Yêu cầu ngoại cảnh của lily

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 32)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4.7. Yêu cầu ngoại cảnh của lily

1.4.7.1. Nhiệt độ

Nhìn chung, lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khắ hậu mát ẩm. Nhiệt độ thắch hợp ban ngày là 20 - 250C, ban đêm là 120C. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lily đặc biệt là sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng của thân lá. Từ khi xuất hiện nụ đến khi ra hoa, nhiệt độ chênh lệch ngày/ đêm ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng của thân. Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng điều tiết sự phân hóa hoa và sự ra hoa. Các giống thuộc dòng tạp giao và lily thơm đều cần có trải qua thời gian nhiệt độ thấp để thực hiện xuân hóa mới ra hoa được. Roh (1974) khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ đến sự ra hoa thấy nếu các giống được xử lý liên tục ở 12,80C sẽ rút ngắn sự ra hoa. Nhiệt độ và ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của củ. Nhiệt độ thấp, thời gian chiếu sáng trong ngày dài củ sẽ to hơn.

1.4.7.2. Ánh sáng

Lily ưa cường độ ánh sáng trung bình, thắch hợp nhất khoảng 12 - 15 nghìn lux. Vào vụ hè, các giống thuộc nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm lily phương Đông nên che bớt 70% ánh sáng.

Lily là cây ngày dài, chiếu sáng ngày dài hay ngắn ảnh hưởng đến phân hóa hoa cũng như sinh trưởng phát dục của hoa. Xử lý ngày dài sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và số lượng hoa.

Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng phát dục của củ. Suker (1960) nghiên cứu nhận thấy tia hồng ngoại làm tăng số lượng củ con, tia đỏ và tia tử ngoại có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của một số giống thuộc nhóm châu Á.

1.4.7.3. Nước

Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt. Độ ẩm thắch hợp nhất là 80 - 85 %. Nếu ẩm độ biến động lớn có thể dẫn đến thối củ. Việc cung cấp nước cho cây phụ thuộc vào điều kiện khắ hậu cụ thể và chất lượng đất [28].

1.4.7.4. Đất

Lily có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily có rễ ăn nông nên đất phải dễ thoát nước. hàm lượng muối trong đất không được vượt quá 15mg/cm2. Đất chua cây hút nhiều ion sắt, nhôm, magiê gây hại cho cây; đất kiềm cây không hút đủ ion dẫn đến thiếu sắc tố. Các giống nhóm tạp giao, châu Á và lily thơm yêu cầu pH 6 - 7, giống thuộc nhóm phương Đông thắch hợp pH 5,5 - 6,5.

1.4.7.5. Dinh dưỡng

Hoàng Ngọc Thuận (2000), các yếu tố N, P, K và vi lượng có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của hoa lily. Vì vậy cần bón phân đầy đủ và thắch hợp để đạt năng suất chất lượng cao.

Lily mẫn cảm với Cl và Fl. Yêu cầu hàm lượng Cl trong đất không vượt qua 1,5 mmol/l. Nếu hàm lượng Fl trong không khắ quá cao sẽ gây cháy lá.

Phân vi lượng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Phun phân vi lượng lên thân lá trong giai đoạn sinh trưởng theo định kỳ. Khi cây ra nụ, phải chú ý khi phun nếu phun vào nụ có thể gây rụng nụ.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)