2.3.1.1 FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển
Đây có thể coi là tác động mang tính bao trùm nhất trong những đóng góp của FDI.
Có hoàn cảnh đặc biệt hơn so với nhiều tỉnh khác trong cả nước, Bắc Ninh là một tỉnh mới tái lập, trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ chỉ đáp ứng được khoảng 50% - 60% tổng vốn đầu tư (ước tính đến năm 2010), thì vốn FDI đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng. Thực tế những năm qua, FDI đã có vai trò rất lớn trong việc tạo vốn, tăng thêm sức đầu tư cho tỉnh, điều đó được thể hiện:
Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư ở Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003
Tỷ lệ% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Cơ cấu vốn đầu tư % 100 100 100 100 100 100 100 Vốn nhà nước 14.2 24.1 56.9 45.6 43.4 40.8 26.5 Vốn ngoài quốc doanh 29.6 34.0 42.1 50.0 55.1 55.8 65.7 Vốn FDI 56.2 41.9 1.0 4.4 1.5 3.4 7.8
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh - Tổng cục Thống kê 2001
Tính đến năm 2003, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút được 16 dự án với tổng số vốn đầu tư không nhỏ là 166,738,000 USD. Trong hai năm 1997, 1998 tổng lượng vốn FDI bình quân chiếm tới một nửa số vốn đầu tư ở Bắc Ninh. Sở dĩ như vậy là do hai dự án có lượng vốn đăng ký lớn đó là dự án Kính nổi Việt nam và Khí công nghiệp Bắc Việt. Ba năm tiếp theo lượng vốn FDI suy giảm đột ngột từ khoảng 50 % xuống còn khoảng 2% tổng lượng vốn đầu tư của tỉnh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây nguồn vốn FDI đã tăng dần lên và có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo của Cục Thống kê Tỉnh, tỷ lệ góp vốn cao nhất là ngành công nghiệp chiếm 99% tổng số vốn FDI. Cơ cấu góp vốn bên nước ngoài chủ yếu bằng ngoại tệ chiếm trên 90% còn lại bằng máy móc, thiết bị, nguyên liệu và các hình thức khác. Không chỉ vậy, FDI còn huy động được
một lượng vốn từ các doanh nghiệp liên doanh trong nước. Thực tế đã chứng minh qua các dự án liên doanh được cấp giấy phép đầu tư, số vốn do phía Việt Nam đóng góp chiếm khoảng 25% - 30%. Tuy nhiên, nguồn vốn này chủ yếu bằng quyền sử dụng đất, giá trị nhà xưởng, 70- 75% còn lại là vốn của các đối tác nước ngoài.
Như vậy, FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong tỉnh tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế của Bắc Ninh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cộng với vốn tự có đã tạo ra cho nền kinh tế Bắc Ninh có những khởi sắc. FDI góp phần giúp Bắc Ninh khắc phục tình trạng thiếu vốn, nhờ đó giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển mạnh mẽ và nguồn lực tài chính khan hiếm. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho một bộ phận dân cư, tăng mức tiêu dùng và kích thích sản xuất.
2.3.1.4 FDI góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chính là mối quan hệ về mặt tỷ lệ giữa các đại lượng kinh tế. Một cơ cấu hợp lý là các đại lượng phải hài hoà cân đối với nhau và quan trọng hơn là phải phù hợp với yêu cầu phát triển. Cơ cấu kinh tế có thể được xét trên góc độ cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lao động... Trong đó cơ cấu ngành có ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu chung của nền kinh tế và thường phản ánh rõ nét hơn mức độ phát triển của các nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Hiện nay, các nước phát triển đã đạt đến cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, trong khi một số nước đang phát triển cơ cấu ngành vẫn là: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Vấn đề công nghiệp hoá đang được đặt ra đối với nước ta, hay nói khác đi đó chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm bớt tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Đây là một đóng góp tích cực của FDI đôiư với Bắc Ninh thời gian vừa qua. Thực tiễn ĐTTTNN ở Bắc Ninh cho thấy 99% là tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, do đó nó có tác dụng rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hoá và phát triển đô thị. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh khá tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm từ 44,7% năm 1997 xuống 31,8% năm 2002, tương ứng tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 24,5% lên 40,4%. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với Bắc Ninh trong điều kiện mới tái lập còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên về lâu dài, đây là một cơ cấu chưa thật hợp lý như mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh đề ra. Trong tương lai cần thu hút FDI hợp lý hơn. Bên cạnh việc nâng cao tỷ trọng và cân đối cơ cấu FDI trong ngành công nghiệp, cần phải chú trọng vào lĩnh vực dịch vụ. Như vậy không có nghĩa là không thu hút FDI vào nông nghiệp mà nên xem xét những ngành trọng điểm để vấn có thể phát huy và đảm bảo được một nền nông nghiệp bền vững.
Bảng 11: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế.
