúc lợi cho cán bộ, CNV. Xây dựng luận cứ báo cáo để Nhà nƣớc công nhận nghề sản xuất thuốc phóng là một nghề sản xuất hóa chất đặc biệt.
4.3. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của công ty TNHH một thành viên 95 một thành viên 95
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của công ty 95 Đối với nội bộ công ty 95 Đối với nội bộ công ty 95
Cần phải quy định rõ về chức trách nhiệm vụ của từng cá nhân làm công tác quản lý và chức trách của từng bộ phận trong tham gia quản lý về tài sản tiền vốn tại công ty.
- Phân định rõ ràng chức năng các bộ phận trong doanh nghiệp trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ:
+ Hiện nay trong công ty không có phó giám đốc về tài chính, nhƣng có phó giám đốc kinh doanh, cần có sự phân định trong vị trí vai trò của kế toán trƣởng , phó giám đốc kinh doanh và Giám đốc trong quản lý tài chính của công ty.
+ Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản lý tài chính công ty với các phòng ban chức năng khác nhƣ phòng kế hoạch, phòng vật tƣ, phòng kinh doanh , phòng marketing, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận quản lý tài chính, giám đốc kinh doanh với giám đốc.
+ Tạo lập, huy động, quản lý và sử dụng vốn.
+ Quản lý chặt chẽ các nguồn hình thành doanh thu, tăng cƣờng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động; quan tâm đầu tƣ đúng mức đến các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu, trong đó có đầu tƣ về tài chính. Đƣa ra các nghiên cứu và quyết định đúng đắn cho mỗi công cuộc đầu tƣ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công, tìm cách để giảm thiểu đến mức tối đa chi phí ngoài sản xuất kinh doanh và chi phí hàng tồn kho.
+ Thực hiện tốt công tác nghiên cứu phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tăng cƣờng hoạt động tìm kiếm và định hƣớng cho thị trƣờng, từ đó góp phần nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm.
Trong việc xây dựng các quy chế quy định trong quản lý tài chính của công ty để đạt đƣợc hiệu quả thiết thực trong quản lý phải đạt đƣợc các tiêu chí sau:
Thứ nhất, yêu cầu bắt buộc là tính hợp pháp không trái với quy định của các văn bản về chế độ tài chính và kế toán đã ban hành của Nhà nƣớc , Bộ quốc