Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 49)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khảo nghiệm một số giống hoa lily nhập nội về một số đặc tắnh nông sinh học của các giống hoa lily trong điều kiện vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014.

- Đánh giá khả năng lai hữu tắnh của một số giống hoa lily: Tiến hành lai Dialen giữa các giống, thu hạt có phôi đem đi tiến hành cứu phôi nhằm xác định khả năng tạo cây lai.

* Giới hạn đề tài: Chỉ áp dụng phương pháp lai hữu tắnh trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Bố trắ thắ nghiệm

* Thắ nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 9 giống hoa lily nhập nội vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

- Vật liệu là 9 giống hoa lily được nhập nội từ Hà Lan, trong đó giống đối chứng là Sorbonne.

- Thắ nghiệm được bố trắ theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) với 9 công thức - mỗi công thức ứng với một giống, 3 lần nhắc lại.

- Diện tắch ô thắ nghiệm: 2m2. Trồng 30 củ/ ô thắ nghiệm. Tổng diện tắch thắ nghiệm là 150m2 . - Sơ đồ bố trắ thắ nghiệm: ng o b ảo v Hàng rào bảo vệ ng o b ảo v NL 1 2 4 6 1 3 5 7 8 9 NL 2 6 1 7 8 9 2 4 3 5 NL 3 8 9 5 4 7 3 6 2 1 Hàng rào bảo vệ

Ký hiệu: Các số thứ tự từ 1 - 9 tương đương với 9 giống thắ nghiệm.

* Thắ nghiệm 2: Đánh giá khả năng lai hữu tắnh của một số giống hoa lily nhập nội vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

- Vật liệu lai: 9 giống hoa lily tham gia thắ nghiệm (được trình bày trong bảng 2.1).

- Phương pháp lai: Tiến hành lai thuận nghịch giữa các giống lily theo sơ đồ lai Dialen của Griffing. Tất cả có 13 tổ hợp lai, được trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Danh sách bố mẹ và các tổ hợp lai đƣợc tạo ra trong thắ nghiệm

Mẹ Bố Tổ hợp lai

Sorbonne (Oriental) Serrada (LA-hybrid) 130101 Sorbonne (Oriental) Catina (OT-hybrid) 130102 Sorbonne (Oriental) Imagination(Oriental) 130103 Sorbonne (Oriental) Pink Palace (OT-hybrid) 130104 Sorbonne (Oriental) Riverside (LA-hybrid) 130105 Serrada (LA-hybrid) Sorbonne (Oriental) 130106 Imagination (Oriental) Sorbonne (Oriental) 130107 Pink Palace (OT-hybrid) Imagination (Oriental) 130108 Sorbonne (Oriental) Serano (OT-hybrid) 130109 Catina (OT-hybrid) Sorbonne (Oriental) 130110 Serrano (OT-hybrid) Sorbonne (Oriental) 130111 Carillon (Oriental) Sorbonne (Oriental) 130112 Carillon (Oriental) Catina (OT-hybrid) 130113

- Phương pháp thụ phấn thông thường: Cây mẹ được khử đực trước khi tung phấn; thu phấn của cây bố, dùng panh gắp bao phấn của cây bố chấm lên đầu nhụy cây mẹ (khi đầu nhụy có khả năng nhận phấn - đầu nhụy đã tiết dịch). Thụ phấn lần 1. Sau đó dùng giấy bạc bao đầu nhụy của cây mẹ lại.

- Theo dõi số hoa lai của mỗi tổ hợp lai, số quả thu được của mỗi tổ hợp lai. Sau thụ phấn 60 ngày, thu quả, tách hạt nào có phôi thì đem tiến hành cứu phôi trong phòng thắ nghiệm.

- Theo dõi số phôi đem đi cứu của mỗi tổ hợp lai, số phôi phát triển thành cây của mỗi tổ hợp lai.

2.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Các biện pháp trồng và chăm sóc được thực hiện theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả [phụ lục 3]:

* Làm đất: Đất trồng được làm kỹ và xử lý tiêu độc bằng hóa chất. Lên luống cao 20 - 25 cm, mặt luống rộng 1m, rãnh luống 35 - 40 cm.

* Mật độ trồng: 30 củ/ ô thắ nghiệm. * Phân bón:

- Khi mầm cây cao 15 - 20 cm thì tiến hành bón phân định kỳ 7 ngày/ lần. - Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ:

Phân chuồng hoai mục: Bón lót đầu vụ 2 - 3 tấn.

