3. Ý nghĩa của đề tài
1.6.2. Nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam
Công tác chọn tạo giống lily ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhân giống, ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật,... tới sinh trưởng phát triển của hoa lily.
Các nghiên cứu về nhân giống lily ở Việt Nam đã được thực hiện từ những năm 80 - 90 của thế kỷ XX. Ở Việt Nam, việc nhân giống bằng phương pháp tạo củ in-vitro đã được thực hiện thành công trên hoa loa kèn. Và các nghiên cứu đến khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp trong ống nghiệm, tạo củ trực tiếp từ nách lá nhờ sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, tuy nhiên những kết quả này còn đang tiếp tục nghiên cứu, chưa được áp dụng nhiều vào thực tiễn sản xuất.
Mai Xuân Lương (1993) đã nghiên cứu thành công quy trình nhân nhanh giống loa kèn trắng trên môi trường đa lượng bổ sung các nguyên tố vi lượng.
Nguyễn Quang Thạch (1994 - 1995) đã sử dụng phương pháp nuôi cấy in-vitro trên tập đoàn hoa loa kèn tắm nhập nội từ Pháp và đưa ra quy trình nhân giống từ khi đýa mẫu vào đến khi sản xuất ra củ giống [24].
Các tác giả khác cũng đã thành công trong việc thực hiện nhân giống hoa loa kèn L. longiflorum bằng phương pháp in-vitro và trồng cây con được nhân giống bằng phương pháp in-vitro trên các giá thể khác nhau. Các tác giả đã kết luận, loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống khi đưa cây con ra từ ống nghiệm. Sử dụng giá thể là trấu hun kết hợp với phun dinh dưỡng và EM ở các công thức: Trấu hun + phun dinh dưỡng, trấu hun + phun dinh dưỡng + EM, trấu hun + phun EM, tỏ ra thắch hợp hơn các giá thể còn lại. Chất lượng cây cũng đạt cao nhất ở các công thức này (Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo, 1998) [18], (Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Quang Thạch & cs, 2001) [11].
Hà Thị Thúy (2002) đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh in-vitro 10 giống hoa lily nhập nội từ Mỹ. Kết quả có 8 giống có chất lượng hoa tốt (vắ dụ Casablanca, Parmount, My Fair Lady...) có thể bổ sung vào nguồn giống lily thương mại ở Việt Nam [21].
Các nghiên cứu đến khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp trong ống nghiệm, tạo củ trực tiếp từ nách lá nhờ sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đã và đang được tiến hành, bước đầu thành công (Hà Thị Thúy & cs, 2005) [21].
Dương Tấn Nhựt (2006) cho biết kiểu gen ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tái sinh của các mẫu cây, khả năng nhân chồi cũng như sự phát triển của chồi. Hai giống Tiber và Sorbonne có khả năng tái sinh từ thân non và vảy củ cao [12].
Các nhà khoa học thuộc Phân viện Công nghệ sinh học Đà Lạt và trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP Hồ Chắ Minh) đã cho ra đời phương pháp nhân giống thành công cây hoa lily bằng kỹ thuật nuôi cấy
Bioreactor. Theo kỹ thuật này, tế bào mô của củ hoa lily sẽ được nuôi cấy
trong bình thủy tinh, được thiết kế chuyên biệt và đặt trên máy lắc. Sau ba tháng nuôi cấy, tế bào mô sẽ ra rễ và tạo củ. Tiếp đó củ sẽ được nuôi cấy bằng kỹ thuật Bioreactor. Từ 1 củ con ban đầu, sau ba tháng nuôi cấy có thể tạo ra 3 Ờ 4 củ mới. Với bình nuôi cấy loại Bioreactor có thể tắch 20 lắt, chỉ sau 1 Ờ 2 tháng là có thể tạo ra 10.000 cây giống hoa lily. Kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học này cũng đã chỉ ra: Cây con nuôi cấy bằng Bioreactor có khả năng sống sót và sinh trưởng trong môi trường tự nhiên lên đến 95%, nhờ đó loài hoa lily có được nguồn cây giống ổn định, chất lượng cây đồng đều với giá thành hạ. Thành công này của các nhà khoa học tuy chưa áp dụng vào thực tế sản xuất nhưng đó là một tắn hiệu vui đến với những người trồng hoa [48].
Nguyễn Văn Tỉnh (2007) cho rằng đối với vùng đồng bằng sông Hồng, tốt nhất trồng lily để thu hoạch dịp Tết Nguyên Đán (trồng trước Tết 95 - 97 ngày) và thu hoa cho dịp 8/3 (trồng trước dịp này 105 - 107 ngày). Sử dụng kắch thước củ 16 - 18 cm là phù hợp nhất, vừa hạn chế được hiện tượng cháy lá, hoa dị dạng, vừa đảm bảo chất lượng hoa [22].
* Các kết quả khảo nghiệm, tuyển chọn giống hoa Lilium
Trần Duy Quý khi trồng khảo nghiệm 10 giống lily thơm và 10 giống lily không thơm nhập nội từ Hà Lan cho rằng hai giống lily thơm là
Barbados, Almoata và bốn giống lily không thơm là Amazone, Avelino,
Brunello, Gironde khá phù hợp với điều kiện Đà Lạt Ờ Lâm Đồng [14] [15].
