Ninh thời gian qua.
Thứ nhất, Sự bất cập về cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng ở Bắc Ninh trong một thời gian dài không được chú trọng đầu tư. Từ khi tách tỉnh cho đến nay, công tác đầu tư xây dựng cơ bản mới bắt đầu được triển khai. Nhiều đoạn đường nội tỉnh được nâng cấp cải tạo và làm mới. Đường quốc lộ 1B, chạy qua địa phận Bắc Ninh mới được hoàn thành trong giai đoạn 2001- 2003. Hệ thống trường học,
bệnh viện, điện, nước, thông tin liên lạc được mở rộng và nâng cấp. Tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn FDI, thì từ năm 1997 trở lại đây mới được chú trọng đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn đó là việc quy hoạch các khu công nghiệp, bởi đây là những địa điểm chính thu hút dòng vốn FDI. Trong khi mô hình thành lập khu công nghiệp ở các tỉnh thành khác, ra đời từ rất sớm, (năm 1994 mở đầu là KCN Nomura ở Hải Phòng được thành lập cho đến năm 1996, cả nước có tới 23 KCN được thành lập và diện tích được lấp đầy không còn đất để cho thuê), thì hầu hết các KCN ở Bắc Ninh mới bước đầu được quy hoạch xây dựng. Mặc dù KCN tập trung Từ Sơn được quy hoạch từ năm 1994 nhưng cho đến nay, vẫn chưa hoàn thiện vì chỉ đến khi Bắc Ninh tái lập KCN này mới thực sự được tiến hành đầu tư. Tổng diện tích dự kiến khoảng 300 ha. Giai đoạn đầu triển khai xây dựng 134 ha. KCN Quế Võ được khởi công từ năm 2000, có quy mô 150 ha. Tính đến năm 2000, các KCN ở vùng trọng điểm Bắc Bộ, lấp đầy khoảng 70% diện tính. Trong điều kiện đó, KCN Tiên Sơn đã tiến hành đầu tư vừa thu hút theo kiểu cuốn chiếu (nhà đầu tư có nhu cầu mặt bằng đến đâu thì triển khai xây dựng mặt bằng đến đó). Đến nay mới có khoảng 40% diện tích được sử dụng. Đây là hai KCN tập trung có quy mô lớn trong tỉnh, nhằm thu hút các dự án FDI. Đồng thời, tiến hành quy hoạch và hình thành KCN tập trung Khắc Niệm. Ngoài ra, các cụm công nghiệp làng nghề và đa làng nghề truyền thống khác cũng mới bước đầu được hình thành.
Việc Bắc Ninh tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN như trên, thể hiện quan điểm rất coi trọng nguồn vốn FDI. Kết quả là, sau chỉ sau 4 năm tái lập, tỉnh đã thu hút được một số lượng dự án gấp bảy lần so với mười năm trước, khi Bắc Ninh vẫn thuộc địa phận Hà Bắc cũ. Tuy nhiên, vì hệ thống cơ sở hạ tầng mới bước đầu được chú trọng triển khai, chưa hoàn thiện do đó còn có những hạn chế nhất định như: Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, xử lý
chất thải và vệ sinh môi trường đô thị....còn nhiều bất cập chưa hợp lý, các dịch vụ "ngoài hàng rào" dự án không đầy đủ. Do vậy, trong quá trình triển khai dự án của mình các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bổ sung thêm nhiều hạng mục công trình ngoài luận chứng kinh tế kỹ thuật như: nhà máy điện, đường ống dẫn nước, tự kéo lấy đường dây điện vào khu vực dự án của mình, làm đường vào khu vực dự án ... Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu hút FDI vào Bắc Ninh. Hơn nữa, các khu công nghiệp của tỉnh lại được triển khai trong hoàn cảnh ĐTNN trầm lắng. Việc ra đời các KCN rầm rộ mang tính “phong trào” ở các tỉnh, gây sức ép cạnh tranh lớn (giai đoạn 1997- 2003 cả nước có tới 58 KCN mới, được xây dựng, ngoài ra chưa kể đến các KCX). Có thể nói việc quy hoạch các KCN ở Bắc Ninh ra đời khá muộn so với các tỉnh thành khác trong cả nước, vì vậy ít có cơ hội thu hút FDI hơn. Khi ra đời lại trong điều kiện bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực không thuận lợi, ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ĐTTTNN. Tuy nhiên, đó cũng một phần do hoàn cảnh khách quan đem lại cho tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua.
