Cơ cấu hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh (Trang 35)

Tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài hiện nay, chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện mới chỉ có 140 dự án liên doanh (chiếm 1,8% vốn đăng ký). Hình thức đầu tư chủ yếu hiện nay vẫn là doanh nghiệp liên doanh, chiếm tới 61% số dự án và 70% vốn đầu tư. Những năm gần đây, số doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên. Đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài hiện chiếm 30% số dự án và 20% vốn đầu tư. Đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, cao hơn các quốc gia khác. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 9% số dự án. Việt Nam bắt đầu áp dụng phương thức BOT từ khi có nghị định 87/CP ngày 23/11/1993 của chính phủ, nhằm khuyến khích FDI xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, tuy vậy chưa có nhiều dự án. Tính đến 25/03/1999 đã có 4 dự án BOT được cấp giấy phép (trong đó có một giấy phép của cảng vũng tầu đã bị huỷ bỏ).

Nhà máy nước Bình An VĐK 25 triệu USD Nhà máy nước Thủ Đức VĐK130 triệu USD Nhà máy điện Wartsila VĐK 135 triệu USD Cảng Vũng Tầu VĐK 640 triệu USD

(Nguồn: Diễn đàn khu vực tư nhân Việt Nam ngày 25-3-1999-các dự án cơ sở hạ tầng và BOT)

Trong cơ cấu hình thức đầu tư, số các dự án đầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh xin chuyển thành hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ cao trong số các doanh nghiệp chuyển đổi hình thức đầu tư và ngày một tăng. Thực tế trong thời gian qua đã có 91 dự án FDI chuyển đổi hình thức đầu tư, trong đó có 67 doanh nghiệp liên doanh chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 16 doanh nghiệp liên doanh chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam [38, 31].

Hiện tượng số các dự án đầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, xin chuyển thành hình thức 100% vốn nước ngoài nhiều hơn cũng cần được hiểu ở nhiều góc độ. Kinh nghiệm cho thấy, nếu như dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên, một phần chứng tỏ rằng môi trường đầu tư ở nơi đó tốt hơn. Nó đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nước ngoài an tâm, tin tưởng sản xuất kinh doanh trong một môi trường có nhiều triển vọng, ổn định ở nước ta. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân chuyển doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bắt nguồn từ việc liên doanh gượng ép và không ngang tầm các đối tác. Bên Việt Nam bị hạn chế về mọi mặt trong khi đối tác nước ngoài là các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh và theo đuổi chiến lược kinh doanh toàn cầu, nên quan điểm và chiến lược kinh doanh khác xa nhau. Hơn nữa, do bị chi phối bởi nguyên tắc nhất trí trong Luật Đầu tư nước ngoài của ta quy định còn cứng nhắc, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế trong các quyết định kinh doanh thu lợi nhuận. Mặt khác, trong liên doanh đối tác Việt Nam chủ yếu dùng đất góp vốn, trình độ yếu kém nhiều mặt nên chưa trở thành đối tác bình đẳng với với nước ngoài, dẫn đến nhiều thua thiệt cho phía Việt Nam (hiện tượng hàng loạt DNLD thua lỗ, bị tước giấy phép kinh doanh

là một ví dụ) và theo đó làm xấu đi môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời.

Bảng 3: Vốn FDI theo hình thức đầu tư 1988 - 2002

(tính tới ngày 20-10-2002 và chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính: USD Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu Vốn pháp định Đầu tư thực hiện BOT 6 1.332.975.000 411.385.000 216.941.200 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 157 3.870.280.224 3.300.263.330 3.761.554.376 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 2.417 14.202.336.482 6.298.792.863 6.725.903.405 Doanh nghiệp liên

doanh 1.089 19.699.154.173 8.013.137.517 10.034.903.814 Tổng số 3.669 39.104.745.879 18.023.678.710 20.739.302.795

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, năm 2002.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)