5.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
Hoạt động giao nhận của công ty trong giai đoạn 2009 - 2013 được thể hiện qua biểu đồ 5.3:
Biểu đồ 5.3: Sản lượng và doanh thu của hoạt động giao nhận
Sản lượng và doanh thu của hoạt động giao nhận đều tăng qua các năm. Cụ thể là:
- Về sản lượng:
+ Sản lượng giao nhận trong năm 2013 tăng gấp 3,54 lần so với năm 2009, từ 534.625 tấn lên 1.894.256 tấn; 937,624 1,170,148 1,805,526 2,458,800 5,145,898 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2,000,000 2009 2010 2011 2012 2013 Sản lƣợng (tấn) Doanh thu (nghìn đồng)
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 57
+ Sản lượng giao nhận đều tăng qua các năm, với tốc độ tăng trong giai đoạn 2009 – 2010 là 13,7%; giai đoạn 2010 – 2011 là 16,0%; giai đoạn 2011 – 2012 là 31,8%; đặc biệt giai đoạn 2012 – 2013 tốc độ tăng rất nhanh 103,8%. Sở dĩ có tốc độ tăng đều như vậy là do công ty đã chú trọng trong việc phát triển mở rộng hệ thống cầu cảng, kho bãi, từ đó năng lực giao nhận của cảng được nâng cấp, cải thiện nên thu hút được lượng hàng nhiều hơn.
- Về doanh thu:
+ Cùng với sự gia tăng của sản lượng giao nhận, năm 2013 doanh thu giao nhận cũng tăng gấp 5,49 lần so với doanh thu năm 2009, từ 937.624 (nghìn đồng) lên 5.145.898 (nghìn đồng);
+ Mặc dù doanh thu giao nhận đều tăng qua các năm, nhưng tốc tăng không đồng đều. Giai đoạn 2009 – 2010, tốc độ tăng của doanh thu là 24,8%; giai đoạn 2010 – 2011 là 54,3%; giai đoạn 2011 – 2012 tốc độ tăng là 36,2% và đạt tốc độ tăng 109,3% trong giai đoạn 2012 – 2013. Sở dĩ tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 2011 – 2012 có sự biến động giảm so với giai đoạn trước là vì chi phí bỏ ra cho việc nâng cấp cơ sỏ vật chất của công ty đã làm giảm đi một phần doanh thu của hoạt động này.
Tóm lại, hoạt động giao nhận hàng hóa tại cảng đã có được những bước tiến lớn trong những năm vừa qua, nhất là sau khi tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Dù phải cạnh tranh với những cảng khác trong khu vực nhưng cảng An Giang đã có chuyển biến tích cực bởi cảng đã được đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực hoạt động, tăng lượng vốn, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nâng cao kinh nghiệm, tay nghề của nhân viên giao nhận…Bên cạnh đó, vai trò của ban lãnh đạo cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của hoạt động giao nhận.
5.3.2 Những hạn chế
Công ty Cổ phần Cảng An Giang đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thay đổi, song song đó vẫn còn tồn tại những hạn chế về nhiều mặt ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động giao nhận.
Thứ nhất, hạ tầng giao thông còn yếu kém cả đường bộ lẫn đường thủy. Về đường bộ do hệ thống cầu trong khu vực còn quá nhỏ, hạn chế về tải trọng nên việc vận chuyển hàng bị hạn chế nhất là hàng được đóng trong container . Mặc dù có hệ thống giao
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 58
thông đường thủy chằng chịt và sản lượng hàng giao đến cảng lớn nhưng luồng nước thì nhỏ, cửa biển Định An rất nông nên cảng không thể tiếp nhận được tàu biển có trọng tải lớn, chỉ tiếp nhận tàu khoảng 5000 tấn, vài năm gần đây được Nhà nước hỗ trợ cải tạo lại nhưng vẫn chỉ tiếp nhận các tàu có trọng tải dao động trong 5000 – 7000 tấn, do đó phải chia nhỏ số hàng hóa dẫn đến số lượng tàu nhỏ chở hàng lớn, cần nhiều chỗ cho tàu bè neo đậu hơn trong khi chỉ có 100m cầu cảng. Vì thế cần phải đầu tư nhiều bến phao để có thể tiếp nhận hàng tốt hơn nhằm nâng cao hoạt động giao nhận. Thứ hai, tính chất mùa vụ của hoạt động giao nhận được xem là một tồn tại cần khắc phục. Đối với cảng An Giang thì tính chất mùa vụ càng thể hiện rõ hơn khi các mặt hàng giao nhận tại cảng chủ yếu là gạo, cá, phân bón và thức ăn gia súc. Khi vào mùa thì lượng hàng hóa tập trung nhiều, phải tăng năng suất lao động và ngược lại. Điều này khiến cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động, gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp. Hơn nữa, trong những khoảng thời gian mùa hàng xuống, công ty vẫn phải khâu hao máy móc, vẫn phải trả lương nhân công, khiến lợi nhuận bị giảm sút.
