Phƣơng hƣớng cơ bản thu hút FDI của Bắc Ninh đến năm 2010

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh (Trang 80)

Từ cơ cấu các nguồn vốn cần huy động được mô tả ở đồ thị trên cho thấy: tỷ lệ vốn nước ngoài cần huy động cho những năm tiếp theo 2001 – 2010 là rất lớn chiếm 33,1% ~ vốn ngoài quốc doanh 35,4% và > vốn Nhà nước 31,5%.

Như vậy, FDI là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2010, với mục tiêu đặt ra thì FDI chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn cần huy động. Nó trở thành nguồn bổ sung quan trọng trong bối cảnh nhu cầu đầu tư tái thiết tỉnh rất cao, ngược lại nguồn vốn nội lực còn hạn chế. Tuy nhiên, cần thấy rằng nguồn vốn huy động từ nội lực xét về tổng thể có ý nghĩa quyết định, FDI không thay thế được các nguồn đầu tư khác, nhưng nó có thế mạnh riêng. Vấn đề đặt ra là ở chỗ làm thế nào để huy động được tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

3.2.2 Phƣơng hƣớng cơ bản thu hút FDI của Bắc Ninh đến năm 2010. 2010.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, kinh tế đối ngoại tiếp tục được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó hoạt động ĐTTTNN

Vốn ngoài quốc doanh

Vốn Nhà nước Vốn nước

được đặc biệt coi trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Bắc Ninh theo hướng CNH, HĐH.

Để đạt được mục tiêu về vốn đầu tư đề ra như trên, trước hết cần xác định quan điểm thu hút FDI phù hợp để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

3.2.2.1 Một số quan điểm thu hút FDI thời kỳ 2001 – 2010.

Thứ nhất: Quan điểm về sự lựa chọn trọng điểm thu hút FDI

Lựa chọn trọng điểm đầu tư là vấn đề quan trọng. Việc chọn đúng những khâu, lĩnh vực có ý nghĩa đột phá để ưu tiên đầu tư nhằm bứt lên và đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng chậm phát triển, sẽ có ý nghĩa lớn trong việc hình thành nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh.

Thu hút FDI phải có trọng điểm vì: điểm xuất phát nền kinh tế tỉnh rất thấp, nguồn vốn đầu tư nội địa vô cùng hạn hẹp (nguồn vốn từ nguồn thu ngân sách chỉ tương đương 60% nhu cầu chi tiêu tối thiểu), trong khi đó, nhu cầu đầu tư ở tất cả các ngành kinh tế là rất lớn. Nếu thu hút đầu tư không có trọng tâm, trọng điểm sẽ dẫn đến sự dàn trải, phân tán, manh mún. Đầu tư không đạt được các mục tiêu như: chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và đạt được các hiệu quả kinh tế - xã hội mà Bắc Ninh hướng đến.

Để tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm đạt mức trung bình về phát triển kinh tế so với cả nước trong thời gian ngắn nhất, cần lựa chọn trọng điểm để thu hút vốn đầu tư nước

ngoài. Việc lựa chọn trọng điểm đầu tư phải căn cứ vào chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội được xây dựng một cách khoa học trên cơ sở điều kiện cụ thể, lợi thế so sánh của tỉnh, dự báo nhu cầu thị trường và được cụ thể hoá trong

kế hoạch phát triển của địa phương, đồng thời phù hợp với từng cấp tỉnh, huyện và có thể chế rõ ràng để triển khai thực hiện.

Trọng điểm thu hút FDI thời gian tới là: ưu tiên các dự án giải quyết nhiều việc làm cho người lao động như dệt, may mặc, giầy da, ...; các dự án xuất khẩu, đóng góp nhiều cho ngân sách tỉnh; các ngành kinh tế mũi nhọn; các ngành có hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao; ưu tiên dự án chuyển giao công nghệ; dự án sản xuất các mặt hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, lắp giáp máy móc; các hình thức đầu tư: liên doanh, liên kết, hợp đồng sản xuất kinh doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài….

Thứ hai: thu hút FDI phải hướng về các trục, vùng động lực, cực phát triển.

Trục vùng kinh tế động lực có sức lan toả lớn và mạnh mẽ đến các vùng xung quanh. Thực tế cho thấy, Thành phố Hà Nội có thể tác động lan toả đến địa bàn Bắc Ninh với tư cách là khu vực kinh tế động lực và đô thị trung tâm. ảnh hưởng “khuyếch tán” của vùng kinh tế động lực, đô thị trung tâm thông qua nhiều kênh như: chuyển giao kỹ thuật, chuyển dịch kinh tế, trao đổi hàng hoá, mở rộng thị trường, truyền phát thông tin ....

Cụ thể là, hoạt động thu hút FDI ở Bắc Ninh cần hướng vào các khu vực động lực và hình thành các cực phát triển như: tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI vào lĩnh vực xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng; thu hút vào các các cụm công nghiệp làng nghề để hiện đại hoá sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh; thu hút vào các KCN, Từ Sơn, Khắc Niệm, Chờ, Yên Phong; tận dụng và khai thác cơ sở hạ tầng mà nhà nước đã đầu tư như khu vực hành lang quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38; khuyến khích các dự án đầu tư vào các trọng điểm như trung tâm thương mại ở thị xã Bắc Ninh và Từ Sơn; các khu du lịch văn hoá, thể thao, giải trí; các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp có

chất lượng cao,… Bên cạnh đó, cũng cần phải chú trọng khuyến khích FDI vào các vùng khó khăn bẵng những chính sách ưu đãi đặc biệt.

