Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

a. Thông tin thứ cấp

Thu thập ở các văn bản, chính sách của Trung ương và địa phương ban hành; các báo cáo tổng kết và nguồn số liệu thống kê về vốn đầu tư trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Yên Sơn, phòng thống kê huyện Yên Sơn, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Kinh tế - hạ tầng, các ban quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình, kho bạc Nhà nước …).

Ngoài ra, thông tin thứ cấp được thu thập còn là những thông tin đã được công bố trên các giáo trình, tạp chí, báo, công trình và đề tài khoa học trong nước, Internet…

b. Thông tin sơ cấp

Tác giả thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp xây dựng; các đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: trường học, UBND các xã, bệnh viện, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; các cán bộ quản lý trong công tác lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

n = N 1 + N*e2 Trong đó: n: Cỡ mẫu N: Tổng thể

e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5% Thay số liệu vào công thức trên để tính cỡ mẫu cho từng loại đối tượng điều tra tác giả có kết quả cơ cấu đối tượng điều tra được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu đối tƣợng điều tra

STT Đối tƣợng điều tra Tổng thể

(N)

Cỡ mẫu (n)

Tỷ trọng (%)

1 Đơn vị hưởng lợi 47 42 39,25

2 Đơn vị xây lắp 37 34 31,78

3 Ban quản lý dự án 34 31 28,97

Tổng cộng 118 107 100

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả

Như vậy, tác giả tiến hành điều tra 107 mẫu của ba nhóm đối tượng tại địa bàn huyện Yên Sơn.

Phiếu điều tra được xây dựng sẵn gồm hai phần chính là: phần một giới thiệu cơ bản về đối tượng điều tra, phần hai là nội dung điều tra. Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết. Các chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất không hài lòng”, “không hài lòng”, “bình thường”, “khá hài lòng”, “rất hài lòng”.

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời phiếu điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc được trình bày ở trên. Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert.

Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa

5 Rất hài lòng 4,20 – 5,00 Tốt

4 Khá hài lòng 3,40 – 4,19 Khá

3 Bình thường 2,60 – 3,39 Trung bình

2 Không hài lòng 1,80 – 2,59 Yếu

1 Rất không hài lòng 1,00 – 1,79 Kém

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 43)