Phân loại thực vật

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 26)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4.2.Phân loại thực vật

Theo Võ Văn Chi (1987) cây hoa lily thuộc nhóm một lá mầm

(Monocotylendone), phân lớp hành (Lilidea), bộ hành (Liliales), họ hành

(Liliaceae), chi Lilium.

Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học tiến hành phân loại lily. Theo H.F.Comber (1949), dựa trên nguồn gốc và hình dạng hoa, đã chia các loài lily thành 7 nhóm: Nhóm Martagon, nhóm Americans (Pseudolirium), nhóm

Candidum (Liriotypus), nhóm Oriental (Archelirion), nhóm Asiatics

(Sinomartagon), nhóm Trumpets (Leucolirion) và nhóm Dauricum

(Daurolirion) [41] [50].

Năm 1982, Hiệp hội hoa lily thế giới dựa vào cơ sở phân loại năm 1963 đã đưa ra hệ thống phân loại chủ yếu dựa vào nơi nguyên sản, quan hệ bố mẹ, màu sắc và hình dáng hoa bao gồm 9 nhóm:

(1) Dòng lai châu Á (Asiatic hybrids): Do các loài sản sinh ở châu Á và các dòng lai giữa chúng. Bố mẹ chủ yếu là lily Triều Tiên, L. bulbierum var

croceum,... Đặc điểm chủ yếu là hoa hướng lên trên, màu sắc phong phú.

(2) Dòng lai lá sao (Martagon hybrids): Các giống thuộc dòng này được hình thành từ việc lai hai loài L. martagonL. dransonii.

(3) Dòng lily lai hoa trắng (Candidum hybrids): Gồm các giống ở châu Âu. (4) Dòng lai châu Mỹ (American hybrids): Bắt nguồn từ L. paradalium

(5) Dòng lai lily thơm (Longiflorum hybrids): Do lai giữa L.

longiflorumL. porosanum. Có đặc điểm hoa dạng giống loa kèn, dễ

nhiễm virus.

(6) Dòng lily lai loa kèn (Trumpet hybrids): Do lai giữa các loài lily Nghị Xương, lily Hồ Bắc, lily Vương.

(7) Dòng lily lai phương Đông (Oriental hybrids): Do lai giữa L.

auratum, L. spociosum, lily đỏ (L. rubellum), lily Nhật (L. japonicum) với

nhau tạo ra.

(8) Các loại hình khác (Miscellaneous hybrids): Được đưa ra Hội nghị hoa lily châu Á Thái Bình Dương đưa ra, quy tất cả các dòng lai với nhau vào nhóm này (O/A, O/T, O/L...).

(9) Nguyên chủng: Bao gồm các loại, các biến chủng ở nguyên bản xuất xứ của nó.

Ngoài ra, lily có thể phân loại theo thời gian ra hoa, màu sắc hoa [26] [4]. Theo Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam có hai loài hoang dại được kể đến là hoa Bách hợp (Lilium brownii F.E Brow) mọc hoang dại trên các núi đá, đồi cỏ ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và loài Lilium Poilanei Gagn có ở đồi cỏ Sapa, Lào Cai. Vào những năm 80 thế kỷ XX, loài L.

poilanei đã từng bị khai thác với quy mô lớn bán sang Trung Quốc. Bên cạnh

đó có hai loài trồng trọt là L. longiflorumL. lanciflolium, tuy nhiên L.

longiflorum hay còn gọi là hoa loa kèn trắng được trồng phổ biến hơn cả.

Năm 2008, Julian Shaw miêu tả trên tạp trắ The Plantsman đã tìm thấy ở Sapa, Lào Cai loài hoa có tên là Lilium arboricola vốn được cho là không tồn tại. Tuy nhiên có nhiều tranh luận cho rằng đó là loài hoa mới Lilium eupete [28].

Nishikawa & cs (1999, 2001), Ikinci & cs (2006) qua phân tắch ADN của khoảng 55 loài thuộc các nhóm trên đã đưa ra một số kết luận như L.

henryi có quan hệ rất gần với nhóm phụ thứ nhất của nhóm Trumpets

(Aurelian hybrids) chứ không phải nhóm Asiatics,... [50].

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 26)