Thứ hai, Công tác cán bộ và lao động còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, Bắc Ninh chỉ có một phòng Kinh tế đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư với 3 cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động FDI, có gần 100 cán bộ tham gia hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty, khoảng 1,000 công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Một con số quá nhỏ, phản ánh tình trạng số lượng quá mỏng và còn thiếu nhiều chưa thể đáp ứng được yêu cầu khó khăn phức tạp của hoạt động FDI. Điều đó cho thấy tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động này. Chất lượng cán bộ chưa cao, không ít trường hợp được cử vào các chức vụ quan trọng trong ban điều hành doanh nghiệp (HĐQT, BGĐ) nhưng chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, không nắm vững pháp luật, hầu hết không biết ngoại ngữ hoặc thuần thuý chỉ biết ngoại ngữ, kiến thức về
thương trường còn non nớt. Khi phải gánh vác một công việc mới mẻ, phải đối mặt với những nhà kinh doanh nước ngoài đã từng trải, nhiều người trở lên lúng túng không phát huy được vai trò bảo vệ quyền lợi của người lao động và đối tác Việt Nam dẫn đến những sơ hở, thiệt thòi trong quá trình hợp tác đầu tư. Cũng có một số ít cán bộ đại diện Việt Nam, trong liên doanh với nước ngoài có biểu hiện chỉ chăm lo đến thu nhập và lợi ít cá nhân của mình, chưa thực sự quan tâm đến lợi ích người lao động, lợi ích doanh nghiệp, lợi ích nhà nước. Tình trạng yếu kém về trình độ và phẩm chất cán bộ là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt thòi, sơ hở trong hoạt động của các liên doanh tại Bắc Ninh.
Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN ở Bắc Ninh chất lượng còn thấp, chưa nắm bắt được những công nghệ tiến tiến hiện đại, thiếu tác phong công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp FDI phải bỏ tiền để gửi lao động đi đào tạo ở nước ngoài.
Việc tuyển dụng lao động nhiều trường hợp chưa chấp hành đúng qui định của pháp luật. Một số doanh nghiệp chưa ký hợp đồng với người lao động, hoặc có thì nội dung đơn giản, sơ sài, không bảo vệ được nguời lao động.
Mặt khác, Bắc Ninh vẫn chưa có một chiến lược trong việc đào tạo cung ứng lao động có tay nghề cao, cán bộ quản lý có năng lực để hấp dẫn các nhà đầu tư, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Thậm chí hiện nay, đang xảy ra hiện tượng "chảy máu chất xám” tại Bắc Ninh vì lao động có trình độ cao phần lớn đổ về các thành phố lớn làm việc.
Thứ ba, Việc thẩm định, cấp giấy phép và quản lý dự án sau giấy phép còn nhiều hạn chế.
Thủ tục để có một giấy phép tuy được khuyến khích theo hướng "một cửa", nhưng trên thực tế ở Bắc Ninh vẫn phải qua rất nhiều khâu như: Sở chủ quản, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Công an, Sở Khoa học- công nghệ- môi trường, Cục thuế, Uỷ ban nhân dân các địa phương ... , nhiều khi là nguyên nhân chính làm nản lòng các nhà đầu tư.