Đinh Ngọc Cầm đã khảo nghiệm 3 giống lily thơm là Siberia, Tiber và
Sorbonne vụ Thu Đông năm 2003 - 2004 tại Sapa - Lào Cai. Kết quả cả 3
giống đều thể hiện các đặc điểm của giống gốc, thắch hợp điều kiện khắ hậu tại Sapa [2].
Đào Thanh Vân (2005) đã nghiên cứu đặc điểm một số giống hoa lily tại Mẫu Sơn, Lạng Sơn. Kết quả cho thấy 3 giống StarFighter, Tiber và
Siberia có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên đất Mẫu Sơn [25].
Các tác giả Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh & cs đã tiến hành nhập nội tập đoàn 23 giống hoa lily của Hà Lan và trồng thử nghiệm ở miền Bắc Việt nam từ năm 2002 Ờ 2006. Kết quả đã chọn lọc được 2 giống là giống Sorbonne và Acapulco có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Hai giống này đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tạm thời tháng 5/2006 và cho phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, đến tháng 9/2009 giống Sorbonne được công nhận là giống chắnh thức. Hiện tại Sorbonne đã trở thành giống lily chủ lực của sản xuất hoa lily cắt cành và trồng chậu trong vụ Đông tại miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Tỉnh, 2009) [23].
Các tác giả Nguyễn Thị Duyên, Đặng Văn Đông & cs, 2010 [7] đã tiến hành nhập nội tập đoàn 3 giống hoa loa kèn của Hà Lan gồm Raizan (đặt tên là Tứ Quý), White fox, Gelria và trồng khảo nghiệm ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2005 Ờ 2009. Kết quả đã tuyển chọn được giống loa kèn Tứ Quý có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng hoa cao, có khả năng trồng quanh năm và giống này đã được Hội đồng khoa học của Bộ NN & PTNT công nhận giống tạm thời tháng 6/2009.
* Kết quả lai tạo giống hoa lily mới bằng lai hữu tắnh kết hợp cứu phôi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác tạo giống cây hoa chi Lilium vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, tuy nhiên cũng đã bước đầu đạt được một số kết quả khả quan.
Năm 2007, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh Thị Thảo đã bước đầu nghiên cứu việc ứng dụng các kỹ thuật cắt ngắn vòi nhụy,
cứu phôi và thụ phấn in-vitro trong lai tạo giống hoa lily. Tuy chưa tái sinh được cây lai nhưng nhóm tác giả trên đã thu được những kết quả khả quan trong lai tạo giống hoa lily ở Việt Nam như: Đã thu được quả, hạt có phôi và đã tiến hành cứu phôi bằng kỹ thuật nuôi cấy lát cắt bầu nhụy (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2007) [20].
Trước nhu cầu cấp thiết về tạo giống mới, từ năm 2002, Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tiến hành nhập nội hàng chục giống hoa lily từ Hà Lan về để tiến hành trồng khảo nghiệm đánh giá đồng thời kết hợp với công tác thu thập nguồn gen trong nước để phục vụ cho công tác lai tạo giống. Các hướng nghiên cứu chắnh của Viện là tạo giống hoa có màu sắc mới, kháng bệnh Fusarium. Sử dụng một hệ thống hoàn chỉnh từ thu thập nguồn vật liệu đánh giá, xác định cặp lai tiềm năng, thụ phấn, thụ tinh, cứu phôi và đưa cây con ra ngoài vườn ươm (Đặng Văn Đông, 2010) [5].
+ Năm 2007, nhóm nghiên cứu của Viện đã nuôi cấy thành công noãn thành thục của giống lily lai Oriental trên môi trường MS + 0,5 mg/l Kinetin + 30 g/l Sacarose. Sau 3 tuần nuôi cấy, các noãn này đã phát sinh theo hướng tạo củ con trong ống nghiệm.
+ Năm 2008, nhóm nghiên cứu của Viện bước đầu đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy lát cắt bầu nhụy trong cứu con lai xa của chi Lilium. Tuy chưa tái sinh được cây lai nhưng nhóm đã thu được các mẫu nuôi cấy có phát sinh hình thái (có hạt phát triển từ mẫu lát cắt) trên môi trường nuôi cấy: MS + 0,5 mg/l αNAA + 90 g/l Sacarose.
+ Năm 2009, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy phôi và túi phôi trog tạo con lai xa giữa hai nhóm OT-hybrids và Oriental- hybrids. Kết quả thu được rất khả quan, đã tìm ra môi trường cứu phôi thắch hợp cho tỷ lệ tái sinh cao, đã tái sinh được cây lai trong ống nghiệm và tiến hành ra ngôi để đánh giá ngoài vườn ươm.
Nhìn chung, các nghiên cứu về cây hoa lily ở Việt Nam gần đây càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, để đa dạng hóa và phát triển mạnh giống hoa lily tại Việt Nam trở thành một trong những loại hoa cắt chủ lực thì luôn luôn phải có những nghiên cứu tiếp theo như: Nghiên cứu tuyển chọn bổ sung giống mới, biện pháp kỹ thuật canh tác mới hay những kết quả nghiên cứu về tạo giốngẦ Đây là những công việc không ngừng và luôn là những câu hỏi đặt ra đối với các nhà nghiên cứu khoa học mỗi chúng ta.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU