vốn FDI.
Việt Nam là một quốc gia nghèo, chậm phát triển, do có hoàn cảnh khá đặc biệt: phải chải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Hơn nữa, sau chiến tranh do phát triển mô hình kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, nền kinh tế hướng nội ít mở rộng quan hệ với bên ngoài ... tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho nền kinh tế nước ta dơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng một thời gian dài. Trước tình hình cấp bách như trên cùng với việc tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển đã đi trước, chúng ta đã có sự thay đổi nhận thức về quan điểm phát triển kinh tế trong đó có sự đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại, điều đó được đánh dấu bằng Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Đại hội khẳng định: cùng với việc mở rộng xuất, nhập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và và vốn vay dài hạn cần vận dụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại. Cần phải ban hành ngay Luật Đầu tư nước ngoài và các chính sách ưu đãi khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và việt kiều vào nước ta để sản xuất kinh doanh.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nhận định: kinh tế hợp tác, liên doanh với nước ngoài không chỉ là phương thức chính để thu hút vốn đầu tư bên ngoài mà còn là con đường thích hợp để tiếp nhận công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở lối đi vào thị trường khu vực và thế giới, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi của tình hình quốc tế. Đại hội đưa ra đường lối: cần tích cực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư; đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác, liên doanh với nước ngoài, chú trọng phát triển các mối quan hệ hợp tác với các công ty ĐQG, nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới; ưu tiên cho đầu tư trực tiếp nhất là từ
các công ty XQG có tầm cỡ thế giới để tranh thủ chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.
Tại các Đại hội Đảng VIII và IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa Nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
Việc nhất quán đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước được thể hiện ở việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và liên tục sửa đổi bổ sung vào năm 1990, 1992, sau đó được thay bằng Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996. Năm 1997, đứng trước tình hình khó khăn về thu hút FDI (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vục châu Á) Nghị định 10/1998/NĐ - TTgCP và ngày 26/03/1999 được ban hành kịp thời với các luật về bảo hộ quyền sở hữu và các quyền hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài; tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng các thủ tục nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ, cho các nhà đầu tư đến với Việt Nam. Theo qui định mới, luật sửa đổi, bổ sung năn 2000 và 2003, thời gian thẩm định cấp phép cho các chủ dự án đã rút ngắn từ 90, 60 ngày xuống còn 45, 30 thậm chí chỉ còn có 15 ngày đối với KCN, hay việc phân cấp quản lý, uỷ quyền cho UBND các tỉnh thành phố, các KCN được cáp phép đầu tư theo quyết định của bộ Kế hoạch đầu tư và của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy có thể nói: Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò của quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn lạc hậu muốn phát triển nhanh cần phải tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật, ... của các nước công
nghiệp phát triển trên cơ sở coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.
1.2.2 FDI ở Việt Nam thời gian qua.
Kể từ khi luật ĐTNN tại Việt Nam ban hành năm 1987 cho đến nay, hoạt động ĐTTTNN đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. ĐTTTNN tự nó đã tạo nên một bức tranh mang sắc thái riêng biệt so với các hoạt động kinh tế khác. Sau đây là bức tranh tổng quan FDI ở nước ta được xét trên các mặt :
