Những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào quản lý vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào quản lý vốn

đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Qua kinh nghiệm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang như sau:

Tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác lập quy hoạch XD: chú trọng quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ, trừ những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng, còn không bố trí vốn đối với những công trình XD không có trong quy hoạch, thực hiện công khai hoá quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý đúng và thống nhất.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá, kế hoạch XDCB:

phải được cấp ủy chính quyền các cấp từ cơ sở xem xét và đề nghị, tiến tới xã hội hoá công tác đầu tư và xây dựng, giảm tải các công trình đầu tư, ngân sách Nhà nước, xoá bỏ cơ chế “xin, cho”.

Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án: trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án.

Bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý: bảo đảm Nhà nước phải cân đối và kiểm soát được nguồn vốn đầu tư, không triển khai xây dựng các dự án thiếu thủ tục XDCB hoặc không có khả năng cân đối vốn, không để tình trạng triển khai xây dựng rồi mới chạy vốn.

Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư: chủ đầu tư phải có trách nhiệm trước pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đã giao cho, tránh tình trạng khi có sự cố thì đổ lỗi do thiếu chuyên môn nghiệp vụ hoặc điều kiện khách quan gây nên.

Tăng cường đôn đốc, kiểm soát công tác quyết toán công trình: Đôn đốc làm hồ sơ quyết toán công trình kịp thời khi bàn giao đưa vào sử dụng. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng; các nhà thầu trong việc chấp hành quy định về nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán hợp đồng và quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Tích cực mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giám sát, công tác nghiệp vụ: như lập dự án, đấu thầu, thanh quyết toán công trình… đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý XDCB ở cấp huyện, xã, phường thị trấn, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi mà đề tài cần giải quyết

- Các vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư XDCB từ vốn NSNN?

- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang hiện nay như thế nào? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân?

- Những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

a. Thông tin thứ cấp

Thu thập ở các văn bản, chính sách của Trung ương và địa phương ban hành; các báo cáo tổng kết và nguồn số liệu thống kê về vốn đầu tư trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Yên Sơn, phòng thống kê huyện Yên Sơn, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Kinh tế - hạ tầng, các ban quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình, kho bạc Nhà nước …).

Ngoài ra, thông tin thứ cấp được thu thập còn là những thông tin đã được công bố trên các giáo trình, tạp chí, báo, công trình và đề tài khoa học trong nước, Internet…

b. Thông tin sơ cấp

Tác giả thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp xây dựng; các đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: trường học, UBND các xã, bệnh viện, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; các cán bộ quản lý trong công tác lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

n = N 1 + N*e2 Trong đó: n: Cỡ mẫu N: Tổng thể

e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5% Thay số liệu vào công thức trên để tính cỡ mẫu cho từng loại đối tượng điều tra tác giả có kết quả cơ cấu đối tượng điều tra được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu đối tƣợng điều tra

STT Đối tƣợng điều tra Tổng thể

(N)

Cỡ mẫu (n)

Tỷ trọng (%)

1 Đơn vị hưởng lợi 47 42 39,25

2 Đơn vị xây lắp 37 34 31,78

3 Ban quản lý dự án 34 31 28,97

Tổng cộng 118 107 100

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả

Như vậy, tác giả tiến hành điều tra 107 mẫu của ba nhóm đối tượng tại địa bàn huyện Yên Sơn.

Phiếu điều tra được xây dựng sẵn gồm hai phần chính là: phần một giới thiệu cơ bản về đối tượng điều tra, phần hai là nội dung điều tra. Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết. Các chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất không hài lòng”, “không hài lòng”, “bình thường”, “khá hài lòng”, “rất hài lòng”.

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời phiếu điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc được trình bày ở trên. Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert.

Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa

5 Rất hài lòng 4,20 – 5,00 Tốt

4 Khá hài lòng 3,40 – 4,19 Khá

3 Bình thường 2,60 – 3,39 Trung bình

2 Không hài lòng 1,80 – 2,59 Yếu

1 Rất không hài lòng 1,00 – 1,79 Kém

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel trên máy tính. Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

2.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng, số bình quân số học, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả. Các nội dung về vốn đầu tư, số lao động, hình thức đầu tư, ngành nghề và lĩnh vực đầu tư.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là:

Các chỉ tiêu so sánh phải cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

Phương pháp so sánh có hai hình thức:

So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Là phương pháp phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định. Như vậy phương pháp đồ thị minh họa các kết quả đã được tính toán và biểu thị bằng đồ thị giúp cho việc đánh giá được trực quan hơn, thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đánh giá, xác định những nguyên nhân gây ra biến động của các chỉ tiêu, đồng thời có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả.

