5. Kết cấu của luận văn
4.2.7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, chống thất thoát, lãng phí
trong đầu tư xây dựng cơ bản
Giám sát, kiểm tra, thanh tra là nội dung quan trọng trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Do đặc điểm riêng của hoạt động đầu tư xây dựng từ NSNN là: có quy mô vốn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp và việc quản lý vốn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều giai đoạn...Do vậy, cùng với việc phân cấp quản lý, tăng cường kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN là hết sức cần thiết trên địa bàn tỉnh và huyện.
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư nội bộ tại các cấp. Tại mỗi bộ phận quản lý vốn cần có quy trình, quy chế cụ thể để giám sát trong công việc, trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể. Giám sát, kiểm tra nội bộ là công việc thường xuyên của các đơn vị quản lý và thực hiện vốn đầu tư xây dựng.
- Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài (Thanh tra tài chính, xây dựng, thanh tra nhà nước, kiểm toán...) và đưa công tác này thực sự trở thành một công cụ đắc lực của tỉnh, huyện trong
quản lý đầu tư. Muốn vậy cần gia tăng quyền hạn đi đôi với việc kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan này cả về số lượng và chất lượng; bố trí những cán bộ có trình độ, phẩm chất, có chế độ khen thưởng kịp thời; công tác này phải được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch.
- Tăng cường công tác giám sát đầu tư của cộng đồng nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình đầu tư xây dựng. Phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định.
- Tránh trường hợp công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chồng chéo; một năm có quá nhiều đơn vị "được" nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra (như: thanh tra Nhà nước, kiểm toán, kiểm tra Đảng, thanh tra xây dựng, tài chính, công an,...), việc làm này tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của cho cả hai bên. Vì vậy các cấp có thẩm quyền phải phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị cấp dưới; mỗi năm một đơn vị tối đa không quá hai đoàn làm việc (trừ trường hợp đặc biệt hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật).