Tình hình sâu bệnh hại của các giống lily

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 77)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.6.Tình hình sâu bệnh hại của các giống lily

Sâu bệnh hại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của tất cả các loại cây trồng nói chung, đặc biệt với cây hoa, là cây đem lại sản phẩm để con người ngắm và thưởng thức. Nếu bị sâu bệnh hại đến hoa ở bất cứ mức độ nào đều ảnh hưởng đến giá trị của cả cành hoa, việc theo dõi thành phần, tỷ lệ và mức độ sâu bệnh hại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu sau này.

Khi quyết định phát triển sản xuất bất cứ một loại cây trồng ta phải tắnh đến khả năng chống chịu với sâu bệnh của cây trồng đó trong điều kiện sinh thái cụ thể.

Hoa lily là cây cần đầu tư nguồn vốn ban đầu lớn nên thiệt hại gây ra bởi sâu bệnh càng cần được hạn chế ở mức thấp nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Các giống mặc dù có năng suất chất lượng cao nhưng mẫn cảm với sâu bệnh cũng dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Đặc tắnh chống chịu là khả năng phản ứng tắch cực của cây trồng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, khả năng chống chịu phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh tác động.

Mục tiêu của công tác chọn, tạo giống hiện nay là giống phải có khả năng chống chịu và thắch nghi tốt với những tác động xấu của môi trường để có thể trồng được nhiều vùng, nhiều vụ có điều kiện khác nhau mà vẫn cho năng suất cao, ổn định và phẩm chất tốt. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chắnh của các giống lily trong thắ nghiệm được trình bày ở bảng 3.12.

Trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Hà Nội các giống lily chủ yếu mắc bệnh thối củ, vảy củ (do nấm Fusarium oxysporum) và bệnh cháy lá sinh lý gây ra. Đây là hai bệnh thường gặp khi nơi trồng lily có nhiệt độ, ẩm độ không khắ cao, đặc biệt là do tắnh mẫn cảm của giống với bệnh.

Hoa lily có hiện tượng cháy lá, cháy ngọn thường bị nhầm với bệnh khô lá. Hiện tượng cháy lá thường xuất hiện vào thời điểm trước khi hình thành nụ. Đầu tiên các lá non bị xoắn nhẹ, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển bình thường. Nếu cây bị cháy lá nặng những vết đốm trắng chuyển thành màu nâu, lá dị dạng, có thể dẫn đến bị thui chột ngọn. Hiện tượng cháy lá xuất hiện khi có sự rối loạn cân bằng giữa sự hút hơi nước và sự thoát hơi nước của cây. Độ ẩm tương đối trong nhà lưới thay đổi đột ngột có thể dẫn tới hiện tượng này [10].

Bảng 3.12. Tình hình nhiễm một số sâu bệnh chắnh của các giống vụ Đông Xuân năm 2013 Ờ 2014

(Đơn vị: Cấp)

Giống

Bệnh hại Sâu hại

Bệnh thối củ, vảy củ (Fusarium oxysporum) Bệnh cháy lá sinh lý rệp muội Serrada 0 0 0 Riverside 0 0 0 Pink Palace 1 0 0 Imagination 0 3 0 Mabel 1 5 0 Carillon 1 0 3 Catina 0 0 1 Serano 0 0 0 Sorbonne 0 0 0

Ở vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014, các giống tham gia thắ nghiệm chỉ có giống Mabel và Imagination (thuộc nhóm Oriental) bị cháy lá ở mức độ dưới 25% số lá trên cây. Các giống khác không có hiện tượng cháy lá.

Đối với bệnh thổi củ, vảy củ chỉ xảy ra với mức độ nhẹ nhất ở nhóm giống Oriental (Mabel, Carillon) và nhóm giống lai OT (Pink Palace). Các giống còn lại đều không bị.

Ở cuối quá trình sinh trưởng và phát triển (sắp thu hoạch hoa) của cây có xuất hiện rệp muội đen nhưng không ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa của các giống. Trong đó có 2 giống bị nhiễm rệp muội đen là Carillon < 25% (nhóm Oriental) và Catina < 5% (nhóm lai OT).

Kết quả theo dõi cho thấy: Hầu hết các giống lily thuộc nhóm lai LA không thơm (Serrada, Riverside) cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại tác động. Nhóm giống Oriental (Sorbonne, Mabel, Imagination, Carillon) khá mẫn cảm với bệnh rệp muội và cháy lá, trong đó bị nặng nhất là giống Mabel, Imagination và Carillon. Các giống thuộc nhóm lai OT (Catina, Serano, Pink Palace) ắt nhiễm bệnh cháy lá sinh lý hơn so với các giống thuộc nhóm Oriental . Kết quả này cũng trùng với thực tế trồng hoa lily của các nhà sản xuất lily Hà Lan.

* Thắ nghiệm 2: Đánh giá khả năng lai hữu tắnh của một số giống hoa lily nhập nội vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 77)