Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Phú Thọ

Năm 2013, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ đạt hơn 3.277 tỷ đồng. Việc tổng hợp, phân bổ các nguồn vốn từ NSNN, trái phiếu Chính phủ năm 2013 được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, đảm bảo đúng các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. (Website tỉnh Phú Thọ, 2013).

Việc bố trí vốn đầu tư được chú trọng, giảm tối đa các dự án khởi công mới, tăng số dự án hoàn thành, ưu tiên bố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản... đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Việc phân cấp đầu tư theo Quyết định 04/2013/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động lập, thẩm định, triển khai thực hiện dự án, huy động nguồn lực cho dự án. UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, các chủ đầu tư trên địa bàn thực hiện các cơ chế, chính sách mới về đầu tư xây dựng, xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Các dự án khu đô thị, dự án về nhà ở, dự án sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn được triển khai thực hiện đúng quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch, thiết kế được duyệt.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị, các chủ đầu tư chủ động tháo gỡ khó khăn, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư xây dựng, và

giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, xử lý các phát sinh trong quá trình thanh quyết toán vốn; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo an toàn trong thi công; đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh về quản lý vốn, đầu tư xây dựng; chủ động rà soát, xử lý, điều chỉnh các chương trình, dự án từ Ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ; rà soát từng công trình để có biện pháp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành với chủ đầu tư, nhà thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; phấn đấu giải ngân vốn đạt 100%.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư, các nhà thầu không đủ năng lực; thực hiện sai quy định trong quản lý, thi công công trình. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả các công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 40)