Kế hoạch mở rộng cầu cảng

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần cảng an giang giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 71)

Kế hoạch mở rộng cầu cảng được xây dựng dựa trên Tổng quan về Cảng Mỹ Thới và sự cần thiết phải mở rộng cầu cảng và dự báo khối lượng hàng hóa qua Cảng Mỹ Thới

a. Yếu tố quyết định kế hoạch mở rộng cầu cảng

- Vùng hấp dẫn của cảng

ĐBSCL có diện tích 3,97 triệu ha, chiếm 49% đất trồng lúa cả nước, GDP chiếm 19,3% cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1995 – 2001 đạt 5,3%/ năm, giai đoạn 2001 – 2003 đạt 9,6%, riêng năm 2009 đạt 10% (gần gấp đôi bình quân chung của cả nước). Được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng, ĐBSCL có lợi thế về địa lý đất đai, tài nguyên nước (ngọt, lợ, mặn), rừng và lao động để tiếp tục phát huy vị thế về xuất khẩu, thủy sản và nông sản khác. Vì thế hiện nay, bộ GTVT đã tiến hành mở luồng mới qua kênh Quan Chánh Bố để đón được tàu biển có trọng tải trên 10.000 DWT có thể ra vào khu vực ĐBSCL, thay vì phải chuyển lên cảng TPHCM như hiện nay do cửa Định An hiện nay chỉ dành cho tàu 5.000 – 10.000DWT. Đây được xem là một động lực để khu vực ĐBSCL phát triển vượt bậc, đồng thời trực tiếp gia tăng lợi ích cho Cảng Mỹ Thới.

- Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Mỹ Thới

Theo Quyết định 1024/QĐ-TTg ngày 27/09/2005 của Thủ tướng về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển ĐBSCL, trong đó có cảng Mỹ Thới, đã chỉ ra rằng, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho ĐBSCL là rất lớn, dự kiến năm, năm 2020 là 30-35 triệu tấn. Phần lớn lượng hàng này (khoảng 70%) hiện nay đều phải tiếp chuyển qua đầu mối TPHCM với chi phí tiếp chuyển và phí tổn khác trên đường bình quân khoảng 5 USD/tấn (đường thủy) và khoảng 9 USD/tấn (đường bộ). Đưa hàng trực tiếp bằng tàu biển vào ĐBSCL sẽ tiết kiệm cho xã hội phần lớn chi phí này.

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 64

Cùng với việc mở luồng cho tàu lớn ra vào các cảng trên sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, Bộ GTVT tích cực tìm vị trí mới để xây dựng một cảng biển lớn nằm ngoài cửa Định An, đóng vai trò đầu mối vận chuyển trực tiếp hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của ĐBSCL đi các thị trường xa. Đồng thời, Bộ cũng có kế hoạch cải tạo nâng cấp các cảng hiện có trên sông Hậu (trong đó có Cảng Mỹ Thới – An Giang). Với những chính sách định hướng này, dự báo hàng hóa thông qua cảng biển khu vực này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn tới.

- Đánh giá tiềm năng và năng lực dịch vụ hiện tại của Cảng

Cảng nằm ở phía thượng lưu sông Hậu, tốc độ tăng trưởng hàng hóa qua cảng khoảng 30%/năm. Cảng An Giang là Cảng đầu nguồn sông Mêkông của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi, đồng thời, An Giang có cửa khẩu quốc tế và 03 cửa khẩu quốc gia với nước bạn Campuchia. Do đó, tiềm năng của Cảng còn rất lớn do nguồn hàng hóa từ nước bạn Campuchia quá cảnh tại Cảng khi vận chuyển vào nước thứ ba và ngược lại. Với năng lực dịch vụ của Cảng chỉ có 1 cầu tàu, 5 bến phao và gần 22.000 m2 kho bãi trên diện tích 4,6 ha đất, để đáp ứng nhu cầu hiện tại, cảng đã vượt quá công suất thiết kế.

b. Kế hoạch mở rộng cầu cảng

Địa điểm xây dựng: được xác định nằm trong giới hạn đường bờ và khu đất tiếp giáp thượng lưu khu cảng hiện hữu, có tổng diện tích 8,46 ha, chiều dài đường bờ 373m, đã được UBND tỉnh đồng ý giao để mở rộng quy hoạch theo quyết định số 635/UBND- KT ngày 29/02/2008. Khu đất nằm trên trục quốc lộ 91, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 6km về phía Nam.

Giải pháp công nghệ cảng: Công nghệ khai thác được lựa chọn phù hợp với công nghệ khai thác hàng container và hàng tổng hợp đa năng, trong đó trên bến sử dụng cần trục bánh hơi hoặc cầu bờ lắp khung chạy trên ray sức nâng 40 – 50 tấn, vận chuyển từ bến vào kho, bãi sử dụng ô tô vận tải, đầu kéo rơ mooc 20-40’. Tại bãi, đối với hàng container sử dụng xe nâng RSD 25 tấn, xe nâng Fook Lift chất xếp 4-5 tầng. Với hàng tổng hợp sử dụng cẩu bãi 25 tấn và xe nâng diesel 5-10 tấn, vận chuyển container và hàng hoá khu vực bãi sử dụng ô tô 10-40 tấn, và xe chuyên dùng loại 20 feet, 40 feet. Quy mô đầu tư xây dựng: căn cứ mặt bằng hiện trạng cảng, dự báo hàng hóa qua cảng, kế hoạch đầu tư sơ bộ như sau:

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 65

- Giai đoạn 2010 – 2015: đầu tư mở rộng 1 bến cho tàu 10.000 DWT và khoảng 33.000 m2 đường bãi với công suất khu bến mở rộng khoảng 700.000T/ năm ; nâng tổng công suất cảng lên 2.100.000 tấn/ năm so với 1.400.000 tấn/ năm hiện nay.

- Giai đoạn 2015-2020: đầu tư xây dựng nối thêm 01 cầu tàu về phía thượng lưu dài 160m đảm bảo tiếp nhận 02 tàu có trọng tải 10.000DWT cùng neo đậu; hoàn chỉnh toàn bộ kho bãi trên phạm vi khu đất mở rộng để nâng tổng công suất cảng lên 4- 4,2 triệu tấn/ năm, trong đó container khoảng 130.160 TEUs/năm và khu cảng hiện hữu khoảng 1.500.000 tấn/năm, khu cảng mở rộng khoảng 2.700.000 tấn/ năm. - Các chỉ tiêu quy hoạch chính:

+ Tổng diện tích cấp đất: 12,93 ha

+ Tổng diện tích quy hoạch: 114.726 m2 + Diện tích quy hoạch giai đoạn 1: 84.522 m2 + Diện tích quy hoạch giai đoạn 2: 30.204 m2 + Số lượng bến/ chiều dài bến: 02/226 md

+ Tàu lớn nhất ra vào cảng: 10.000 DWT, LxBxT = 144 x 23,5 x 8,2m + Cao trình mặt bằng cảng: +4,65m (Hải đồ)

- Dự toán vốn:

+ Chi phí về đất : UBND tỉnh giao đất có thu tiền

+ Tổng chi phí xây dựng mới : 250.920.340.000 đồng. Trong đó:

 Chi phí xây dựng : 208.640.080.000 đồng

 Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: 42.280.260.000 đồng - Nguồn vốn đầu tư:

+ Phần chi phí về đất đai: huy động từ nguồn vốn thu được từ phát hành thêm cổ phiếu

+ Phần chi phí xây dựng mới: huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác như kêu gọi đầu tư nước ngoài, đầu tư từ các cổ đông chiến lược…

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần cảng an giang giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 71)