Năm Tổng số
(cơ cấu %)
Chia ra
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1997 100,0 45,0 23,8 31,2 1998 100,0 46,3 24,2 29,5 1999 100,0 41,9 30,7 27,4 2000 100,0 38,0 35,6 26,4 2001 100,0 34,2 37,6 28,2 2002 100,0 31,8 40,4 27,8
Niên giám thống kê 2002, Cục Thống kê Bắc Ninh, NXB Thống kê, Hà Nội 2003.
Thời gian gần đây, UBND tỉnh còn có những chính sách khuyến khích FDI đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên phát triển như: ngành công nghiệp, dịch vụ; vào những ngành sử dụng nhiều lao động; vào các địa bàn kinh tế trọng điểm như: Trung tâm các tỉnh, huyện...; vào các khu công nghiệp như: KCN tập trung Tiên Sơn, Quế Võ và các cụm công nghiệp khác; vào các vùng có điều kiện knh tế xã hội khó khăn như: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành... đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý.
Bảng 12: Giá trị FDI trong ngành sản xuất công nghiệp
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị sản xuất (triệu đồng) 135 338 828 326.048 796.640 842.620 908.217 891.8000 Tỷ lệ % 0.0 0.1 0.1 25.0 38.2 32.6 27.2 20.6 Chỉ số phát triển (năm trước = %) 100.0 250.4 245.0 39377.8 244.3 105.8 107.8 98.1
Nguồn: Niên giám thống kê BN 2003, Cục Thống kê BN - NXBTK 2003
2.3.1.2 FDI góp phần phát triển khoa học - công nghệ và nâng cao trình độ quản lý.
Sau yếu tố vốn có tính chất tác động bao trùm thì lĩnh vực khoa học công nghệ là một vấn đề then chốt, được đặt ra đối với các nước đi sau trong đó có Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, giải quyết được vấn đề khoa học công nghệ thì mới làm tăng sức sản xuất.
Trình độ khoa học công nghệ của nước ta nói chung và Bắc Ninh nói riêng còn nghèo nàn lạc hậu so với các nước trong khu vực, tụt hậu khá xa so với các nước phát triển trên thế giới. Thêm vào đó trình độ quản lý yếu kém, chưa có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.... Những hạn chế trên rất cần
khắc phục và không còn con đường nào nhanh hơn là được tiếp xúc, học hỏi một cách trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài- những người đã đi trước và có bề dầy kinh nghiệm.
Bắc Ninh là một tỉnh có thế mạnh về các nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: nghề làm sắt ở Đồng Quang, nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, nghề sản xuất giấy ở Phong Khê... Nhưng nhìn chung, phương pháp sản xuất chủ yếu ở đây là thủ công, sử dụng sức lao động là chính. Từ khi qui hoạch các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề như cụm công nghiệp Châu Khê, Đồng Quang, Đình Bảng, Đại Bái, Phong Khê...đã thu hút được vốn ĐTTTNN dưới hình thức liên doanh. Sự ra đời của các liên doanh trong một số ngành công nhiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ kỹ thật công nghệ ở các ngành này. Một điểm chung nhất của các cơ sở liên doanh này là, đã triệt để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến kiểm tra chất lượng sản phẩm, xử lý phế thải. Vì vậy, môi trường sống được cải tạo. Những hoạt động nặng nhọc, thủ công độc hại của các doanh nghiệp trước đây, được kết hợp hoặc thay thế bằng máy móc thiết bị, có khâu được tự động hoá, giải phóng bớt sức lao động của người công nhân. Thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến mà sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn. Trong các doanh nghiệp liên doanh tại Bắc Ninh, ngành công nghiệp sản xuất kính được đánh giá là một trong những doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, đi đầu về lĩnh vực này trên phạm vi toàn quốc. Điển hình là nhà máy sản xuất kính nổi Việt Nhật....Có thể nói FDI đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy lĩnh vực khoa học kỹ thuật - công nghệ của Bắc Ninh không ngừng phát triển. Hiện nay, Bắc Ninh có khoảng 1000 cán bộ kỹ thuật và công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó bao gồm cả
các cán bộ tham gia hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp liên doanh. Sau nhiều năm tiếp xúc với phương pháp làm việc mới của những đối tác có bề dầy kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh, việc học hỏi, rèn rũa, nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân là tất yếu, chưa kể tác phong công nghiệp cũng như việc chấp hành nội quy, qui chế lao động ngày một có nề nếp hơn.
2.3.1.3 FDI góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng lao động.
Một trong những nhân tố tạo lên dòng vốn FDI đó là xuất phát từ lợi thế so sánh. Các nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm được những nơi nào mà chi phí sản xuất thấp nhất, để thu được lợi nhuận cao nhất sau một quá trình đầu tư. Giá nhân công rẻ cũng là một yếu tố đầu vào thuận lợi cho sản xuất.