Phân NPK: Bón thúc 3 - 5 kg Urê + 7 - 10 kg Supe lân + 7 - 10 kg KCl. - Phun hoặc tưới bổ sung một số loại phân bón lá như Komic, Antonic, Đầu trâu.

- Giai đoạn đầu cây cần đủ ẩm, tuy nhiên nếu quá nhiều nước sẽ gây thối củ. Vì vậy nên tưới nước phun lên thân cây vừa tăng độ ẩm không khắ nhưng không tăng độ ẩm đất. Giai đoạn cây có nụ thì ngừng phun lên cây vì nếu phun vào nụ sẽ dẫn đến hỏng nụ.

* Làm cỏ, vun cây, tưới nước, làm giàn (nếu có) theo quy trình chăm sóc của Viện nghiên cứu Rau quả.

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Thắ nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 9 giống hoa lily nhập nội vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội.

2.3.3.1. Các đặc điểm thực vật học

- Độ cứng thân, màu sắc thân, hình dạng lá, màu sắc lá.

- Màu sắc hoa, màu sắc bao phấn, màu sắc phấn, màu sắc đầu nhụy, đặc điểm cấu trúc hoa.

2.3.3.2. Các đặc tắnh nông sinh học

* Các chỉ tiêu sinh trƣởng

Mỗi công thức thắ nghiệm theo dõi 10 cây/lần nhắc lại, 10 ngày theo dõi 1 lần, gồm các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ mọc mầm của các công thức: Theo dõi toàn bộ số củ trên từng công thức thắ nghiệm (%).

Tỷ lệ mọc mầm =

Số củ mọc mầm

ừ 100 % Tổng số củ trồng

Thời gian các giai đoạn sinh trưởng: Trồng Ờ xòe lá; trồng - ra nụ; trồng Ờ nụ có màu (50% số cây).

+ Thời gian từ trồng - xòe lá (ngày): Theo dõi từ trồng tới 50% số củ mỗi công thức xòe lá đầu tiên khi mầm lên khỏi mặt đất.

+ Thời gian từ trồng Ờ ra nụ (ngày): Theo dõi từ trồng đến 50% số củ mỗi công thức bắt đầu ra nụ đầu tiên.

+ Thời gian từ trồng Ờ nụ có màu (ngày): Theo dõi từ trồng đến 50% số củ mỗi công thức có nụ chuyển màu đầu tiên.

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất. Bắt đầu theo dõi từ sau trồng 15 ngày.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc đến cuống nụ hoa cuối cùng. - Chiều dài phân cành: Đo từ điểm bắt đầu phân cành đến đỉnh

- Động thái tăng trưởng số lá (lá/cây): Đếm số lá số lá từ gốc lên ngọn trên thân cây.

- Đường kắnh thân: Đo ở vị trắ cách gốc 20 cm.

- Chiều dài, chiều rộng lá (cm): Đo theo bề dọc từ đầu lá đến ngọn lá (vị trắ giữa lá); đo theo bề ngang phần to nhất của lá.

- Chiều dài, đường kắnh nụ hoa (cm): Đo từ đầu nụ đến đỉnh của nụ hoa; đo bề ngang của nụ ở vị trắ phình to nhất của nụ hoa.

- Đường kắnh hoa (cm): Đo từ đỉnh cánh hoa này xuyên tâm sang cánh hoa đối diện khi hoa nở to nhất.

* Các chỉ tiêu về năng suất, chất lƣợng hoa

- Số nụ/cây, số hoa/cây: Bằng phương pháp đếm trực tiếp trên cây tại các thời điểm ra nụ, ra hoa và thu hoạch.

- Tỷ lệ hoa hữu hiệu /cây, tỷ lệ cây hữu hiệu (cây có hoa nở):

Tỷ lệ hoa hữu hiệu/cây = Số hoa nở trên cây ừ 100 % Tổng số nụ trên cây

Tỷ lệ cây hữu hiệu =

Số cây có hoa nở

ừ 100 % Tổng số cây trồng

- Các tắnh trạng chất lượng hoa như mùi thơm, thế hoa, màu sắc (hoa, bao phấn, phấn, nhụy), sự phân cành: Đánh giá bằng quan sát và cảm quan.

- Độ bền hoa tự nhiên: Theo dõi từ lúc bông hoa đầu tiên bắt đầu hé nở đến khi bông hoa cuối cùng bắt đầu tàn ở trên cây. Mỗi lần nhắc lại theo dõi 3 cành.

- Độ bền hoa cắt cành: Cắt cành hoa theo dõi ở điều kiện trong phòng như chỉ tiêu độ bền hoa tự nhiên.

- Chiều cao cây hoa cuối cùng (cm): Đo từ phần thân sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây hoa khi thu hoạch.

2.3.3.3. Tình hình một số loại sâu bệnh chắnh

Phương pháp đánh giá sâu bệnh hại: Được xác định theo tài liệu QCVN 01 Ờ 38: 2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng năm 2010.

Phương pháp điều tra: Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Định kỳ theo dõi 10 ngày/lần.

+ Cấp 1: Nhẹ (Xuất hiện rải rác)

+ Cấp 2: Trung bình (Phân bố dưới 1/3 cây) + Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cây)

- Đối với bệnh hại lá:

+ Cấp 1: < 1% diện tắch lá bị hại. + Cấp 3: 1 - 5% diện tắch lá bị hại. + Cấp 5: 5 - 25% diện tắch lá bị hại. + Cấp 7: 25 - 50% diện tắch lá bị hại. + Cấp 9: > 50% diện tắch lá bị hại.

Thắ nghiệm 2: Đánh giá khả năng lai hữu tắnh của một số giống hoa lily nhập nội vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

2.3.3.4. Các chỉ tiêu khác

- Độ hữu dục của hạt phấn: Dùng phương pháp nhuộm hạt phấn bằng dung dịch KI 1% rồi quan sát dưới kắnh hiển vi quang học thông thường.

- Thời gian hoa nở (bắt đầu nở - bắt đầu tàn).

- Thời gian bao phấn tung phấn và nhụy nhận phấn sau khi hoa nở.

2.3.3.5. Tiến hành lai nhằm đánh giá khả năng lai tạo cây lai

Chương 2 - mục 2.3.1- thắ nghiệm 2 đã nêu rõ phương pháp.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được thu thập thông qua quá trình chăm sóc và theo dõi. Sau đó được xử lý bằng chương trình thống kê cõ bản nhý Excel và IRRISTAT 4.0 [6].

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

* Thắ nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 9 giống hoa lily nhập nội vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

3.1. Đặc điểm nông sinh học của 9 giống hoa lily nhập nội vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống lily

Cây hoa lily trải qua các giai đoạn khác nhau như từ trồng Ờ mọc mầm, trồng Ờ xòe lá, trồng Ờ ra nụ, trồng Ờ nụ có màu. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tốc độ sinh trưởng của giai đoạn trước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây ở giai đoạn sau. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng cây chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố như đặc tắnh của giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, việc xác định thời gian sinh trưởng của các giống lily là quan trọng giúp chúng ta chủ động trong việc điều khiển sinh trưởng phát triển của cây theo hướng có lợi nhất.

3.1.1.1. Tỷ lệ mọc mầm của các giống lily

Sự mọc mầm của củ giống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Chất lượng củ giống, sự phá ngủ, trạng thái của củ giống, nhiệt độ, độ ẩm, không khắ trong đấtẦ Để cho tỷ lệ mọc mầm cao chúng ta cần phải tạo điều kiện tốt về nhiệt độ, ẩm độ, không khắ trong đất cho củ nảy mầm.

Tỷ lệ mọc mầm cho phép đánh giá khả năng sinh trưởng ban đầu của từng giống, từ đó lựa chọn được những giống có tỷ lệ mọc mầm cao, khả năng sinh trưởng mạnh để đưa vào sản xuất.

Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm của các giống lily thắ nghiệm Giống Số củ trồng (củ) Số củ mọc mầm (củ) Tỉ lệ mọc mầm (%) Serrada 150 150 100 Riverside 150 150 100 Pink Place 150 150 100 Imagination 150 150 100 Mabel 150 150 100 Carillon 150 150 100 Catina 125 125 100 Serano 150 150 100 Sorbonne (đ/c) 150 150 100

Qua theo dõi ta thấy: Tỷ lệ mọc mầm của 9 giống lily tham gia thắ nghiệm trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội không có củ nào bị hỏng và đều đạt mức mọc mầm tối đa là 100%. Tỷ lệ mọc mầm cao này là do củ giống nhập về có chất lượng tốt, đã đạt độ tuổi thuần thục, đã qua thời kỳ ngủ nghỉ và đã được xử lý lạnh nên tất cả các củ giống đều sẵn sàng mọc mầm khi có điều kiện thuận lợi.

3.1.1.2. Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lily

Bảng 3.2. Thời gian sinh trƣởng của các giống lily trong vụ Đông Xuân năm 2013- 2014

(Ngày trồng: 8/11/2013) Đơn vị: Ngày

Tên giống Trồng Ờ xòe lá Trồng Ờ ra nụ Trồng Ờ nụ có màu

Serrada 7 31 66 Riverside 5 28 63 Pink Palace 3 33 74 Imagination 3 25 81 Mabel 7 31 90 Carillon 9 40 101 Catina 11 38 90 Serano 12 43 94 Sorbonne (đ/c) 12 46 92

Các giống thắ nghiệm có thời gian mọc chênh lệch do có chiều dài mầm khi trồng khác nhau. Nguyên nhân là do các củ giống được thu hoạch, phá ngủ và bảo quản ở các thời gian khác nhau.

Ở vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014, thời gian từ trồng Ờ xòe lá của các giống dao động từ 3 ngày (Pink Palace, Imagination) đến 12 ngày (Serano, Sorbonne). So với giống đối chứng Sorbonne, chênh lệch thời gian từ trồng Ờ xòe lá của các giống Pink Palace (3 ngày), Imagination (3 ngày), Riverside (5 ngày) cao hơn; các giống Serrada và Mabel (7 ngày), Carillon (9 ngày) thấp hơn; các giống Catina (11 ngày), Serano (12 ngày).

Các giống lily có thời gian từ trồng - ra nụ dao động từ 25 - 46 ngày. So với giống đối chứng Sorbonne thì thời gian từ trồng - ra nụ của giống Imagination ngắn hơn (25 ngày); dài hơn là giống Sorbonne (46 ngày); các giống còn lại dao động từ 28 - 43 ngày.

Thời gian từ trồng - thu hoạch của các giống lily dao động từ 63 - 101 ngày, trong đó giống đối chứng Sorbonne là 92 ngày. Các giống Catina, Mabel, Imagination, Pink Palace, Serrada, Riverside (63 - 90 ngày) đều có thời gian từ trồng - thu hoạch ngắn hơn Sorbonne. Các giống còn lại đều dài hơn Sorbonne lần lượt là Serano (94 ngày), Carillon (101 ngày).

Nếu chia theo nhóm, nhóm giống lai LA (Serrada, Riverside) có thời gian sinh trưởng trung bình ngắn nhất từ 63 - 66 ngày; nhóm giống lai OT (Catina, Serano, Pink Palace) có thời gian sinh trưởng trung bình tương đương từ 74 - 94 ngày; nhóm giống Oriental (Sorbonne, Imagination, Mabel, Carillon) có thời gian sinh trưởng trung bình dài nhất từ 81 - 101 ngày so với giống đối chứng.

Theo khuyến cáo của nhà cung cấp giống, đối với các giống hoa lily tham gia thắ nghiệm khi trồng ở nơi xuất xứ (Hà Lan) có thời gian sinh trưởng dài nhất là 110 - 120 ngày [phụ lục 1]. Như vậy, qua vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 trồng tại Gia Lâm, Hà Nội ta thấy các giống lily thắ nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất củ giống.

3.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các giống lily

Khả năng sinh trưởng nhanh hay chậm của các giống cây thể hiện rất rõ qua hai chỉ tiêu đó là: Động thái tăng trưởng chiều cao và động thái ra lá.

3.1.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng của cây.

Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cây sinh trưởng phát triển mạnh, nhanh chóng tăng trưởng chiều cao cây. Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lily đều giảm.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt với cây hoa lily cắt cành thì chiều cao cây có ý nghĩa rất lớn đến giá trị của cành hoa. Chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tắnh di truyền của giống, ngoài ra chiều cao cây cuối cùng còn được quyết định rất nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là thời tiết khắ hậu.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây được đo từ sau khi trồng 15 ngày. Lúc này, cây đã trải qua giai đoạn bén rễ hồi xanh và bắt đầu hút nước, chất dinh dưỡng mạnh cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển.

Bảng 3.3: Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các giống lily thắ nghiệm vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại Hà Nội

(Đơn vị: cm)

Tên giống

Số ngày sau trồng

20 30 40 50 Chiều cao cây

cuối cùng Serrada 39,8 51,0 65,5 75,0 82,2 Riverside 21,2 29,0 44,5 53,6 60,1 Pink Palace 35,7 66,3 82,1 87,5 90,1 Imagination 33,8 49,1 57,0 58,8 59,6 Mabel 21,5 35,3 48,1 55,8 58,2 Carillon 33,1 42,1 53,9 62,9 69,8 Catina 27,8 41,1 56,5 67,3 73,7

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)