5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư
Công tác kế hoạch hoá phải dựa trên quy hoạch phát triển của ngành, vùng và kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Thực hiện gắn kết kế hoạch đầu
tư hàng năm với kế hoạch đầu tư theo dự án. Bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các mục tiêu, công trình trọng điểm cấp bách; công trình có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm để đồng vốn phát huy được hiệu quả tối đa. Kiên quyết không bố trí vốn cho những dự án không đủ thủ tục theo quy định. Cụ thể là:
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển của ngành, vùng cần tuân thủ triệt để các quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy định về quản lý đầu tư; kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn phải lấy quy hoạch làm cơ sở. Các cơ quan chức năng liên quan đến bố trí vốn cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện của các chủ dự án. Cùng với kế hoạch hóa nguồn vốn hàng năm, các phòng, ban cấp huyện cần lập kế hoạch chi tiết cho từng dự án.
- Bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành, không bố trí vốn dàn trải, manh mún. Cần phát huy vai trò kiểm tra của tổ chức Đảng, chính quyền đối với việc sử dụng vốn NSNN. Thực hiện tốt việc công khai hóa vốn đầu tư trên địa bàn huyện qua kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm trong thường trực Huyện ủy, thường trực Uỷ ban nhân dân huyện và lãnh đạo chủ chốt của cấp cơ sở.
- Kiểm tra, giám sát để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không khả thi sang các dự án đảm bảo tiến độ nhưng còn thiếu vốn. Hàng năm cân đối nguồn đầu tư xây dựng để bố trí vốn cho hợp lý. Việc bố trí vốn cho từng dự án phải tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án ĐTXD công trình. Ngay từ đầu năm tài chính, huyện phải có kế hoạch bố trí vốn trả nợ cho các dự án hoàn thành và bố trí vốn cho các dự án xây dựng mới.