Đồng Nai là một tỉnh nằm ở phía Nam của tổ quốc, là một trong 5 tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội không có ưu thế đặc biệt hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước, nhưng hiện nay Đồng Nai nổi lên như một hiện tượng mới trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ khi ban hành luật ĐTTTNN đến nay, vốn FDI vào Đồng Nai ngày một gia tăng. Trong giai đoạn đầu (1987-1990), cùng với xu thế chung của cả nước, Đồng Nai thu hút được một lượng vốn FDI không lớn. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, vốn FDI tại Đồng Nai liên tục tăng qua các năm như sau:
Năm Số giấy phép phép cấp Vốn đăng ký (trệu USD) Trước 1991 13 366.59 1992 9 173.759 1993 20 557.973 1994 43 442.229 1995 51 1.376.839 1996 39 630.286 1997 52 595.44 1998 15 83.8 1999-2002 178 4.257.873 Tổng số 420 7.536.000
Nguồn: Báo cáo tình hình ĐTNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 1988-1997.
Với số giấy phép và vốn đầu tư đăng ký huy động qua các năm như vậy, Đồng Nai trở thành địa phương đứng thứ ba về thu hút FDI trong cả nước (chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội).
Nếu trong những năm đầu, đối tác nước ngoài hầu hết thuộc các nước NICs và ASEAN đầu tư vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì những năm tiếp theo ngoài những dự án này vẫn tiếp tục còn xuất hiện các doanh nghiệp lớn từ Nhật, Mỹ, EU… Cho đến nay, đã có 22 quốc gia có mặt tại Đồng Nai, trong đó dẫn đầu là các doanh nghiệp Đài Loan (66 dự án với tổng vốn 880,5 triệu USD); Hàn Quốc (40 dự án với số vốn 733,17 triệu USD); Nhật Bản (28 dự án với tổng vốn 725,5 triệu USD). Dự báo trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ trở thành nhà đầu tư dẫn đầu tại Đồng Nai và tiếp đó các nước Mỹ EU sẽ có bước tăng trưởng đáng kể.
FDI chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh năm 1996 chiếm 74%, năm 1997 chiếm 74%, 1998 chiếm 64%. Lượng vốn FDI lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, nên đã góp phần to lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực hiện đại.
Cơ cấu kinh tế giai đoạn từ 1986-1990, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 49,6%; trong khi công nghiệp chỉ chiếm 26,7%. Chỉ trong một thời
gian ngắn từ 1995 đến nay, cơ cấu kinh tế đã chuyển sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và đang có xu hướng chuyển sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với những con số minh hoạ sau:
+ Năm 1995 công nghiệp 38,7%; nông nghiệp 31,8%; dịch vụ 29,5%. + Năm 1997 công nghiệp 45,88%; nông nghiệp 26,77%; dịch vụ 27,35%.
+ Năm 1998 công nghiệp 48%; nông nghiệp 25,5%; dịch vụ 26,5%. FDI không chỉ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà đã tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế Đồng Nai một cách ngoạn mục từ 2,7% giai đoạn 1986-1990 lên 13% giai đoạn 1991-1995 và đạt khoảng 14% giai đoạn 1996- 1997. Năm 1998, dù có những khó khăn do tác động của khủng hoẳng tài chính tiền tệ Đông Nam Á tạo ra nhưng tốc độ tăng trưởng Đồng Nai vẫn đạt 9,8%.
Sở dĩ có được bức tranh về thu hút và sử dụng vốn FDI rõ nét như vậy là do những năm qua tỉnh Đồng Nai đã vận dụng sáng tạo chủ trương thu hút vốn ĐTTTNN, nhằm khai thác cao nhất những lợi thế của địa phương chẳng hạn:
* Ngay từ những năm 1998, Đồng Nai đã quan tâm công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoặch các khu công nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu bố trí dự án đầu tư. Trong lúc cơ chế chính sách khu công nghiệp chưa có, Đồng Nai đã quy hoặch và thu hút được dự án tập trung vào khu công nghiệp là một sự nhạy bén trước thời cơ phát triển.
* Linh hoạt cho phép công ty phát triển hạ tầng, đàm phán thoả thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sử dụng hạ tầng, đã tạo được nguồn vốn quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu như đường giao thông, mương thoát nước trong khu công nghiệp…
* Chú trọng công tác xúc tiến vận động vốn đầu tư ví dụ như: in ấn tài liệu để giới thiệu Đồng Nai với các nước; duy trì quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tìm khách đầu tư.
* Thường xuyên tiếp xúc và gặp gỡ các nhà đầu tư. Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đóng góp ý kiến, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp và các bộ ngành Trung ương, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, đồng thời qua đó các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cải tiến dần lề lối làm việc.
* Tích cực tác động và huy động các nguồn vốn trong xã hội, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các dự án đầu tư. Riêng các công ty được chính phủ cho phép đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, có trách nhiệm xây dựng công trình hạ tầng khu công nghiệp và đã hỗ trợ nhiều mặt cho nhà đầu tư nhằm mục đích cho thuê hết diện tích khu công nghiệp.
* Trong công tác quản lý nhà nước, các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ theo cơ chế quản lý một đầu mối, quy trình thủ tục rõ ràng, không để nhà đầu tư phải mất quá nhiều thời gian liên hệ với nhiều cơ quan chức năng để giải quyết.
* Công tác tổ chức đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động được tỉnh rất chú trọng. Các trung tâm xúc tiến việc làm trước khi giới thiệu người lao động để doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng phải bồi dưỡng cho người lao động biết được các quy định của Bộ luật lao động. Lao động ngoài tỉnh, được tạo điều kiện thuận lợi làm việc, nếu nguồn lao động trong tỉnh không thoả mãn nhu cầu của doanh nghiệp. Riêng đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, tuy có hạn chế về trình độ giao tiếp, ngoại ngữ, nhưng thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng, khá về chuyên môn và có trách nhiệm với công việc.