Nội dung của các hoạt động quản lý dự án sau giấy phép hiện nay gồm: Các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI; tình trạng chủng loại thiết bị đầu tư và trình độ công nghệ; giá cả thiết bị, vốn thuê góp; chế độ lương, các vụ việc vi phạm pháp luật lao động; kết quả hoạt động từ chính doanh nghiệp…
Trên thực tế, nhà nước đã giao nhiệm vụ quản lý sau giấy phép cho tỉnh nhưng mới chỉ là bước đầu với sự hạn chế về quyền hạn, do vậy việc quản lý sau giấy phép của tỉnh gặp những khó khăn nhất định. Hơn nữa, việc phối hợp và nắm bắt thông tin về hoạt động của khu vực ĐTNN giữa các ngành chưa chặt chẽ, chưa kịp thời nên việc theo dõi, điều chỉnh, xử lý hoạt động ĐTNN theo luật định rất khó khăn, hầu hết các vụ việc sảy ra rồi phía Việt Nam mới biết.
Nhìn chung, ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng trong một thời gian dài việc quản lý khá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau giấy phép là khâu quyết định sự thành bại của dự án, do đó các cơ quan quản lý nhà nước không nắm chắc được tình hình, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI. Có thể nói, công tác quản lý Nhà nước còn yếu kém, thừa các thủ tục hành chính phiền hà trước giấy phép, song lại thiếu khâu quản lý sau cấp phép dự án ĐTNN. Ngoài ra, còn chưa kể đến những nhũng nhiễu, phiền hà của một số cán bộ cũng gây không ít khó chịu cho các nhà đầu tư.
Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt để thu hút vốn FDI trên phạm vi thế giới và khu vực, cuộc ganh đua thực sự cũng đang diễn ra giữa các tỉnh thành trong cả nước. Rất nhiều KCN được xây dựng với tinh thần "chải thảm đỏ" mời gọi các nhà đầu tư. Hơn nữa, một số tỉnh đã rất thành công trong việc thu hút FDI, thì Bắc Ninh là tỉnh đi sau, vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể cho việc gọi vốn đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư còn mờ nhạt, chưa rõ nét, chất lượng chưa cao. Tuy hình thành được các KCN tập trung, đã lập được danh mục các dự án thu hút vốn ĐTNN nhưng do thiếu thông tin, nguồn kinh phí cho công tác gọi vốn còn hạn hẹp nên việc lập và giới thiệu dự án với các đối tác chưa thực sự khoa học, thiếu tính thuyết phục, chưa xây dựng được kế hoạch tiếp thị mà còn mang tính bị động ngồi chờ. Việc xây dựng đối tác trong tỉnh, hầu như bỏ ngỏ. Mặc dù Bắc Ninh đã quan tầm tới việc xây dựng trang web để quảng bá cho môi trường đầu tư của tỉnh, nhưng thông tin không được cập nhật và chưa thuận tiện cho người sử dụng. Các ấn phẩm và tài liệu giới thiệu thường chưa được thiết kế hợp lý nên các nhà đầu tư thường gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin về các cơ hội đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho dòng vốn FDI đổ về những tỉnh mà công tác xúc tiến tốt.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan là nguyên nhân chính tác động tới hoạt động FDI thời gian qua ở Bắc Ninh, còn một nguyên nhân quan trọng do khách quan đem lại đó là: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á xảy ra, đã làm chững lại và giảm hẳn cường độ FDI vào Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Trong suốt thời gian từ năm 1997 cho đến năm 2000 khi diễn ra cuộc khủng hoẳng, Bắc Ninh không thu hút được một dự án FDI nào. Sở dĩ như vậy là do đa phần chủ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam là các nước Châu Á như: Nhật Bản, Đài loan, Hàn Quốc, Malaixia, Inđônêxia … Nền kinh tế bị chấn động, chính phủ và doanh nghệp ở các nước này đang có
chính sách hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài hoặc cầm chừng trong việc đầu tư ra nước ngoài. Do đồng bản tệ mất giá so với USD Mỹ, nên nhiều nước trong khu vực đã khuyến khích sản xuất trong nước để xuất khẩu, hạn chế đầu tư ra nước ngoài như: Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan … Hơn nữa, nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng các chính sách nhằm hấp dẫn nguồn vốn FDI, trong khi đó nước ta thay đổi chậm. Đối với các chủ đầu tư Châu Âu, Châu Mỹ … không thuộc khu vực sảy ra biến động thì dừng lại để quan sát. Nhìn chung, cuộc biến động tài chính khu vực đã ảnh hưởng không chỉ đến tốc độ, quy mô đầu tư mà nó còn làm chậm tiến độ triển khai các dự án tại Bắc Ninh.