1.2.2.1 Cơ cấu của FDI theo ngành ở nước ta hiện nay.
Những năm đầu, vốn FDI tập trung phần lớn vào hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (32,2%), khách sạn, du lịch và căn hộ cho thuê (20,6%). Gần đây, FDI vào Việt Nam có xu hướng tập trung chủ yếu vào khu vực công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng (chiếm 48,5%), ngành dịch vụ (chiếm 47,5%). Điều đó đã góp phần tích cực trong việc cân đối nền kinh tế, tạo ra khoảng 25% giá trị sản xuất toàn nghành công nghiệp. Hiện nay, FDI chiếm 100% lĩnh vực khai thác dầu thô, 53,8% về cán thép và 24% về xi măng. Trong công nghiệp điện tử, vốn FDI chiếm hơn 50%. Một số linh kiện điện tử và sản phẩm điện tử dân dụng sản xuất tại Việt Nam đã bước đầu xuất khẩu. Trong công nghiệp dệt may vốn FDI chiếm 100% về năng lực sản xuất sợi PE, PTY… chiếm 55% năng lực kéo sợi, 39.3% năng lực may, 32% sản xuất giầy dép [13, 22]. FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nhìn chung, quy mô vốn đăng ký bình quân cho một dự án trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tương đối nhỏ hơn so với các ngành khác, trong đó, các dự án đầu tư vào ngành thuỷ sản có quy mô nhỏ nhất, khoảng 3 triệu USD. Ngành công nghiệp và xây dựng có quy mô đầu tư trung bình khoảng
12 triệu USD/1dự án, trong đó quy mô vốn lớn nhất là các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (93 triệu USD/1dự án). Ngành dịch vụ có quy mô đầu tư lớn nhất, khoảng 25 triệu USD/1dự án. Nếu không tính đến 2 dự án xây dựng khu đô thị mới tại Hà Nội (tổng vốn đăng ký là 2,3 tỷ USD, chiếm 6,5% vốn đăng ký của cả nước và 15% vốn đăng ký của ngành dịch vụ) thì quy mô VĐK bình quân 1dự án trong lĩnh vực dịch vụ là 21,7 triệu USD. Trong ngành dịch vụ, vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê và các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Vốn đầu tư trung bình của các dự án này khá lớn, gần 30 triệu USD/1dự án khách sạn, gần 35 triệu USD/1tổ hợp văn phòng căn hộ cho thuê và trên 61triệu USD/1dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp [38].
Về thực hiện vốn cam kết: các dự án trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đạt tỷ lệ cao hơn VĐK 4%. Việc thực hiện vượt vốn cam kết theo giấy phép là hiện tượng thông thường trong ngành dầu khí. Cam kết trong giấy phép, chỉ là vốn tối thiểu. Ngành tài chính ngân hàng, do tính đặc thù phải nộp ngay vốn pháp định mới được phép triển khai hoạt động, nên tỷ lệ giải ngân cao (93%). Nhìn chung, các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có tỷ lệ giải ngân cao nhất, trên 51%. Các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, có tỷ lệ giải ngân tương đối thấp so với các ngành khác, đạt 32% VĐK (nếu không tính hai dự án xây dựng khu đô thị nêu trên thì tỷ lệ này cũng chỉ đạt 38%). Trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản, các dự án nông nghiệp đạt tỷ lệ giải ngân 43%, trong khi các dự án thuỷ sản chỉ giải ngân được 36% [38].
Nhìn chung, cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng
nhiều công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Tuy vậy, FDI tập trung chủ yếu vào những ngành dự kiến có thể thu được lợi nhuận nhanh nên chưa có nhiều dự án nuôi trồng và chế biến nông sản, cơ khí chế tạo.
1.2.2.2 Cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ
Trong những năm đầu, vốn đầu tư được tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam. Các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án và 20% tổng số vốn đầu tư. Nhưng đến cuối năm 1999, các tỉnh phía Bắc đã chiếm 28,5% số dự án và 39% tổng vốn đầu tư. Riêng trong năm 2002 số dự án được phân bổ như sau: Đồng Nai (96 dự án với vốn đầu tư 297 triệu USD); Bình Dương (139,258 triệu USD); TP Hồ Chí Minh (213,256 triệu USD); Hà Nội (54,128 triệu USD); Long An (12,85 triệu USD); Hải Phòng (25,43 triệu USD); Quảng Ninh (11,40 triệu USD); Quảng Nam (7,38 triệu USD); Đà Nẵng (3,36 triệu USD). Hiện nay, các dự án FDI đã hoạt động ở 61 tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc. Một số dự án đã đầu tư vào khu vực nghèo và kém phát triển như dự án các nhà máy lọc dầu Dung Quất, khu vui chơi giải trí tại Lâm Đồng, nhưng không nhiều.