2.2.3.4. Phương pháp mô tả thống kê

Dựa trên số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế, xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu để tài để mô tả quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

2.2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư như: Sở Kế hoạch và đầu tư, sở Tài chính, sở Xây dựng, sở Giao thông, Kho bạc Nhà nước, .. để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách chính xác, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có

tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN có hiệu quả hơn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu kết quả sử dụng vốn

* Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch

Chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.

* Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị

Chỉ tiêu này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch.

* Mức độ thực hiện mục tiêu theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của UBND tỉnh giao hàng năm

Chỉ tiêu này căn cứ vào mục tiêu phấn đấu quy định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, UBND tỉnh, UBND huyện. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu thực hiện so với chỉ tiêu quy định trong các nghị quyết.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu này được thể hiện bằng tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của toàn hệ thống của nền kinh tế.

2.3.2. Hệ số huy động tài sản cố định

Hệ số huy động tài sản cố định (TSCĐ) là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so với tổng mức vốn đầu tư trong năm:

Hệ số huy động TSCĐ =

Giá trị TSCĐ hoàn thành được huy động trong năm

Tổng mức vốn đầu tư trong năm

Chỉ tiêu này còn gọi là: Hệ số huy động vốn đầu tư trong năm. Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa TSCĐ hình thành trong năm từ

tổng mức vốn đầu tư trong năm để đầu tư tạo ra tài sản đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện đầu tư kể từ khi bỏ vốn, đầu tư đến khi hoàn thành, đưa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư của năm bỏ vốn, mà là phản ánh hiệu quả đầu tư của vài năm trước đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tư qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tư (TSCĐ) từng năm trong cả dãy hệ số liên tục của các năm được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của năm đó. Chỉ tiêu hệ số huy động TSCĐ (%) hàng năm là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư được tập trung hay phân tán? Hệ số huy động TSCĐ cao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công.

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội

- Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách như thuế, phí, lệ phí).

- Mức sống của dân cư tại địa bàn do thực hiện dự án.

- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: nó cho biết mức độ đóng góp vào cán cân thanh toán của đất nước nhờ có hoạt động đầu tư XDCB.

- Một số chỉ tiêu khác:

Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động;

Tác động cải tạo môi trường;

Những tác động về xã hội, chính trị, kinh tế, suất đầu tư, tổng lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận, điểm hoà vốn... và nhiều chỉ tiêu bổ sung khác tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của sự đánh giá.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN Ở HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Yên Sơn nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang; phía bắc giáp huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa, phía nam giáp huyện Sơn Dương, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Huyện có diện tích và dân số lớn nhất tỉnh Tuyên Quang với diện tích là 1.132 km² (2013). Đơn vị hành chính của huyện gồm 31 xã, thị trấn Trên địa bàn Yên Sơn có các sông Phó Đáy, Sông Lô, Sông Gâm chảy qua.

Hiện nay, huyện Yên Sơn đang xây dựng huyện lị mới về phía bắc của huyện nằm trên trục đường Tuyên Quang - Hà Giang. Phần đất xây dựng huyện lị mới thuộc khu vực giáp ranh 3 xã Lang Quán, Thắng Quân, Tứ Quận. Diện tích trung tâm huyện lị mới là 800 ha. (Website báo Tuyên Quang, 2013).

* Điều kiện tự nhiên

Yên Sơn có ưu thế về môi trường, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

Các xã phía Bắc huyện Yên Sơn có độ cao từ 200 - 600m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, phía Nam huyện Yên Sơn vùng đồi núi, độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250

. Ở phía đông Yên Sơn, địa hình núi thấp, có đỉnh Pu Miêng cao 694m, thung lũng xâm thực - tích tụ và bán bình nguyên bóc mòn ở phía Tây huyện.

Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Sơn năm 2013

Đơn vị tính: ha

TT Loại đất Tổng số Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 113.242,26

1 Đất nông nghiệp 102.434,05 90,46

Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 18.153,24 + Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 418,19

+ Đất lâm nghiệp 83.835,74

+ Đất sản xuất nông nghiệp khác 26,88

2 Đất phi nông nghiệp 9.206,03 8,13

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 41)