Đối với nước ta khi nền sản xuất chưa phát triển, lượng lao động thiếu việc làm là rất lớn. Hiện số lượng lao động chưa có việc làm ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao năm 2002 là 6%, năm 2003 là 5.8%, đương nhiên dẫn đến tình trạng giá nhân công thấp hơn nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tại Bắc Ninh, tính cho đến thời điểm hiện nay (năm 2003) có khoảng 500,000 lao động có việc làm, trong đó các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN đã thu hút được khoảng gần 1.000 lao động làm việc trực tiếp, chiếm khoảng 0,2% số lao động có việc làm trong toàn tỉnh. Đồng thời còn tạo ra một lượng lao động lớn làm việc trong các dịch vụ đằng sau các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp...Đây là con số còn nhỏ so với các tỉnh khác như Đồng Nai, Hải Phòng >10,000 lao động; Hải Dương >8.000 lao động, nhưng nó cũng đã bước đầu làm cho tình trạng thất nghiệp tại Bắc Ninh bớt căng thẳng. Trên địa bàn Bắc Ninh, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần. Năm 1997 tỷ lệ này là 7,03%, năm 1998 là 7,24%, năm 1999 là 6,77%, năm 2000 là 6,57%,
năm 2003 là gần 6%. Tỷ lệ thất nghiệp năm 1998 ở mức cao nhất tương ứng với giai đoạn không thu hút được một dự án FDI nào.
Bảng 13: Số lao động sản xuất các ngành công nghiệp có vốn FDI.
Đơn vị tính:người
Năm 1996 1999 2000 2001 2002 2003 Số lao động 61 454 433 437 529 625
Nguồn: Niên giám thống kê BN 2003, Cục thống kê BN- NXBTK 2003.
Do năng suất lao động cao, người lao động trong khu vực có vốn FDI có mức thu nhập cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Theo số liệu của Bộ Thương mại, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trong các DNCVĐTNN cao hơn cùng ngành nghề ở khu vực khác từ 30% đến 50%. Trong năm 1996, thu nhập bình quân 1 lao động là 136 USD/tháng, các ngành khác phổ biến trong khoảng 55-80 USD/tháng, thấp nhất là 35 USD/tháng. Kết quả khảo sát của Viện Khoa học Lao động cho thấy, mức thu nhập trung bình của công nhân làm việc trong khu vực này khoảng 70 - 100 USD/tháng, của nhà quản lý khoảng từ 200 - 300 USD/tháng. FDI tăng thu nhập cho người lao động, từ đó tạo tiền đề cho việc cải thiện đời sống và tăng tính luỹ vốn trong nước. Thu nhập cao của người lao động trong khu vực FDI ở Bắc Ninh đã góp phần làm tăng sức mua thị trường nói chung và cải thiện trực tiếp đời sống của người lao động làm việc tại đây.
Như vậy, ĐTTTNN đã đem lại lợi ích cho cả hai phía, bên đầu tư và nước sở tại. Góp phần giải quyết tình trạng thất nhiệp, hiện đang là vấn đề bức xúc của Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Điều quan trọng hơn trong vấn đề giải quyết việc làm là FDI không chỉ đóng góp tích cực về mặt kinh tế mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cả trên phương diện xã hội. Tuy nhiên thời gian qua, đóng góp của FDI đối với vấn đề giải quyết việc làm
ở Bắc Ninh còn rất khiêm tốn. Vì vậy trong tương lai, Bắc Ninh cần đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hoạt động FDI để có thể giải quyết tốt vấn đề trên.
2.3.1.5 Đóng góp vào nguồn thu ngân sách.
Mở rộng nguồn thu ngân sách nhà nước là một đóng góp hết sức thiết thực của FDI đối với Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Ở Bắc Ninh hoạt động ĐTTTNN muộn hơn so với các tỉnh khác trong cả nước. Phải gần 10 năm sau khi luật ĐTTTNN ban hành, đến năm 1995 mới có 1 dự án được cấp giấy phép. Từ năm 1997 cho tới nay các dự án mới lần lượt đăng ký và được cấp giấy phép. Trong suốt thời gian từ năm 1996 đến nay các dự án tiến hành triển khai xây dựng, hoàn thiện và bắt đầu bước vào hoạt động. Từ năm 1999 trở lại đây các dự án mặc dù vẫn đang trong thời gian được miễn giảm thuế, nhưng đã bước đầu mang lại nguồn thu cho ngân sách tỉnh. Mặc dù hiện tại, nguồn thu ngân sách từ khu cực có vốn ĐTTTNN còn nhỏ nhưng trong tương lai, khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định thì đây cũng sẽ nguồn thu chiếm tỷ lệ tương đối cho Bắc Ninh giai đoạn tiếp theo.
Bảng 14: Thu Ngân sách Nhà nước từ DNCVĐTNN
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng thu NSNN 188.987 228.408 254.788 308.940 390.548 DNCVĐTNN 2018 37.320 47.038 47.000 49.270 Tỷ lệ% 10.67 16.33 18.46 15.21 12.61
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2003, Cục TKBN - NXBTH 2003.
Tóm lại: ĐTTTNN tại Bắc Ninh những năm vừa qua, tuy mới đi vào hoạt động hoặc đang còn trong thời kỳ xây dựng, song đã góp phần tạo nguồn vốn đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng sản xuất, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và có tác dụng tích cực trong trong việc chuyển dịch