Thứ ba: Quan điểm lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cho hoạt động ĐTTTNN.

Mục đích cuối cùng của hoạt động thu hút FDI là để nâng cao đời sống của nhân dân, vì vậy phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu. Đây là một vấn đề tương đối khó vì nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được. Làm thế nào để vẫn thu hút được nhiều dự án đầu tư mà vẫn có thể dung hoà được mâu thuẫn này, điều đó phải có một quy hoạch nghành nghề thật chi tiết cụ thể.

3.2.2.2 Phương hướng chủ yếu về hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Ninh đến năm 2010.

Từ nay đến năm 2010, dự kiến huy động nguồn vốn FDI là 15315 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, các dự án tiếp tục được thu hút theo các ngành như sau:

* Lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Trong ngành công nghiệp chú trọng thu hút FDI đối với ngành dệt, may. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang hoạt động trong ngành này tiếp tục mở rộng, đầu tư theo chiều sâu và xắp xếp lại tổ chức quản lý của các cơ sở hiện có để giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Đối với ngành vật liêu xây dựng, trên địa bàn tỉnh đã có hai nhà máy kính, một nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính, một nhà máy Granít, hai nhà máy gạch Tuy-Nen và nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng khác. Trong thời gian tới, tiếp tục đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gạch Tuy-Nen, gạch kiềm tính, kính trắng; tăng cường ưu thế của các ngành này trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp; đầu tư sản xuất vật liệu mới như:

gốm sứ cao cấp, gốm mỹ nghệ xuất khẩu, vật liệu không nung, vật liệu cốt nhẹ…

Ngành chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh còn non trẻ: hiện nay mới có một nhà máy liên doanh chế biến thức ăn gia súc và có thêm hai nhà máy đang được đầu tư, một liên doanh và một là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Giai đoạn 2001- 2005, tập trung quy hoạch hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Giai đoạn 2006- 2010, tập trung vào phát triển công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu. Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích ĐTNN ở mức cao hơn đối với ngành chế biến nông sản, thực phẩm, kết hợp chế biến với xây dựng vùng nguyên liệu hạ tầng nông thôn, thúc đẩy phát triển vùng thuần nông, khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Nghành cơ khí, thiết bị điện và điện tử hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp địa phương với dây truyền công nghệ sản xuất lạc hậu. Định hướng phát triển trong thời gian tới là: thu hút vốn FDI vào các mặt hàng điện tử, điện gia dụng, phụ tùng nắp giáp ô tô, cơ khí chính xác, tin học.

Khu công nghiệp Tiên Sơn, trước mắt với diện tích 300 ha và KCN Quế Võ 150 ha, thu hút chủ yếu các ngành nghề: vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất nắp giáp máy nông nghiệp, phụ tùng ô tô xe máy, sản xuất bao bì, giấy, nhựa, may, thêu, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm, hoá mỹ phẩm, trang thiết bị y tế,… Giai đoạn tiếp theo 2006 - 2010, mở rộng hai KCN trên với tổng diện tích trên 1.000 ha, đầu tư thêm hai khu mới: Khắc Niệm, Chờ, để khai thác lợi thế của các tuyến đường mới xây dựng (quốc lộ 18, 38). Tiến hành đầu tư các KCN làng nghề và đa nghề, các cụm công nghiệp ở các huyện, thị xã, các khu vực thuộc hành lang kinh tế của các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. …Đây là định hướng có tính khả thi cao, đón bắt kịp thời chiến lược phát triển các ngành hàng công nghiệp, giải quyết nhu cầu về địa điểm đầu tư của các DNĐTNN

* Lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch

Khuyến khích các dự án nước ngoài đầu tư vào các khu du lịch văn hoá: Đền Đầm, Phật Tích, Cổ Mễ và du lịch sinh thái Thiên Thai, Núi Dạm - Hàm Long để khai thác nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cuối ngay, cuối tuần, thu hút khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đầu tư vào bến bãi, phương tiện để khai thác tuyến du lịch Sông Cầu với địa danh chiến thắng lịch sử Như Nguyệt và khai thác tuyến du lịch văn hoá Bắc Ninh – Côn Sơn – Kiếp Bạc, đầu tư mô hình làng nghề truyền thống với phát triển du lịch, tái tạo, mô phỏng làng cổ, lễ hội truyền thống gắn với nền văn hoá quan họ.

* Lĩnh vực nông nghiệp

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, trước hết nền nông nghiệp Bắc Ninh phải góp phần vào chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Hiện nay, nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh khoảng 40%. Muốn giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp thì phải hướng FDI vào lĩnh vực chuyển giao công nghệ về giống, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, tạo ra những vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.

Tóm lại, mục tiêu đề ra và định hướng về hoạt động FDI ở Bắc Ninh có trở thành hiện thực hay không là phụ thuộc vào việc khắc phục những hạn chế, tồn tại, làm ảnh hưởng đến hoạt động này trong suốt thời gian qua. Do đó có thể nói, việc đưa ra những giải pháp khả thi nhằm giải quyết những hạn chế trong hoạt động FDI thời gian qua, có vai trò quan trọng và ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế Bắc Ninh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh (Trang 80)