Như vậy, qua phân tích thực trạng FDI ở Bắc Ninh cho thấy những kết quả đạt được bước đầu là còn khiêm tốn, chỉ đáp ứng một phần nhỏ bé so với nhu cầu về nguồn vốn đầu tư và chưa tương xứng với tiềm năng còn có thể khai thác được. Trên thực tế, nhiều tỉnh có hoàn cảnh tương đồng với Bắc Ninh đã gặt hái được nhiều thành công từ dòng vốn FDI.
Có thể nói, cùng xuất từ một môi trường đầu tư chung, không phải tỉnh nào cũng có thể khai thác được lợi thế hay thế mạnh của mình trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Biết chọn đúng thời điểm để “bày sẵn cỗ” và quan trọng hơn là biết đi chào mời các nhà đầu tư có tiềm năng lớn đến với tỉnh mình là điều mà Bắc Ninh chưa làm được trong thời gian qua. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cần sớm giải quyết để Bắc Ninh có thể từ “cú huých” này, tạo đà phát triển kịp hoặc vượt xa hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước.
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
Là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, lại được quy hoạch trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Ninh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, điều kiện kinh tế – xã hội ở mức trung bình khá so
với các tỉnh thành khác trong cả nước. Điều đó cho phép Bắc Ninh có thể phát huy lợi thế của mình để đẩy mạnh hoạt động ĐTTTNN.
Trong thời gian qua, ĐTTTNN đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của nó đối với công cuộc phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Những vấn đề như: vốn cho đầu tư, khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu, lao động việc làm … luôn là những bài toán cực kỳ nan giải và khó giải quyết ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển. Đó cũng là những vấn đề chính, cốt lõi, hết sức quan trọng đối với mọi nền kinh tế trong quá trình phát triển. FDI nếu biết sử dụng tốt, sẽ có tác dụng nhiều mặt đặc biệt là những vấn đề nêu trên. Là một tỉnh, nằm trong một đất nước nghèo có nền kinh tế kém phát triển, nếu biết khơi dậy nguồn vốn này thì Bắc Ninh sẽ có thể bứt ra khỏi “vòng luẩn quẩn” để đi lên.
Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua Bắc Ninh đã chưa khai thác tốt nguồn vốn này. Những hiệu quả do FDI mang lại mới chỉ là bước đầu, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư về nguồn vốn và còn quá nhỏ so với tiềm năng có thể khai thác. Cùng nằm trong một môi trường đầu tư chung của cả nước, nhưng dòng vốn FDI đã đổ nhiều về những tỉnh tạo được sự hấp dẫn hơn. Đây là vấn đề đặt ra cần sớm có giải pháp để khắc phục.
CHƢƠNG III
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THU HÖT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI Ở BẮC NINH.
3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC THU HÖT FDI CỦA BẮC NINH.
Sau 7 năm tái lập (1997 – 2003), nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh ở mức khá cao, bình quân đạt >12%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng điểm xuất phát của nền kinh tế Bắc Ninh cho 10 năm tới còn thấp, các nguồn lực chưa được khai thác có hiệu quả. Sản xuất nông
nghiệp chưa toàn diện, công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, thiết bị lạc hậu, chậm đổi mới, còn vắng mặt nhiều ngành công nghiệp quan trọng như: điện tử, cơ khí chính xác, chế tạo máy móc, hoá chất, vật liệu mới, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ. Một bộ phận đội ngũ cán bộ các cấp còn hạn chế về năng lực quản lý, trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở mức thấp, ngành nghề, trình độ và chất lượng