5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
2.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng, số bình quân số học, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả. Các nội dung về vốn đầu tư, số lao động, hình thức đầu tư, ngành nghề và lĩnh vực đầu tư.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là:
Các chỉ tiêu so sánh phải cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
Phương pháp so sánh có hai hình thức:
So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.3.3. Phương pháp đồ thị
Là phương pháp phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định. Như vậy phương pháp đồ thị minh họa các kết quả đã được tính toán và biểu thị bằng đồ thị giúp cho việc đánh giá được trực quan hơn, thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đánh giá, xác định những nguyên nhân gây ra biến động của các chỉ tiêu, đồng thời có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả.
2.2.3.4. Phương pháp mô tả thống kê
Dựa trên số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế, xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu để tài để mô tả quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
2.2.3.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư như: Sở Kế hoạch và đầu tư, sở Tài chính, sở Xây dựng, sở Giao thông, Kho bạc Nhà nước, .. để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách chính xác, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có
tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN có hiệu quả hơn.