Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các giống lily

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 59)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các giống lily

Khả năng sinh trưởng nhanh hay chậm của các giống cây thể hiện rất rõ qua hai chỉ tiêu đó là: Động thái tăng trưởng chiều cao và động thái ra lá.

3.1.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng của cây.

Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cây sinh trưởng phát triển mạnh, nhanh chóng tăng trưởng chiều cao cây. Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lily đều giảm.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt với cây hoa lily cắt cành thì chiều cao cây có ý nghĩa rất lớn đến giá trị của cành hoa. Chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tắnh di truyền của giống, ngoài ra chiều cao cây cuối cùng còn được quyết định rất nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là thời tiết khắ hậu.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây được đo từ sau khi trồng 15 ngày. Lúc này, cây đã trải qua giai đoạn bén rễ hồi xanh và bắt đầu hút nước, chất dinh dưỡng mạnh cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển.

Bảng 3.3: Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các giống lily thắ nghiệm vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại Hà Nội

(Đơn vị: cm)

Tên giống

Số ngày sau trồng

20 30 40 50 Chiều cao cây

cuối cùng Serrada 39,8 51,0 65,5 75,0 82,2 Riverside 21,2 29,0 44,5 53,6 60,1 Pink Palace 35,7 66,3 82,1 87,5 90,1 Imagination 33,8 49,1 57,0 58,8 59,6 Mabel 21,5 35,3 48,1 55,8 58,2 Carillon 33,1 42,1 53,9 62,9 69,8 Catina 27,8 41,1 56,5 67,3 73,7 Serano 27,1 37,4 54,7 65,3 79,2 Sorbonne(đ/c) 46,4 57,4 69,6 78,4 98,9

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lily thắ nghiệm được tiến hành từ khi cây mọc mầm đến khi chiều cao cây ổn định chúng tôi thu được kết quả qua bảng 3.3 và hình 3.1:

Sau trồng 30 ngày, các giống lily sinh trưởng phát triển mạnh nhất. Giai đoạn từ 30 - 45 ngày sau trồng là giai đoạn chiều cao cây của các giống tăng trưởng nhanh nhất. Cây hút nước, chất dinh dưỡng, tắch lũy chất khô cho sinh trưởng thân lá và hình thành cơ quan sinh sản.

Sau trồng 45 - 60 ngày cây tiếp tục tắch lũy chất khô nhằm hình thành và hoàn thiện cơ quan sinh sản, tuy nhiên tốc độ giảm. Chiều cao cây của các giống lily tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn.

Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lily vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014

Nhìn vào biểu đồ hình 3.1 ta thấy:

So với giống đối chứng Sorbonne (98,9 cm), tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống Pink Palace (90,1 cm) gần tương đương; các giống còn lại đều thấp hơn và có tốc độ tăng trưởng lần lượt là Mabel (58,2 cm), Imagination (59,6 cm), Riverside (60,1 cm), Carillon (69,8 cm), Catina (73,7 cm), Serano (79,2 cm), Serrada (82,2 cm). Trong đó, giống Mabel có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp hơn tất cả các giống.

Vì vậy đối với các giống lily có chiều cao thấp, trung bình có thể trồng hoa trong chậu; các giống có chiều cao cao dùng để trồng hoa cắt cành.

3.1.2.2. Động thái tăng trưởng số lá

Sự tăng trưởng chiều cao cây kèm theo sự tăng trưởng về số lá. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, số lá của cây tăng phụ thuộc vào đặc tắnh của giống và điều kiện ngoại cảnh. Số lá của cây đạt cao nhất khi cây hình thành nụ cuối cùng.

Lá là cơ quan quang hợp, chuyên sản xuất, tổng hợp các chất dinh dưỡng cung cấp cho mọi nhu cầu của cây trồng, vì vậy thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá trên cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây. Thời gian ra lá và tốc độ ra lá quyết định giống đó sẽ được cung cấp dinh dưỡng nhanh hay chậm. Nếu tốc độ ra lá nhanh thì bộ lá sẽ ổn định sớm tức là nguồn dinh dưỡng được cung cấp sớm cây sẽ sinh trưởng nhanh mạnh. Còn số lá trên cây sẽ quyết định khối lượng dinh dưỡng mà cây được cung cấp nhiều hay ắt. Vì vậy lá là cơ quan rất quan trọng đối với cây trồng nói chung cũng như các giống hoa lily nói riêng.

Bảng 3.4: Động thái tăng trƣởng số lá của các giống lily thắ nghiệm vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

(Đơn vị: lá)

Tên giống Số ngày sau trồng

20 30 40 50 Số lá cuối cùng Serrada 55,7 81,9 95,8 95,8 95,8 Riverside 45,7 60,9 80,6 99,0 112,7 Pink Palace 30,3 44,7 48,8 48,8 48,8 Imagination 24,8 40,6 40,6 40,6 40,6 Mabel 22,5 31,6 41,7 41,7 41,7 Carillon 23,4 34,4 43,6 50,4 54,6 Catina 31,3 44,3 51,1 58,7 62,4 Serano 30,3 43,5 51,3 62,4 65,7 Sorbonne (đ/c) 14,5 35,9 42,7 48,5 54,4

Qua theo dõi động thái ra lá của các giống lily thắ nghiệm từ khi trồng cho đến khi bộ lá ổn định chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 3.4: Trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 các giống lily đều có tốc độ tăng trưởng số lá mạnh từ 15 - 45 ngày sau trồng, từ 45 - 60 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng lá chậm lại rồi dừng hẳn.

Hình 3.2: Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các giống lily vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014

Nhìn vào biểu đồ hình 3.2 ta thấy: Tốc độ tăng trưởng số lá trung bình của giống Riverside (112,7 lá) cao hơn các giống còn lại; giống Serrada có số lá cao thứ hai sau giống Riverside (112,7 lá).Các giống còn lại đều thấp hơn và có tốc độ tăng trưởng lá dao động từ 40,6 - 65,7 lá; giống Imagination (40,6 lá) có số lá ắt hơn hẳn các giống còn lại.

Giống đối chứng Sorbonne có 54,4 lá cao hơn giống Pink Palace (48,8 lá), Imagination (40,6 lá) và Mabel (41,7 lá); thấp hơn các giống còn lại.

Tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và mục đắch trồng mà ta lựa chọn giống lily có số lá phù hợp.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)