Thứ ba, trang thiết bị của cảng đa phần đã được đưa vào sử dụng quá lâu, có những thiết bị đã bị hoen gỉ. Mặc dù công ty vừa mới đầu tư 01 cẩu bờ và 01 xe nâng chụp container, nhưng đa số các hoạt động của cảng vẫn phải sử dụng công nhân bốc xếp, khó có thể đảm bảo tiến độ giao nhận và làm hàng nhanh chóng. Việc đầu tư trang thiết bị mới sẽ giúp cho hoạt động giao nhận được tốt hơn, có hiệu suất cao hơn nên công ty đang có kế hoạch mua thêm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cảng. Từ những lý do, công ty không thể đa dạng hình thức dịch vụ cho khách hàng, chỉ có thể tiếp nhận những đơn hàng đơn giản phù hợp với cơ sở vật chất và tính chất cảng, cũng chính vì thế nhân viên của cảng chưa được thực sự phát huy hết khả năng, nghiệp vụ chưa được mở rộng.
5.4 Đánh giá
5.4.1 Ƣu điểm
Trong suốt thời gian hoạt động, cảng luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của tỉnh và các cơ quan ban ngành, nhầm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cảng trong hoạt động kinh doanh.
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 59
Hơn 20 năm hoạt động kinh doanh, công ty đã có được một mạng lưới khách hàng truyền thống gắn bó, bao gồm: chủ hàng, chủ tàu, các đại lý vận tải, giao nhận…, bên cạnh đó cũng tạo được uy tín, tin tưởng và mối quan hệ hợp tác tốt với khách hàng thông qua chất lượng phục vụ trong quá trình hoạt động.
Cảng đã đầu tư các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đồng bộ, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời kỹ năng nghiệp vụ của CB-CNV ngày càng được nâng cao, thúc đẩy năng suất hoạt động ngày càng tăng, an toàn hơn cho hàng hóa và phương tiện lưu thông qua cảng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngày một cao của khách hàng.
Trình độ quản lý ngày một nâng cao nên tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cảng An Giang được xây dựng dọc theo đường bờ sông Hậu, cách Thành phố Long Xuyên về phía hạ lưu 8km, cách phao số “o” ở cửa “Định An” và Cảng Cần Thơ lần lượt là 160km và 55km về phía thượng lưu. Với vị trí địa lý nêu trên, cảng An Giang là cửa khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung, nhất là hổ trợ xuất khẩu trực tiếp hàng nông sản ( lượng gạo xuất khẩu trên 250.000 tấn/ năm ), hàng phân bón nhập khẩu phục vụ sản xuất nông nghiệp ( sản lượng thông qua trên 50.000 tấn/năm ). Hàng nông sản vận chuyển nội địa Nam – Bắc ( sản lượng thông qua trên 100.000 tấn/năm ), hàng gỗ lóng nhập khẩu ( sản lượng trên 150.000 tấn/năm ), hàng hoá tạm nhập tái xuất như than đá, phân bón..., từ các nước Đông Nam Á đi Campuchia và ngược lại.
