Tốc độ và qui mô nguồn vốn FDI:

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh (Trang 49)

Xem xét ĐTTTNN tại Bắc Ninh có thể chia ra hai giai đoạn như sau: Giai đoạn chưa tách tỉnh, từ năm 1987 (khi luật ĐTNN được ban hành) cho đến năm 1996, phần lãnh thổ Bắc Ninh vẫn nằm trong tỉnh Hà Bắc cũ.

Giai đoạn này, cùng với bối cảnh chung của cả nước, ĐTTTNN tăng rất chậm bởi những lý do chính sau:

- Cả nước phải dồn sức vào khắc phục những khó khăn to lớn do sự biến động của tình hình quốc tế, hẫng hụt về thị trường cũng như cũng như nguồn viện trợ tài chính, kỹ thuật do các nước XHCN Đông Âu tan rã.

- Nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, chuyển từ chế độ Kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền Kinh tế thị trường.

- Các văn bản luật về ĐTNN, mới ban hành và liên tục được sửa đổi bổ sung hoàn thiện.

- Giai đoạn này, đối với Hà Bắc hoạt động ĐTTTNN vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, chưa có kinh nghiệm và còn nhiều hạn chế, chưa được coi trọng đúng mức. Đội ngũ cán bộ làm công tác này còn rất thiếu và ít có kinh nghiệm thực tế. Công tác tuyên truyền, vận động đầu tư nước ngoài chưa được đẩy mạnh, chưa có nội dung và qui hoạch cụ thể, do vậy chất lượng và hiệu quả chưa cao. Trong suốt 10 năm (từ năm 1987 đến 1997) cả tỉnh Hà Bắc mới chỉ có 3 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là khoảng trên 140 triệu USD.

Địa phận Bắc Ninh thuộc tỉnh Hà Bắc cũ, trong suốt thời gian từ 1987 - 1994 chưa có một dự án ĐTTTNN nào. Năm 1995, mới có 1 dự án đầu tiên được cấp giấy phép và năm 1996 cấp phép thêm 1 dự án nữa với tổng số vốn của cả hai dự án là: 136,950,000 USD.

Từ năm 1997 tới nay, Bắc Ninh được tái lập và đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Khả năng quản lý phù hợp hơn, nhiều chủ trương, chính sách được cải cách. Việc thu hút vốn ĐTNN đã thực sự được coi trọng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh luôn xác định việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh việc thu hút vốn ĐTNN để tận dụng và phát huy mọi điều kiện, cơ hội và lợi thế so sánh của tỉnh. FDI được coi là đòn xeo thúc đẩy

sự phát triển kinh tế địa phương theo kịp đà phát triển chung của cả nước. Với sự chuyển biến về tư tưởng và nhận thức, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có những hành động cụ thể trong việc cải thiện môi trường đầu tư, tích cực, chủ động tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ĐTTTNN. Từ khi tách tỉnh năm 1997 cho đến năm 1999 (trong vòng 3 năm), toàn tỉnh tập trung cho quá trình xây dựng và đi vào hoạt động ổn định. Thời gian này, chưa thu hút được thêm một dự án nào. Hơn nữa thời kỳ này, cả nước nói chung cũng như Bắc Ninh nói riêng việc thu hút FDI bị giảm sút, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.

ĐTTTNN chỉ thực sự hoạt động đều đặn và nhịp độ ngày càng tăng, bắt đầu từ năm 2000, khi công cuộc xây dựng và tái thiết tỉnh bước đầu đi vào ổn định. Năm 2000, có 1 dự án được cấp giấy phép, năm 2001 có 3 dự án, năm 2002 có 6 dự án, năm 2003 có 4 dự án, cụ thể số các dự án FDI qua các năm như sau:

Bảng 5: Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh qua các năm

Năm

Dự án được cấp giấy phép Dự án đang hoạt động

Số lượng Tổng vốn đăng ký (USD)

Số lượng Tổng vốn đăng ký (USD)

1997 0 0 0 0 1998 0 0 0 0 1999 0 0 0 0 2000 1 1.160.000 1 1.160.000 2001 3 3.532.000 3 3.532.000 2002 6 15.732.000 6 15.732.000 2003 4 9.300.000 4 9.300.000 Tổng cộng 16 166.738.000 16 166.738.000

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh 2003

Tính tới năm 2003 (gần 7 năm kể từ khi tái lập), đã có 14 dự án được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký là 29,788,000 USD (gấp 8 lần so với thời kỳ trước 1997, phần lãnh thổ Bắc Ninh thuộc địa phận Hà Bắc cũ mới chỉ có 2 dự án được cấp giấy phép).

Như vậy, kể từ khi luật ĐTNN được ban hành năm 1987 cho tới nay (năm 2003), tỉnh Bắc Ninh đã có 16 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 166,738,000 USD.

Bảng số liệu trên cho thấy: Tất cả các dự án được cấp giấy phép đều còn hiệu lực. Cho đến nay, chưa có một dự án nào bị rút giấy phép. Tuy nhiên, số lượng dự án có tăng nhưng chưa ổn định qua các năm. Giai đoạn 1987 đến 1996, số lượng dự án còn quá ít, có thể đây là thời gian đầu khi mới ban hành luật ĐTNN. Ba năm tiếp theo 1997 đến 1999, giai đoạn xây dựng và tái lập tỉnh mới, không có thêm một dự án nào. Từ năm 2000 đến nay, số lượng dự án có tăng nhưng còn chậm. Có thể nói, những nhân tố khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu hút FDI ở Bắc Ninh thời gian qua.

Qui mô vốn các dự án bình quân hàng năm không đều, có sự chênh lệch lớn. Dự án có số vốn lớn nhất là 126.000.000 USD của Công ty TNHH kính nổi Việt Nhật. Trong khi đó có tới 4 dự án có số vốn dưới 1 triệu USD chiếm 26%. Dự án có số vốn từ 1 đến dưới 5 triệu, gồm có 9 dự án chiếm tỷ lệ cao nhất 56%. Tuy nhiên, qui mô vốn bình quân của 1dự án là: 10,4 triệu USD cao hơn so với bình quân chung của cả nước khoảng 9,1 triệu USD tính tới năm 2003.

Bảng 6: Phân loại các dự án theo quy mô đầu tư ở tỉnh Bắc Ninh

Quy mô vốn Dự án Tỷ lệ %

Dưới 1 triệu USD 4 26 Từ 1 triệu đến dưới 5 triệu USD 9 56 Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu USD 1 6 Từ 10 triệu đến dưới 20 triệu USD 1 6 Từ 20 triệu đến dưới 50 triệu USD 0 0 Từ 50 triệu USD trở lên 1 6

Tổng cộng 16 100%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)