Nhìn chung, cơ cấu vùng vẫn còn mất cân đối. Trừ việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa, có đến 84% vốn đầu tư thực hiện được tập trung chủ yếu vào ba vùng kinh tế trọng điểm - nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho FDI hoạt động.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với ưu thế vượt trội về CSHT, về sự thuận lợi cho giao thông thuỷ, bộ, hàng không và năng động trong kinh doanh, với hàng loạt các KCN, KCX và các cơ sở kinh tế quan trọng, là vùng thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trong cả nước. Toàn vùng thu hút được 1.378 dự án FDI, chiếm 57% tổng số dự án FDI của cả nước, VĐK đạt 17,3 tỷ USD, chiếm đến 48% tổng VĐK trên cả nước, vốn thực hiện
chiếm 43% tổng vốn thực hiện trên cả nước. Đây là vùng kinh tế sôi động nhất của cả nước, chiếm đến 66,6% doanh thu và 84% giá trị xuất khẩu của khu vực FDI năm 1999. Tỷ trọng doanh thu của khu vực FDI vùng trọng điểm phía Nam, có xu hướng tăng lên trong tổng doanh thu từ khu vực FDI, từ 48,5% năm 1996 tăng lên tới 66,6% năm 1999 [38].
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là khu vực thu hút FDI thứ hai với 493 dự án còn hiệu lực, chiếm 20,5% về số dự án và tổng VĐK 10,9 tỷ USD chiếm 30% tổng VĐK. Vốn thực hiện của khu vực trọng điểm Bắc Bộ chiếm 25% tổng VTH cả nước từ năm 1996, đóng góp của khu vực FDI vùng trọng điểm Bắc Bộ trong tổng doanh thu của FDI cả nước có xu hướng giảm cả về tỷ trọng và giá trị. Giá trị doanh thu năm 1995 của vùng từ 1,1 tỷ USD năm 1997 giảm xuống 814,7 triệu USD năm 1999, tỷ trọng giảm từ 33% năm 1996 xuống còn 18% năm 1999 [38].
Vùng kinh tế trọng điểm miền trung, là khu vực thu hút vốn FDI đứng thứ ba trong cả nước. Trên địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung, tính riêng dự án lọc dầu Dung Quất với tổng VĐK 1,3 tỷ USD, đã cao hơn tổng vốn đăng ký của 113 dự án tại đồng bằng sông Cửu Long (1 tỷ USD) là 300 triệu USD. Nếu không tính dự án lọc dầu, vùng trọng điểm miền Trung thu hút đầu tư nước ngoài ít hơn nhiều so với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên là những vùng KT- XH khó khăn, thu hút vốn ĐTTTNN của vùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số dự án FDI của cả nước. Đóng góp của khu vục này cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số FDI của cả nước [38].
Như vậy có thể nói trong thời gian gần đây cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ nhìn chung có được cải thiện. Tỷ trọng FDI vào các tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa có tăng lên. Một trong những tác động quan trọng tới vấn đề trên là do những chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo vùng mà Đảng và Nhà
nước đã ban hành. Tiếp đến là do những động thái tích cực trong việc chủ động thu hút FDI của các tỉnh trên. Tuy nhiên, FDI vẫn tập trung chủ yếu vào những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thuận lợi, điều đó là khó tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ làm sao để cho tỷ lệ dòng vốn FDI không quá chênh lệch trong cơ cấu vùng, tạo lên sự phát triển hợp lý, hài hoà và cân đối giữa các tỉnh thành trên phạm vi cả nước.
Bảng 1: 10 địa phương thu hút được nhiều dự án nhất (1988-2002)
TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư
(tr. USD)
Đầu tư thực hiện (tr. USD) 1 TP. Hồ Chí Minh 1.23 10.404 5.388 2 Hà Nội 441 7.536 2.977 3 Đồng Nai 420 5.531 2.471 4 Bình Dương 629 2.976 1.478 5 Bà Rịa - Vũng Tầu 79 1.865 674 6 Hải Phòng 118 1.331 1.013 7 Lâm Đồng 59 859 1.162 8 Hải Dương 38 488 132 9 Kiên Giang 7 449 394 10 Thanh Hoá 9 444 410
Nguồn: Niên giám thống kê 1996 và Bộ Thương Mại, tháng 1-2003.