5.4.2 Nhƣợc điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn một số nhược điểm mà công ty cần khắc phục. Do dọc trên tuyến sông Cảng An Giang đang hoạt động có khá nhiều cảng khác hoạt động như Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nóc, Cảng Bình Minh, Cảng X55, cảng Vinashin Cần Thơ…điều này đã tạo nên áp lực cạnh tranh đối với cảng An Giang chúng ta. Sản lượng thông qua Cảng đã vượt công suất thiết kế nên các cơ sở hạ tầng như kho bãi, cầu Cảng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sau cổ phần hóa, Cảng đang có kế hoạch thực hiện dự án nâng cấp mở rộng Cảng cho phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, cửa luồng Định An chỉ được nạo vét duy tu đến -4,2m cho tàu có trọng tải từ 5.000DWT – 7000DWT, điều này đã hạn chế lượng hàng hóa thông qua các Cảng
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 60
ĐBSCL, trong đó có cảng An Giang. Theo thống kê, hiện nay, 70% - 80% lượng hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL, bao gồm các mặt hàng chủ lực như phân bón, nông thủy sản... phải chuyển tải lên cụm cảng TPHCM. Một phần là do địa hình của Cảng không được thuận lợi, những tàu lớn khi di chuyển có thể dễ bị mắc cạn, hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa.
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 61
CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Giới thiệu chương
Mục đích chính của đề tài là đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần Cảng An Giang, cụ thể là trình bày các nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và đưa ra đánh giá về kết quả hoạt động giao nhận của Cảng. Nội dung của chương 1 là giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 tập trung trình bày cơ sở lý thuyết về giao nhận hàng hóa làm nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 3 giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Cảng An Giang. Chương 4 trình bày phương pháp và tiến độ nghiên cứu. Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của đề tài được trình bày ở chương 5. Và chương 6 là chương tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của đề tài, qua đó đề xuất một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu.
6.1 Kết luận
Qua hơn 20 năm hoạt động Công ty Cổ phần Cảng An Giang đã ngày càng khẳng định được sự tin tưởng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất khẩu và vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của Tỉnh An Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Công ty đã ngày càng đa dạng hóa về hoạt động xuất nhập khẩu và về khai thác cảng như: xếp dỡ hàng hóa, cho thuê kho bãi, kiểm đếm hàng hóa, giao nhận hàng hóa, sửa chữa tàu biển…
Trong quá trình hoạt động, công ty cũng gặp không ít những khó khăn nhưng với sự nỗ lực không ngừng đã tạo ra những thành tựu đáng kể như: sản lượng hàng hóa thông qua Cảng tăng đều qua các năm, doanh thu và tỷ suất sinh lời của Cảng cũng được cũng được ổn định qua các năm, đồng thời uy tín và vị thế của công ty đang dần được khẳng định trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa trong nước và ngoài nước.
Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu và đi thực tế tại Cảng nhóm nhận thấy quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Cảng không quá phức tạp so với lý thuyết mà rất đơn giản nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu các bước như lý thuyết.
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 62
6.2 Hƣớng phát triển3
6.2.1 Định hƣớng của Công ty sau cổ phần hóa
Sau khi cổ phần hóa, Cảng Mỹ Thới tiếp tục tập trung vào những lĩnh vực truyền thống, bao gồm hoạt động kho bãi, bốc xếp, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường thủy... Là một công ty cổ phần, Cảng tận dụng những lợi thế vốn có như uy tín, lượng khách hàng truyền thống lâu năm để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đặc biệt kế thừa lợi thế cạnh tranh về chất lượng mà Cảng đã xây dựng được trong hơn 20 năm hoạt động. Không những cam kết đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, Cảng còn tạo ra nhiều dịch vụ gia tăng hỗ trợ khách hàng trong quá trình hợp tác, như các dịch vụ khai thuế hải quan, tư vấn dịch vụ thuê mướn phương tiện vận tải...
