Tổ chức genom của các loài lily

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 28)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4.4. Tổ chức genom của các loài lily

Bộ genom lily thuộc nhóm lớn nhất trong giới sinh vật. Đơn cử, bộ gen ADN của L. henryi bao gồm 32 tỷ cặp bazơ. Theo nghiên cứu của Bennet & Smith 1976, Sentry & Smyth 1989 ở một số loài lily khác có số cặp bazơ có thể lên đến 100 tỷ.

Bộ genom của lily được cấu thành bởi một số lượng lớn các nhiễm sắc thể tâm ở giữa và tâm lệch. Số nhiễm sắc thể đơn bội là 12 và số lượng tương tự như vậy đối với các loài trong cùng chi. Đa số các loài trong tự nhiên là thể lưỡng bội (2n = 24). Một số ắt loài hoang dại trong tự nhiên được phát hiện là dạng tam bội (3n = 36), những loài này là bất dục. Một số loài lily ở dạng tứ bội (4n = 48) được tìm thấy trong tự nhiên thường hữu dục, có thể nhận xét rằng, một vài biểu hiện trong sự phân chia giảm nhiễm để tạo ra các tế bào sinh sản có thể là kết quả tự sinh của chắnh các loài lily đa bội. Một số vắ dụ ở con lai giữa các loài cho thấy số nhiễm sắc thể lưỡng bội của chúng là bình thường. Số nhiễm sắc thể bất bình thường được phát hiện ở một vài công trình nghiên cứu, nhưng nhìn chung, sự tồn tại của chúng là hiếm (Abraham 1939, Stewart & Bamford 1943, Sharma & Bhattacharyya 1957, Siljak -Yakovlev et al.2003).

Khi kỹ thuật tạo giống phát triển, việc tạo cây tứ bội được thực hiện nhân tạo bằng việc xử lý Colchicine hạt hoặc vảy củ của cây lưỡng bội. Khi lai với dạng lưỡng bội thu được con lai tam bội (McRae 1998). Nói chung, tổ chức và kắch thước genom rất ổn định trong chi Lilium, số nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường chiếm ưu thế ở cả các loài hoang dại lẫn con lai [37].

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)