Đến nay, đã có hơn 700 công ty nước ngoài thuộc trên 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Việt Nam, trong đó ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn công ty có năng lực về tài chính và công nghệ cao. Trong số các đối tác
nước ngoài, các NICs ở Đông Á, ASEAN, Nhật Bản luôn là những đối tác dẫn đầu, chiếm khoảng 3/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam (trong đó ASEAN gần 25%). Tính đến cuối năm 1999, nhóm nước này có 1,792 dự án với tổng VĐK là 23,336 triệu USD, chiếm 64% dự án và 63% tổng số vốn FDI của các dự án đăng ký. Nếu trong những năm đầu thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, Đài Loan, Hồng Kông luôn là các đối tác hàng đầu, thì từ năm 1993 Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN khác, trở thành những nhà đầu tư lớn, chiếm ưu thế trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng CSHT. Các nước châu Âu và Bắc Mỹ đầu tư vào Việt Nam còn thấp. Các nước G7 (trừ Nhật Bản) mới chiếm khoảng 12%. Do đó ĐTNN ở nước ta bị ảnh hưởng lớn khi các nước chung quanh lâm vào khủng hoảng [27, 4].
Bảng 2: 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên 1 tỷ USD vào Việt Nam
STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư
(tr. USD) Đầu tư thực hiện (tr.USD) 1 Singapore 266 7.245 2.626 2 Đài Loan 935 5.178 4.773 3 Nhật Bản 375 4.308 3.276 4 Hàn Quốc 484 3.664 2.105 5 Hồng Kông 262 2.875 1.752 6 Pháp 127 2.099 884 7 British Virginl Islands 157 1.795 903 8 Hà Lan 45 1.685 1.055 9 Liên bang Nga 40 1.507 670 10 Vương Quốc Anh 49 1.218 894 11 Thái Lan 109 1.159 537 12 Hoa Kỳ 157 1.113 546
13 Malaysia 117 1.11 893
Nguồn: Bộ Thương mại, tháng1/2003.
Đến nay, có khoảng 30 công ty XQG đầu tư vào Việt Nam, một con số khá khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực. Mặc dù chính phủ đã dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài một số ưu đãi cao hơn người nước ngoài, được quy định tại nghị định 29/CP ngày 27/5/1993, nhưng tính đến tháng 6/1999 số dự án của Việt Kiều chỉ chiếm 2% tổng vốn đăng ký [27, 4].