Song song đó, là Công ty cổ phần với các chính sách hỗ trợ từ những chủ trương của tỉnh An Giang , Cảng có điều kiện phát triển các cảng biển của tỉnh trở thành trung tâm đầu mối vận chuyển quan trọng của khu vực ĐBSCL. Bên cạnh quản lý, mở rộng đầu tư các cảng hiện có như cảng Mỹ Thới, cảng Bình Long, trong tương lai Công ty cũng sẽ tiếp nhận một số cảng khác trong địa bàn tỉnh như cảng Tân Châu, cảng Châu Đốc…
6.2.2 Chiến lƣợc kinh doanh
Tận dụng, khai thác mọi tiềm năng hiện có của công ty về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, lợi thế thị trường để giữ vững, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển thêm các sản phẩm mới, mở rộng thị trường, đem lại hiệu quả tối đa.
Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề cho người lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu cao của thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, phục vụ cho việc định hướng kinh doanh, phát triển sản xuất của công ty. Từng bước củng cố tổ chức nhân sự, nâng cao bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phù hợp với cơ chế mới;
3Nguồn:
- Công văn số 635/UBND-KT ngày 29/02/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc tạo quỹ đất mở rộng cảng Mỹ Thới .
- Đề cương công tác khảo sát địa hình, lập hồ sơ quy hoạch chi tiết dự án mở rộng Cảng Mỹ Thới – tỉnh An Giang số 28/08/ĐC – TKQH ngày 26/03/2008 của chi nhánh Công ty CP tư vấn XDCT Hàng Hải đã được cảng Mỹ Thới chấp nhận .
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 63
Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ - vốn đã là thế mạnh của mình – Cảng đang tiến hành nghiên cứu để mở rộng cầu cảng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho ĐBSCL. Dự án này nhằm đổi mới công nghệ, xây dựng cầu tàu 10.000 DWT và công nghệ xếp dỡ tiên tiến, nhất là thiết bị xếp dỡ container.
6.2.2.1 Kế hoạch mở rộng cầu cảng
Kế hoạch mở rộng cầu cảng được xây dựng dựa trên Tổng quan về Cảng Mỹ Thới và sự cần thiết phải mở rộng cầu cảng và dự báo khối lượng hàng hóa qua Cảng Mỹ Thới
a. Yếu tố quyết định kế hoạch mở rộng cầu cảng
- Vùng hấp dẫn của cảng
ĐBSCL có diện tích 3,97 triệu ha, chiếm 49% đất trồng lúa cả nước, GDP chiếm 19,3% cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1995 – 2001 đạt 5,3%/ năm, giai đoạn 2001 – 2003 đạt 9,6%, riêng năm 2009 đạt 10% (gần gấp đôi bình quân chung của cả nước). Được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng, ĐBSCL có lợi thế về địa lý đất đai, tài nguyên nước (ngọt, lợ, mặn), rừng và lao động để tiếp tục phát huy vị thế về xuất khẩu, thủy sản và nông sản khác. Vì thế hiện nay, bộ GTVT đã tiến hành mở luồng mới qua kênh Quan Chánh Bố để đón được tàu biển có trọng tải trên 10.000 DWT có thể ra vào khu vực ĐBSCL, thay vì phải chuyển lên cảng TPHCM như hiện nay do cửa Định An hiện nay chỉ dành cho tàu 5.000 – 10.000DWT. Đây được xem là một động lực để khu vực ĐBSCL phát triển vượt bậc, đồng thời trực tiếp gia tăng lợi ích cho Cảng Mỹ Thới.
- Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Mỹ Thới
Theo Quyết định 1024/QĐ-TTg ngày 27/09/2005 của Thủ tướng về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển ĐBSCL, trong đó có cảng Mỹ Thới, đã chỉ ra rằng, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho ĐBSCL là rất lớn, dự kiến năm, năm 2020 là 30-35 triệu tấn. Phần lớn lượng hàng này (khoảng 70%) hiện nay đều phải tiếp chuyển qua đầu mối TPHCM với chi phí tiếp chuyển và phí tổn khác trên đường bình quân khoảng 5 USD/tấn (đường thủy) và khoảng 9 USD/tấn (đường bộ). Đưa hàng trực tiếp bằng tàu biển vào ĐBSCL sẽ tiết kiệm cho xã hội phần lớn chi phí này.