Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 34)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.5.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới

Hoa lily cắt cành được phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là ở châu Âu.

Lily là loài hoa cắt được trồng rộng rãi trên thế giới (Beers.C.M, 2005) [31]. Hoa có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng, nhất là nhóm lily thơm (L.longiflorum Thumb) được coi là biểu tượng của sự thanh khiết và lộng lẫy (Lê Quang Long & cs, 2006) [10].

Hà Lan là nước sản xuất hoa lily lớn nhất trên thế giới. Diện tắch sản xuất củ hoa lily ở Hà Lan lên gần 5.000 ha năm 2001 với sản lượng khoảng 100 triệu củ giống [36], 4.500 ha (2007). Sản xuất củ giống ở Hà Lan phát triển mạnh mẽ như vậy là nhờ: Nhiều giống hoa lily mới được chọn tạo cho chất lượng và năng suất cao, chống bệnh tốt, tươi lâu; các biện pháp kỹ thuật ngày càng được nâng cao và hoàn thiện giúp sản xuất hoa lily quanh năm; trình độ cơ giới hóa trong trồng trọt và thu hoạch cao nên mở rộng diện tắch nhanh, tăng hiệu quả kinh tế [26]. Mỗi năm Hà Lan lai tạo được 15 - 20 giống lily mới góp phần đa dạng nguồn giống cung cấp cho thị trường [4].

Ở Italia diện tắch trồng hoa cắt vào khoảng 8.000 ha thu nhập hàng năm trên 1,1 tỷ USD. Lily được trồng quanh năm (mùa xuân trồng trong nhà kắnh, mùa hè trồng ngoài trời) ở nhiều vùng, nhưng được trồng nhiều ở phắa Nam Italia, diện tắch trồng khoảng 280 - 300 ha, thu nhập khoảng 71 tr.USD. Hiện nay, Italia vẫn phải nhập giống từ Hà Lan với giá trị khoảng 152 tr.USD mỗi năm, trong đó 70% là giống L. elegans, 20% là lai phương Đông và 10% là giống thơm (longiflorum); do giá giống ngày càng tăng cao nên Italia đã khuyến khắch các viện nghiên cứu và công ty hoa tư nhân nghiên cứu sản xuất củ giống [27].

Với lịch sử trồng hoa lily lâu đời, Trung Quốc có nhiều tiềm năng để phát triển loại hoa này. Vân Nam là vùng có nhiều loài lily hoang dại. Hiện diện tắch hoa lily cắt cành tại Vân Nam là 450 ha với sản lượng 2.201 triệu cành. Hoa lily ở đây được xuất khẩu sang Nhật và Đông Nam Á [26].

Hoa lily là loại hoa cắt đứng thứ 4 ở Hàn Quốc. Diện tắch sản xuất tăng từ 32 ha năm 1985 đến 223 ha năm 1992. Những năm gần đây Hàn Quốc là một nước phát triển nghề trồng hoa mạnh, xuất khẩu hoa lớn nhất khu vực Đông Bắc Á. Diện tắch trồng hoa của Hàn Quốc vào khoảng 15.000 ha, giá trị sản lượng đạt 700 tr.USD, gấp 8 lần năm 1989. Lily là cây đứng thứ tư trong các cây hoa cắt cành ở Hàn Quốc (Kim.Y, 1996) [40]; năm 2003, Hàn Quốc xuất khẩu hoa lily sang Nhật trị giá khoảng 10 tr.USD, nhập khẩu giống từ Hà Lan trị giá khoảng 4 tr.USD (Rhee, 2005) [44]. Mỗi năm Hàn Quốc xuất khẩu sang Nhật 4 - 5 triệu cành và rất ổn định. Khoảng 15% củ giống trồng hoa cắt cành và các giống mới được nhập từ Hà Lan. Hàn Quốc có 11 loài lily nội địa, trong đó 8 loài L.concolor var pulchellum, L.callosum, L.amabile, L.cernuum,

L.lancifolium (L.tigrinum), L. leichtliniiuva maximowiczii, L.pumilumL.

dauricum thuộc nhóm Sinomartagon và 3 loài L.hansonii, L. tsingtauense

L.distichum thuộc nhóm Martagon. Diện tắch trồng lily tăng, năm 1985: 32

ha, năm 1992 là 223 ha, trong đó giống L. longiflorum, chiếm 55%; lai châu Á và lai phương Đông chiếm 37%, 8% là các nhóm khác [46].

Một phần lớn nguồn gen chi Lilium ở châu Âu có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hoa lily đứng ở vị trắ thứ tư trong các loài hoa ở Nhật. Năm 1928, Nhật Bản bắt đầu có những nghiên cứu đầu tiên về lily, đó là nghiên cứu về lai giống giữa L.formosanumL.longiflorum. Sau đó mở rộng nghiên cứu ra nhiều lĩnh vực khác, như: Giải quyết hiện tượng bất dục do lai xa khác loài, nuôi cấy mô, nuôi cấy noãn trong môi trường dinh dưỡng cơ bản Ờ MS (Murashige and Skoog, 1962) [42]. Năm 1937, Nhật xuất khẩu được khoảng

40 triệu củ giống, con số này giảm xuống còn 22,9 triệu củ lily vào năm 1972 và 1,6 triệu củ năm 2001. Hiện nay Nhật là nước nhập khẩu lượng củ giống lily lớn nhất. Năm 2001, Nhật Bản nhập khẩu 173,7 triệu củ giống và sản xuất được 34,8 triệu củ lily cho tiêu thụ nội địa [37].

Đài Loan cũng là nước có công nghệ sản xuất hoa lily tiên tiến. Năm 2001, Đài Loan có 490 ha trồng hoa lily, giá trị xuất khẩu hoa lily cắt cành đạt 7,4 tr.USD.

Kenya là nước sản xuất hoa chủ yếu của châu Phi và cũng là nước xuất khẩu hoa tươi lớn nhất châu lục này, chủ yếu là các loại hoa như hoa phăng, hoa lily, hoa hồng. Mỗi năm nước này xuất khẩu hoa sang châu Âu đạt 65 tr.USD, trong đó riêng hoa lily chiếm 35% [8] [26].

Với ưu thế là một loài hoa đẹp và được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới vì vậy hoa lily được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia với diện tắch không ngừng mở rộng.

Bảng 1.1. Diện tắch trồng hoa lily ở một số nƣớc năm 2005 Ờ 2006

STT Nƣớc Diện tắch (ha) 1 Hà Lan 3.699 2 Nhật Bản 189 3 Pháp 420 4 Mỹ 170 5 New Zealand 110 6 Úc 25 7 Isael 100 8 Chilê 240 9 Achentina 200 10 Trung Quốc 200 11 Nam Phi 20 Tổng 5.173

Theo số liệu thống kê ta thấy, năm 2006 Hà Lan vẫn là nước đứng đầu thế giới về diện tắch trồng hoa lily 3.699 ha, đứng thứ 2 là Pháp 420ha, tiếp theo là ChilêẦ thấp nhất là Nam Phi 20ha.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm và đánh giá khả năng lai hữu tính của một số giống hoa lily nhập nội trong điều kiện nhà có mái che tại hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)